Mấy ngày nay, gió bấc thổi về. Trời buốt lạnh. Nhiệt độ vùng núi cao tít tận Hà Giang, Sa Pa, Mẫu Sơn xuống thấp nhưng quê tôi, nắng chan hoà. Tôi gửi chút nắng phương Nam cho miền quê biên giới ấy làn hơi ấm xua tan đi cái lạnh mùa đông! Món quà tinh thần động viên, chia sẻ nỗi vất vả, gian truân với người lính nơi miền xa xôi ấy đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thân yêu.
Người lính thời bình
Mùa đông mới thấu nỗi nhọc nhằn của những người nơi tuyến đầu chống dịch Covid - 19 lúc sáng sớm với đêm đã về khuya. Cái lạnh cũng không cản nổi sức mạnh bền dai và ý chí quyết tâm mà tổ quốc trao cho các anh. Tôi thương các anh với bước chân đi không biết mỏi giữa núi rừng biên cương, giữ bình yên cho đất nước. Ôi! Các anh, những người lính “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Các anh như khúc tráng ca khải hoàn dân tộc.
Thời bình rồi mà đất nước vẫn chưa lúc nào lặng bão táp phong ba của thiên nhiên và nhiều hiểm nguy khác. Chiến tranh đã lùi xa nhưng các anh còn gian nan nhiều lắm. Mỗi ngày qua đi đọng lại nhiều điều quý giá cho mai sau mà các anh đang phải đương đầu. Bao nhiêu quả núi, thung sâu các anh đã qua để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Bao nhiêu cánh rừng, rồi thác ghềnh cheo leo bước chân nào anh không tới. Bàn chân chai sần những lúc trèo non khi đêm ập xuống mà sao ngăn cản, khuất phục cho các anh chùn bước. Tay vững vàng cây súng canh giữ biên cương mang lại giấc ngủ ngon cho toàn dân tộc say giấc nồng nơi hậu phương. Mắt sáng ngời làm nhiệm vụ tới sáng tinh khôi khi bình minh thức giấc mới trở về, ai đong đếm được sự vất vả chồng chất gian nan? Vậy thôi cũng đã khắc họa được hình ảnh của các anh trong bức tranh toàn cảnh mà cha ông cũng đã từng một thời như thế, mang về nhiều mùa xuân tươi đẹp cho quê hương. Ôi! Người chiến sĩ áo xanh!
(Tuần tra - Văn Học Trẻ - Ảnh internet)
Và cựu chiến binh thời bình là thế!
Bước chân không biết mỏi phải kể đến những cựu chiến binh. Thời gian để cựu chiến binh tìm đồng đội cũ là chặng đường gian nan hơn tất cả. Bước chân “rắn như thép, vững như đồng” ngày nào lại đi trên con đường bạn mình bị lạc lối nơi nao thì thật đáng khâm phục. Dẫu cho giọt mồ hôi có lã chã phải rơi, mặc cho muỗi, vắt rừng đeo bám nhưng lòng quyết tâm tìm bằng được bạn mình còn mãnh liệt hơn rất nhiều.
Tiếng gọi bạn giữa rừng trên cao nguyên lộng gió sao thương quá đi thôi. Tiếng gọi chạm vào những ai cùng đi tìm mới biết tình đồng chí thời chiến tranh sâu nặng biết nhường nào! “Đồng đội ơi…A7 ơi…chúng mày có nghe tao gọi không…? Trời ơi! Đâu cả rồi, dậy đi! Đất nước giải phóng rồi!” Tiếng gọi vọng vang đến khản giọng như thế mà mấy ai nghe được? Xót thương!
(Tìm đồng đội - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm mạng)
Và cảm động hơn nữa khi tìm thấy bạn rồi chợt giọt nước mắt thảng nhiên rơi. Nước mắt đàn ông chực rơi thì mới biết cảm xúc mạnh cỡ nào. Bình thường đố ai thấy được giọt nước mắt của đấng mày râu dù bất cứ nơi nào, nhất là những người lính. Nhưng gặp hoàn cảnh như rày thì họ thật sự yếu đuối vô cùng. Vâng! Họ như vậy đấy. Chiến tranh! Lằn ranh sinh tử. Các anh không bao giờ đổ lệ, bởi nước mắt rơi trong hoàn cảnh chiến tranh là thiếu sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Đồng đội ngã xuống họ phải nuốt nước mắt vào tim để trả thù cho bạn. Nén kìm ngăn giọt lệ chờ chiến thắng trở về. Nhìn ảnh hình đồng đội cũ năm xưa ôm hũ tro cốt đồng đội đã hi sinh trong lồng ngực mà nghẹn ngào, xúc động. Gọi tên bạn trong tiếc thương, đắng nghẹn. Vĩ đại quá đi thôi!
