Nhà văn Thạch Lam - Cây bút giàu xúc cảm

Nhà văn Thạch Lam - Cây bút giàu xúc cảm

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 19
Nhà văn Thạch Lam – Một cây bút giàu xúc cảm, ông được biết đến là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào giai đoạn những năm 1930 – 1945. Hãy cùng tìm hiểu sơ qua về nhà văn tài ba này.

Thạch Lam.png

Thạch Lam. Ảnh mạng.

Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển về làm báo với 2 người anh trai. Những buổi đầu, nhà văn Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của văn đoàn này. Đến năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về truyện ngắn, không có cốt truyện nhưng giàu chất thơ. Ông sống tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng giàu hy sinh.

Các tác phẩm nổi tiếng của Thạch Lam:
  • Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937)
  • Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938)
  • Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939)
  • Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941)
  • Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1942)
  • Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943)
  • Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940)
Một số nhận định về Thạch Lam và tác phẩm của ông:

1. Nhà văn Vũ Ngọc Phan:
"Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy...''

2. GS. Phạm Thế Ngũ:
"Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội...Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông... "

3. GS. Phong Lê:
"Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương: "Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn".
Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó, các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này.
Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của người nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi"
 
Từ khóa
thach lam van 11
764
2
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top