"Nhà trong phố" - cuộc thi viết theo chủ đề do Diễn đàn Văn học trẻ tổ chức từ ngày 3/10 đến hết 31/10/2021 diễn ra ngay sau cuộc thi viết chủ đề "Nhà".
Cuộc thi có 25 tác phẩm dự thi, trong đó có 11 truyện ngắn, 7 tản văn và 7 tác phẩm thơ. So với sự sôi động của cuộc thi trước đó, có lẽ phần vì đề tài thu hẹp, cuộc thi lần này chưa thực sự được quan tâm từ các tác giả gửi bài.
Tuy vậy, vẫn có nhiều tác phẩm hay, gây tranh cãi nhất là hai truyện ngắn "Lão bồ câu khu nhà thờ' của Minh Phong và "Chiếc vòng tầm gửi" - Kì Phong, BGK đã phải tạo vòng bầu chọn phiếu ngoài để có nhiều đánh giá công bằng cho 2 tác phẩm, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả là một màu sắc không trộn lẫn.
Trong cuộc thi cũng xuất hiện nhiều cây bút trẻ tiềm năng như: Hải Anh, Trà My, Híp, Huyền Lam, