Nhận định hay về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

Nhận định hay về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 33 đến từ Nam Định
Tổng hợp những Nhận định hay về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy sẽ giúp cho các bạn khi làm bài văn nghị luận văn học, phân tích thơ được thêm phần sâu sắc và nâng điểm số khi chèn những dòng nhận định cực đỉnh này vào trong bài viết của bạn.

I. Nhận định hay về Tố Hữu​

1: " Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu" (Hoài Thanh)

2. “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.” (Đặng Thai Mai - Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959)

3. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự. (Xuân Diệu-"Tố Hữu với chúng tôi")

4. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

5. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên-"Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

6. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
(Chuyện thơ, 1978, Hòai Thanh)

7. "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng. Đọc ông trong bất cứ hoàn cảnh và tâm trạng nào, ta cũng thấy phấn chấn, náo nức như đi trẩy hội. Đến đâu cũng nghe vang tiếng trống, tiếng kèn. Mà thơ ông đâu chỉ có trống phách linh đình như một đám rước, ông còn bắn cả 21 phát đại bác vang trời. Cho đến nay, chỉ có ông là nhà thơ Việt Nam duy nhất đã bắn đại bác “ trang trọng như thế."
Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa)

8. Trên bầu trời của văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu cho thơ ca cách mạng. (Mai Hương)

9. Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.
… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.
(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

11. “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh” (Hoài Thanh)

12. “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay nhỏ đều là để nói cho hết cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” – Chế Lan Viên.

II. Nhận định hay về bài thơ Từ ấy – Tố Hữu​

Điều hấp dẫn mà ta cần đề cập ở đây chính là lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản. Có thể thấy trong “Từ ấy” đã tìm và thấy được lý tưởng cách mạng, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập thơ. Lý tưởng cách mạng đã dậy ta lòng yêu thương và căm thù giặc. Ngay từ đầu tập thơ đã thấy được tình yêu thương vô hạn của Tố Hữu với quần chúng lao khổ. Nội dung trong tập “ Từ ấy” là nội dung trực tiếp. Ông đề cập tới nhiều vấn đề của xã hội: Cuộc đời những em bé mồ côi ăn xin, chị vú em cam chịu, lão đày tớ nhẫn nhục chịu đựng... đây là cuộc đời của nhưng người dân mất nước, họ đã phải chịu kiếp sống nô lệ, lầm than. Với Tố Hữu, trước hết lý tưởng cách mạng đã thay đổi cả nhân sinh quan và thế giới quan.

1. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.
(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

2 [Mở rộng: Từ ấy có liên quan gì tới Thơ Mới hay không?]

“Thơ mới mang nặng thế giới của giai cấp tư sản… thơ Tố Hữu đứng về một phía thế giới quan của giai cấp vô sản tức là đối lập với thế giới quan của giai cấp tư sản” (Nhà phê bình Hồ Ngọc Hương trong bài viết “Thơ Tố Hữu với phong trào “thơ mới” đã khẳng định Từ ấy không thể thoát thai trong dòng thơ lãng mạn tiêu cực.)

“Nên xét thơ Tố Hữu như một thực thể động” của Huỳnh Lý cũng cho rằng: “Trong Từ ấy còn rơi rớt tư tưởng tiểu tư sản… Phong trào Thơ Mới không thể đẻ nổi ra Từ ấy nhưng Từ ấy có dùng những thành tựu của Thơ Mới, có khi dùng cả cái không đắt nữa, những cái dở Từ ấy bỏ dần, cái hay Từ ấy luyện thêm mãi, đem phần sáng tạo của mình vào, đưa thơ lên trình độ là công cụ biểu hiện tư duy và tình cảm cách mạng”

Trong khi đó Xuân Diệu lại viết: “Nếu ta tìm hiểu cho sâu sắc hơn nữa sự cấu tạo, sự kết thành của thơ Tố Hữu trước cách mạng, có lẽ ta có thể mạnh dạn giải thích rằng, trên nét lớn, thơ Tố Hữu trước cách mạng tức là sự thoát thai từ phòng trào Thơ Mới kết hợp với tinh thần, với tư tưởng cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công nhân đưa đến”.

