Sương Nguyệt Anh nữ chủ bút đầu tiên của Việt Nam, tờ báo “ Nữ Giới Chung “ là một tờ báo gây được danh tiếng vang dội trong làng báo Sài Gòn khi nó xuất hiện. Vậy Sương Nguyệt Anh là ai? Hãy cùng văn học trẻ đi tìm hiểu về bà nhé!
Tiểu sử
Sương Nguyệt Anh cất tiếng khóc chào đời ngày 1/2/1864, là con gái thứ tư của cụ đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu bà được sinh ra tại An Đức – Ba Tri - Bến Tre. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Khuê( hay Nguyễn Thị Hạnh) Vốn là con gái một nhà nho hay chữ nên bà được cha nuôi dạy rất bài bản cẩn thận , thông thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.
Sóng gió cuộc đời của Sương Nguyệt Anh bắt đầu vào năm 1888 khi bà tròn 24 tuổi, cũng năm đó cha bà mất. Tri phủ Ba Tường mê đắm sắc đẹp của Sương Nguyệt Anh nên đến hỏi bà làm vợ, bị khước từ hắn giở trò đốn mạt “ không ăn được thì đạp đổ” vu khống, hãm hại bà. Để tránh tai bay vạ gió Sương Nguyệt Anh đã di chuyển nơi ở qua nhiều nơi từ Cái Nứa( Mỹ Tho) về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Theo sách” Điển Cổ hạ kim thi tập” của Nguyễn Liên Phong một nhà nho sống cùng thời với Sương Nguyệt Anh thì bà kết hôn với thầy phó Nguyễn Công Tính và sinh hạ được một cô con gái nhỏ đặt tên là Nguyễn Thị Vinh. Nhưng mối duyên của họ bị âm dương chia cắt vào năm con gái bà tròn 2 tuổi. Đau buồn trước cái chết của chồng bà thêm một chữ “ Sương “ vào trước bút hiệu Nguyệt Anh . Sương Nguyệt Anh có nghĩa là Nguyệt Anh góa chồng và thủ tiết thờ chồng nuôi con. Bên cạnh đó bà còn dạy chữ nho cho học trò quanh vùng.
Năm 1917 bà được mới làm chủ bút cho tờ “ Nữ giới chung” một tờ báo đầu tiên về nữ quyền. Tòa soạn của tờ báo này đặt ở số nhà 15 đường Taberd ( nay là đường Nguyễn Du quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ) tờ báo phát hành hàng tuần với các chuyên mục: xã thuyết, gia chánh, học nghề , văn nghệ cùng các trang lời hay ý đẹp. Tuy nhiên chỉ 5 tháng sau khii tờ báo phát hành bọn thực dân Pháp e ngại tầm ảnh hưởng của nó nên đã ra lệnh đóng cửa . Đó là vào khoảng tháng 7 năm 1918 . Họa vô đơn chí cũng trong thời gian này người con gái duy nhất của bà qua đời vì hậu sản. Đau thương chồng chất đau thương khiến cho Sương Nguyệt Anh bị bệnh nặng dẫn đến mù lòa. Bà đã phải sống những năm cuối đời trong cảnh tăm tối. Nhưng Sương Nguyệt Anh vẫn không từ bỏ, bà dạy học, bốc thuốc , làm thơ, cho đến khi trút hơi thơ cuối cùng vào ngày 12 tháng chạp năm Tân Dậu ( tức ngày 9 tháng 1 năm 1922) . Hiện nay mộ phần của bà được nằm ngay cạnh mộ của song thân bà bên khu đền thờ Nguyễn Đình Chiểu
Các tác phẩm của Sương Nguyệt Anh
Thơ chữ Hán:
- Đoan dương tiết cảm (Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên)
- Linh sơn nhất thụ mai
- Một bài thơ tứ tuyệt không rõ tựa trong sách Nam Xuân Thọ
Thơ quốc âm:
- Cây mai (họa thơ ông Bái Liễu)
- Nhân vua Thành Thái vào Nam
- Cái lọng (chùm hai bài tứ tuyệt họa thơ Bảy Nguyện)
- Tiễn ông Trần Khải đi Sa Đéc (Tiễn bạn, Tiễn ông kinh hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc)
- Tiết chẳng dời (Chùm hai bài họa thơ ông Phủ Học)
- Thơ gửi chồng của vợ ông thầy thuốc
- Thưởng Bạch Mai (Thưởng Bạch Mai cảm đề)
- Vịnh ni cô
- Thơ cho con rể góa vợ
- Bài thơ không có tựa, trích trong bài báo Khuyến vụ tàm chức của Sương Nguyệt Anh đăng trên Nữ Giới chung
- Thơ Khai bút (Vị định thảo)
- Thơ khuyến học
- Thơ vịnh
Văn tế
(văn tế chồng làm thầy thuốc bị ăn cướp té sông chết)
Văn báo chí
- Thế lực người đờn bà- Nghĩa nam nữ bình quyền là gì?- Nghĩa tiện tặn- Cách ăn mặc của đờn bà nước ta- Đờn bà không nên chuyên về văn thơ- Bàn về sách dạy đờn bà con gái- Thương nhau xin nhớ lời nhau- Lai Kiễu- Xuất u ư cốc - Thiên du kiểu mộc luận- Nghề làm trà tàu - Thơ văn Bắc kỳ
Một số bài thơ hay của Sương Nguyệt Anh
Vịnh hoa bạch mai trên núi điện Bà Tây Ninh
Non linh đất phước trổ hoa thần,
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân.
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng,
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân.
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh,
Vóc ngọc mình băng bật khói trần.
Sắc nước hương trời nên cảm mến,
Non linh đất phước trổ hoa thần.
Tiễn Trần Khải Sơ tuyển bổ kinh lịch Sa Đéc
Ngày xưa dễ mấy hội tao phùng,
Sa Đéc nay thầy tách cõi đông.
Phong cảnh mặc dầu chia đất khách,
Nắng mưa đâu cũng đội trời chung.
Quê người tạm gởi nhành dương liễu,
Đường hoạn xin tròn phận kiếm cung.
Cái tác râu mày thì phải vậy,
Nặng bằng non Thái, nhẹ bằng lông.
Các nhận định về Sương Nguyệt Anh
Theo giáo sư Trịnh Vân Thanh trong sách, thành ngữ danh nhân tự điển, nhà xuất bản Hồn Thiêng Sài Gòn năm 1966 “Nhắc đến Sương Nguyệt Anh, người ta còn thấy lại nơi bà một tấm gương hoạt động cho phái nữ lưu; người ta không quên một cây bút rắn rỏi đã từng nêu trên tờ Nữ giới chung nhiều vấn đề lý thú về phận sự đàn bà đối với gia đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra khỏi khuê môn để tiếp xúc với văn hóa Âu Tây, bà Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt".
Nhà thơ Nguyễn Liên Phong (tác giả Điếu cổ hạ kim thi tập) đã dành những lời thật xứng đáng khi viết về Sương Nguyệt Anh:
Gương tỏ đời nay trang tiết phụ,
Lâu đài tiếng tốt tạc non sông.
Tiểu sử
Sương Nguyệt Anh cất tiếng khóc chào đời ngày 1/2/1864, là con gái thứ tư của cụ đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu bà được sinh ra tại An Đức – Ba Tri - Bến Tre. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Khuê( hay Nguyễn Thị Hạnh) Vốn là con gái một nhà nho hay chữ nên bà được cha nuôi dạy rất bài bản cẩn thận , thông thạo cả chữ Hán lẫn chữ Nôm.
Sóng gió cuộc đời của Sương Nguyệt Anh bắt đầu vào năm 1888 khi bà tròn 24 tuổi, cũng năm đó cha bà mất. Tri phủ Ba Tường mê đắm sắc đẹp của Sương Nguyệt Anh nên đến hỏi bà làm vợ, bị khước từ hắn giở trò đốn mạt “ không ăn được thì đạp đổ” vu khống, hãm hại bà. Để tránh tai bay vạ gió Sương Nguyệt Anh đã di chuyển nơi ở qua nhiều nơi từ Cái Nứa( Mỹ Tho) về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Theo sách” Điển Cổ hạ kim thi tập” của Nguyễn Liên Phong một nhà nho sống cùng thời với Sương Nguyệt Anh thì bà kết hôn với thầy phó Nguyễn Công Tính và sinh hạ được một cô con gái nhỏ đặt tên là Nguyễn Thị Vinh. Nhưng mối duyên của họ bị âm dương chia cắt vào năm con gái bà tròn 2 tuổi. Đau buồn trước cái chết của chồng bà thêm một chữ “ Sương “ vào trước bút hiệu Nguyệt Anh . Sương Nguyệt Anh có nghĩa là Nguyệt Anh góa chồng và thủ tiết thờ chồng nuôi con. Bên cạnh đó bà còn dạy chữ nho cho học trò quanh vùng.
Năm 1917 bà được mới làm chủ bút cho tờ “ Nữ giới chung” một tờ báo đầu tiên về nữ quyền. Tòa soạn của tờ báo này đặt ở số nhà 15 đường Taberd ( nay là đường Nguyễn Du quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ) tờ báo phát hành hàng tuần với các chuyên mục: xã thuyết, gia chánh, học nghề , văn nghệ cùng các trang lời hay ý đẹp. Tuy nhiên chỉ 5 tháng sau khii tờ báo phát hành bọn thực dân Pháp e ngại tầm ảnh hưởng của nó nên đã ra lệnh đóng cửa . Đó là vào khoảng tháng 7 năm 1918 . Họa vô đơn chí cũng trong thời gian này người con gái duy nhất của bà qua đời vì hậu sản. Đau thương chồng chất đau thương khiến cho Sương Nguyệt Anh bị bệnh nặng dẫn đến mù lòa. Bà đã phải sống những năm cuối đời trong cảnh tăm tối. Nhưng Sương Nguyệt Anh vẫn không từ bỏ, bà dạy học, bốc thuốc , làm thơ, cho đến khi trút hơi thơ cuối cùng vào ngày 12 tháng chạp năm Tân Dậu ( tức ngày 9 tháng 1 năm 1922) . Hiện nay mộ phần của bà được nằm ngay cạnh mộ của song thân bà bên khu đền thờ Nguyễn Đình Chiểu
Các tác phẩm của Sương Nguyệt Anh
Thơ chữ Hán:
- Đoan dương tiết cảm (Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên)
- Linh sơn nhất thụ mai
- Một bài thơ tứ tuyệt không rõ tựa trong sách Nam Xuân Thọ
Thơ quốc âm:
- Cây mai (họa thơ ông Bái Liễu)
- Nhân vua Thành Thái vào Nam
- Cái lọng (chùm hai bài tứ tuyệt họa thơ Bảy Nguyện)
- Tiễn ông Trần Khải đi Sa Đéc (Tiễn bạn, Tiễn ông kinh hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc)
- Tiết chẳng dời (Chùm hai bài họa thơ ông Phủ Học)
- Thơ gửi chồng của vợ ông thầy thuốc
- Thưởng Bạch Mai (Thưởng Bạch Mai cảm đề)
- Vịnh ni cô
- Thơ cho con rể góa vợ
- Bài thơ không có tựa, trích trong bài báo Khuyến vụ tàm chức của Sương Nguyệt Anh đăng trên Nữ Giới chung
- Thơ Khai bút (Vị định thảo)
- Thơ khuyến học
- Thơ vịnh
Văn tế
(văn tế chồng làm thầy thuốc bị ăn cướp té sông chết)
Văn báo chí
- Thế lực người đờn bà- Nghĩa nam nữ bình quyền là gì?- Nghĩa tiện tặn- Cách ăn mặc của đờn bà nước ta- Đờn bà không nên chuyên về văn thơ- Bàn về sách dạy đờn bà con gái- Thương nhau xin nhớ lời nhau- Lai Kiễu- Xuất u ư cốc - Thiên du kiểu mộc luận- Nghề làm trà tàu - Thơ văn Bắc kỳ
Một số bài thơ hay của Sương Nguyệt Anh
Vịnh hoa bạch mai trên núi điện Bà Tây Ninh
Non linh đất phước trổ hoa thần,
Riêng chiếm vườn hồng một cảnh xuân.
Tuyết đượm nhành tiên in sắc trắng,
Sương pha bóng nguyệt ánh màu ngân.
Mây lành gió lạnh nương hơi chánh,
Vóc ngọc mình băng bật khói trần.
Sắc nước hương trời nên cảm mến,
Non linh đất phước trổ hoa thần.
Tiễn Trần Khải Sơ tuyển bổ kinh lịch Sa Đéc
Ngày xưa dễ mấy hội tao phùng,
Sa Đéc nay thầy tách cõi đông.
Phong cảnh mặc dầu chia đất khách,
Nắng mưa đâu cũng đội trời chung.
Quê người tạm gởi nhành dương liễu,
Đường hoạn xin tròn phận kiếm cung.
Cái tác râu mày thì phải vậy,
Nặng bằng non Thái, nhẹ bằng lông.
Các nhận định về Sương Nguyệt Anh
Theo giáo sư Trịnh Vân Thanh trong sách, thành ngữ danh nhân tự điển, nhà xuất bản Hồn Thiêng Sài Gòn năm 1966 “Nhắc đến Sương Nguyệt Anh, người ta còn thấy lại nơi bà một tấm gương hoạt động cho phái nữ lưu; người ta không quên một cây bút rắn rỏi đã từng nêu trên tờ Nữ giới chung nhiều vấn đề lý thú về phận sự đàn bà đối với gia đình và xã hội. Trong buổi giao thời, phụ nữ nước nhà vừa ra khỏi khuê môn để tiếp xúc với văn hóa Âu Tây, bà Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong trên đất Việt".
Nhà thơ Nguyễn Liên Phong (tác giả Điếu cổ hạ kim thi tập) đã dành những lời thật xứng đáng khi viết về Sương Nguyệt Anh:
Gương tỏ đời nay trang tiết phụ,
Lâu đài tiếng tốt tạc non sông.
- Từ khóa
- con gái đồ chiểu nữ chủ bút đầu tiên