Hai thế hệ một khúc ca
Cuộc chiến tranh khép vào quá khứ. Công nghệ thông tin hiện đại là nhịp cầu cho người lính trở về từ chiến trường nối sợi dây quá khứ, ôn lại kỉ niệm bằng những cuộc gặp gỡ, tri ân của Đảng và Nhà nước. Và facebook, zalo...đã cho kết nối nhân chứng lịch sử qua những cuộc trò chuyện bổ ích mang nhiều ý nghĩa, khiêm nhường đầy tính cách và việc làm của người lính. Họ chẳng mong muốn điều gì hơn bằng cụm từ “cảm ơn Đảng và nhân dân”.
Dịch bệnh covid-19 đã làm cho cuộc sống bị đảo lộn, ai cũng phải sống chậm lại và luôn nghĩ tới những nhọc nhằn và vất vả của những chiến binh tuyến đầu chống dịch. Ta cũng không quên những cống hiến của những người đã ngã xuống cho đất nước yên an. Giọt mồ hôi, giọt máu đào rơi làm xanh lại biên cương đầy gió lạnh, làm ấm lòng trời lộng gió Tây Nguyên, thêm niềm tin để mẹ Việt Nam gặp lại con mình trở về yên nghỉ nơi quê hương yêu dấu thanh bình. Có nhiệm vụ nào mà người lính chẳng trải qua. Có gian khổ nào người lính không gánh chịu. Và có hạnh phúc với mùa xuân nào mà người lính được hưởng đầu tiên?
Mùa đông biên cương tận tít phía bắc kia và mùa khô Tây Nguyên lộng gió tiếp sức cho các anh nỗ lực hơn trong nhiệm vụ của mình “mãi mãi lòng chúng ta/Ca bài ca người lính/Mãi mãi lòng chúng ta/Vẫn hát khúc quân hành ca/” lồng trong gió lạnh đêm đông.
Bài của Phùng Văn Định
Người lính thời bình
Mùa đông mới thấu nỗi nhọc nhằn của những người nơi tuyến đầu chống dịch Covid - 19 lúc sáng sớm với đêm đã về khuya. Cái lạnh cũng không cản nổi sức mạnh bền dai và ý chí quyết tâm mà tổ quốc trao cho các anh. Tôi thương các anh với bước chân đi không biết mỏi giữa núi rừng biên cương, giữ bình yên cho đất nước. Ôi! Các anh, những người lính “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Các anh như khúc tráng ca khải hoàn dân tộc.
Thời bình rồi mà đất nước vẫn chưa lúc nào lặng bão táp phong ba của thiên nhiên và nhiều hiểm nguy khác. Chiến tranh đã lùi xa nhưng các anh còn gian nan nhiều lắm. Mỗi ngày qua đi đọng lại nhiều điều quý giá cho mai sau mà các anh đang phải đương đầu. Bao nhiêu quả núi, thung sâu các anh đã qua để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân dân. Bao nhiêu cánh rừng, rồi thác ghềnh cheo leo bước chân nào anh không tới. Bàn chân chai sần những lúc trèo non khi đêm ập xuống mà sao ngăn cản, khuất phục cho các anh chùn bước. Tay vững vàng cây súng canh giữ biên cương mang lại giấc ngủ ngon cho toàn dân tộc say giấc nồng nơi hậu phương. Mắt sáng ngời làm nhiệm vụ tới sáng tinh khôi khi bình minh thức giấc mới trở về, ai đong đếm được sự vất vả chồng chất gian nan? Vậy thôi cũng đã khắc họa được hình ảnh của các anh trong bức tranh toàn cảnh mà cha ông cũng đã từng một thời như thế, mang về nhiều mùa xuân tươi đẹp cho quê hương. Ôi! Người chiến sĩ áo xanh!
(Tuần tra - Văn Học Trẻ - Ảnh internet)
Và cựu chiến binh thời bình là thế!
Bước chân không biết mỏi phải kể đến những cựu chiến binh. Thời gian để cựu chiến binh tìm đồng đội cũ là chặng đường gian nan hơn tất cả. Bước chân “rắn như thép, vững như đồng” ngày nào lại đi trên con đường bạn mình bị lạc lối nơi nao thì thật đáng khâm phục. Dẫu cho giọt mồ hôi có lã chã phải rơi, mặc cho muỗi, vắt rừng đeo bám nhưng lòng quyết tâm tìm bằng được bạn mình còn mãnh liệt hơn rất nhiều.
Tiếng gọi bạn giữa rừng trên cao nguyên lộng gió sao thương quá đi thôi. Tiếng gọi chạm vào những ai cùng đi tìm mới biết tình đồng chí thời chiến tranh sâu nặng biết nhường nào! “Đồng đội ơi…A7 ơi…chúng mày có nghe tao gọi không…? Trời ơi! Đâu cả rồi, dậy đi! Đất nước giải phóng rồi!” Tiếng gọi vọng vang đến khản giọng như thế mà mấy ai nghe được? Xót thương!
(Tìm đồng đội - Văn Học Trẻ - Ảnh sưu tầm mạng)
Và cảm động hơn nữa khi tìm thấy bạn rồi chợt giọt nước mắt thảng nhiên rơi. Nước mắt đàn ông chực rơi thì mới biết cảm xúc mạnh cỡ nào. Bình thường đố ai thấy được giọt nước mắt của đấng mày râu dù bất cứ nơi nào, nhất là những người lính. Nhưng gặp hoàn cảnh như rày thì họ thật sự yếu đuối vô cùng. Vâng! Họ như vậy đấy. Chiến tranh! Lằn ranh sinh tử. Các anh không bao giờ đổ lệ, bởi nước mắt rơi trong hoàn cảnh chiến tranh là thiếu sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Đồng đội ngã xuống họ phải nuốt nước mắt vào tim để trả thù cho bạn. Nén kìm ngăn giọt lệ chờ chiến thắng trở về. Nhìn ảnh hình đồng đội cũ năm xưa ôm hũ tro cốt đồng đội đã hi sinh trong lồng ngực mà nghẹn ngào, xúc động. Gọi tên bạn trong tiếc thương, đắng nghẹn. Vĩ đại quá đi thôi!
Hai thế hệ một khúc ca
Cuộc chiến tranh khép vào quá khứ. Công nghệ thông tin hiện đại là nhịp cầu cho người lính trở về từ chiến trường nối sợi dây quá khứ, ôn lại kỉ niệm bằng những cuộc gặp gỡ, tri ân của Đảng và Nhà nước. Và facebook, zalo...đã cho kết nối nhân chứng lịch sử qua những cuộc trò chuyện bổ ích mang nhiều ý nghĩa, khiêm nhường đầy tính cách và việc làm của người lính. Họ chẳng mong muốn điều gì hơn bằng cụm từ “cảm ơn Đảng và nhân dân”.
Dịch bệnh covid-19 đã làm cho cuộc sống bị đảo lộn, ai cũng phải sống chậm lại và luôn nghĩ tới những nhọc nhằn và vất vả của những chiến binh tuyến đầu chống dịch. Ta cũng không quên những cống hiến của những người đã ngã xuống cho đất nước yên an. Giọt mồ hôi, giọt máu đào rơi làm xanh lại biên cương đầy gió lạnh, làm ấm lòng trời lộng gió Tây Nguyên, thêm niềm tin để mẹ Việt Nam gặp lại con mình trở về yên nghỉ nơi quê hương yêu dấu thanh bình. Có nhiệm vụ nào mà người lính chẳng trải qua. Có gian khổ nào người lính không gánh chịu. Và có hạnh phúc với mùa xuân nào mà người lính được hưởng đầu tiên?
Mùa đông biên cương tận tít phía bắc kia và mùa khô Tây Nguyên lộng gió tiếp sức cho các anh nỗ lực hơn trong nhiệm vụ của mình “mãi mãi lòng chúng ta/Ca bài ca người lính/Mãi mãi lòng chúng ta/Vẫn hát khúc quân hành ca/” lồng trong gió lạnh đêm đông.
Bài của Phùng Văn Định
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- người lính tổ quốc đồng đội