Trong bài phê bình “Từ ấy với phong trào Thơ Mới” của Lê Đình Kị, tác giả không đồng tình ý kiến của Xuân Diệu cho rằng “Từ ấy thoát thai từ phong trào Thơ Mới”. Ông khẳng định “Thơ Tố Hữu chính đã thoát thai từ phong trào cách mạng, trong hình thức thơ mới, kết hợp với phong cách lãng mạn đương thời trong phần lành mạnh của nó”. Lê Đình Kị đồng tình với quan điểm của Phan Cự Đệ khi cho rằng Từ ấy có hình thức Thơ Mới khi “phần nào tiếp thu những thủ đoạn nghệ thuật, ngôn ngữ của Thơ Mới”, cả thể thơ Tố Hữu hay dùng trong Từ ấy cũng là thể loại hay dùng trong Thơ Mới như thơ 7 chữ, 8 chữ. Mặt khác, nhà nghiên cứu cho rằng “Tố Hữu đã sử dụng rộng rãi hình thức Thơ Mới… biến thơ mới thành là của mình, in dấu vết của tài năng và cá tính mình vào, góp phần làm phong phú thêm Thơ Mới”.

Lê Đình Kị cũng không đồng tình với ý kiến của Phan Cự Đệ bằng một hệ thống lí luận Macxit rất khoa học. Nếu Phan Cự Đệ đồng nhất thế giới quan với phong cách nghệ thuật, thế giới quan quyết định phong cách nhà văn tức thế giới quan cách mạng thì nhà văn ấy phải có phong cách cách mạng, không thể có phong cách lãng mạn được. Nhà nghiên cứu phản hồi rằng “Sự thống nhất về thế giới quan đưa đến ở họ sự gần gũi về phong cách ở vài khía cạnh nhất định, nhưng đồng thời vẫn có rất nhiều khác biệt, mỗi người đều có phong cách của mình”. Với ý kiến “không thể có một phong cách lãng mạn chung cho các nhà thơ lãng mạn tiêu cực và lãng mạn cách mạng” thì tác giả phản bác “Lãng mạn không thể hiểu như là một phong cách mà là một phương pháp nghệ thuật… từ một phương pháp “lãng mạn” có thể đẻ ra rất nhiều phong cách… Lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực là hai khuynh hướng cùng thuộc chung một phạm trù văn học là chủ nghĩa lãng mạn…Từ ấy nếu là lãng mạn thì đó là lãng mạn cách mạng, là một bộ phận khăng khít của hiện thực xã hội chủ nghĩa”.

Để chứng minh thơ Tố Hữu có phong cách lãng mạn cách mạng, Lê Đình Kị xem xét Từ ấy ở các phương diện sau:

- Thứ nhất là, cảm hứng lãng mạn của cái “Tôi” trữ tình ngoài bản sắc riêng của Tố Hữu vẫn gắn với thơ mới lãng mạn đương thời ở “cảm hứng trữ tình, tưởng tượng, cảm giác, hệ thống hình tượng, nhạc điệu…” .

- Thứ hai là, chủ đề, đề tài giang hồ, kĩ nữ, thiên nhiên… của Từ ấy cũng rất quen thuộc trong Thơ Mới.

- Thứ ba là, lối dùng “cảm giác” để thể hiện tình cảm. Như trong bài thơ “Tranh đấu” Tố Hữu đã dùng đến các giác quan thính giác và xúc giác để thể hiện lòng căm hờn của mình.

- Thứ tư là, giống như Xuân Diệu, nhà phê bình Lê Đình Kị cũng thấy trong Từ ấy của Tố Hữu có tính cá thể hóa nghĩa là tự biểu hiện, tự ca hát. Tố Hữu lấy cái tôi cá nhân cá thể của mình quy chiếu và chiếm lĩnh vạn vật. Tuy nhiên, tác giả bài phê bình còn thấy rằng “Ở Tố Hữu mặt yếu của nó là trong lúc tự biểu hiện, nhà thơ khi cần thiết để cái tôi của mình lấn át tất cả… thành thử khác với trong Việt Bắc, quần chúng trong Từ ấy thiếu thịt xương, thiếu cái cá thể nóng hổi của cuộc sống.

(Tổng hợp nhiều nguồn)​
Xem thêm:
Baivanhay Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ qua bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Soạn văn Tìm hiểu bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Bài thơ Từ ấy là một minh chứng cho nhận định Tố Hữu là nhà thơ của vạn nhà
 
Từ khóa
lời tựa tập thơ máu và hoa lý tưởng cách mạng nhận định hay về bài thơ từ ấy nhận định hay về tố hữu phong cách dân tộc ở tố hữu sức mạnh của thơ tố hữu thơ tố hữu từ ấy với phong trào thơ mới
19K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top