Nhà văn Sơn Nam

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 37
Người ta gọi Sơn Nam là Nhà Nam Bộ học vì ông là nhà văn chuyên viết về mảnh đất và con người nơi đây. Hãy cùng“văn học trẻ” tìm hiểu về ông nhé!

Tiểu sử nhà văn Sơn Nam

Sơn Nam cất tiếng khóc chào đời năm 1926 và buông tay lìa đời năm 2008. Trong thời gian tại thế Sơn Nam đã làm qua rất nhiều công việc như: nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà công việc nào cũng gây được tiếng vang và để lại dấu ấn trên văn đàn.

Tên khai sinh của Sơn Nam là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang).


Sơn Nam



Sơn Nam học tiểu học tại Kiên Giang. Khi đến tuổi học trung học ông rời nhà đến Cần Thơ theo học và cũng tại nơi đây ông tham gia hoạt động giành chính quyền, tham gia tích cực trong “ hội văn hóa cứu quốc”. Từ thời điểm này ông lấy bút danh Sơn Nam và gắn bó với bút danh này trong suốt quá trình hoạt động văn học sau này.
Nói đến bút danh Sơn Nam là nói đến kỷ niệm và lòng biết ơn của Sơn Nam dành cho người phụ nữ Khơme đã thương yêu, chăm sóc ông khi còn thơ bé( Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

Từ năm 1955, ông rời Rạch Giá lên Sài Gòn sinh sống. Đây cũng là thời gian ông cộng tác với hàng loạt tờ báo nổi tiếng lúc bấy giờ: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…

Cũng chính vì hoạt động văn học quá sôi nổi mà Sơn Nam bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt giam vào khoảng năm 1960- 1961 và giam giữ tại nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Tất cả các hành động bắt bớ giam cầm đó cũng không khiến Sơn Nam sợ hãi bỏ bút, sau khi ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 2008 sau một thời gian đấu tranh với bệnh tật ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13 tháng 08 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những người yêu mến Sơn Nam có thể ghé thăm khu lưu niệm nhà văn Sơn Nam tại bờ kênh Bảo Định (xã Đạo Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang). Nơi đây được gia đình dùng làm nơi hương khói cho ông.



Sự nghiệp sáng tác của Sơn Nam

Sơn Nam dành cả cuộc đời để viết về Nam Bộ. Vì vậy người ta gọi ông bằng những biệt danh: ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ’, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”. Đây chính là điều tạo nên giá trị rất riêng biệt của Sơn Nam. Các tác phẩm đặc sắc của Sơn Nam gồm có:

• Hương rừng Cà Mau.
• Xóm Bàu Láng
• Lịch sử khẩn hoang Miền Nam.
• Bộ ba tác phẩm: Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa, người Sài Gòn.
• Chuyện xưa tích cũ
• Theo chân người tình và một mảnh tình riêng

Nhận định về Sơn Nam

Nhà văn cùng thời là Bình Nguyên Lộc nhận xét: "Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới buyn-đinh, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Tây Giang, có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết truyện tình chẳng hạn nhưng phải nhìn nhận rằng cái đẹp Sơn Nam bất hủ".



Trong bài viết “Sơn Nam – Nhà Nam Bộ học” (2013), tác giả Huỳnh Công Tín cho rằng: Nhà văn Sơn Nam là người am hiểu nhiều vấn đề Nam Bộ; biết rõ tâm lí, tính cách con người Nam Bộ. Các sáng tác của ông đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu những vấn đề Nam Bộ từ nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, lễ hội, phương ngữ, ngành nghề... Tôi kính trọng nhà văn Sơn Nam không chỉ ở văn nghiệp đồ sộ mà còn ở tính cách con người Nam Bộ bình dị, hòa đồng và tấm lòng biết nâng đỡ thế hệ đi sau

Giải thưởng danh giá
Năm 1999 ông được giải Mai Vàng cho tác phẩm Hương Rừng Cà Mau
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
nhà nam bộ học nhà văn sơn nam ông già nam bộ ông già đi bộ sơn nam
  • Like
Reactions: Viet Phong
1K
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.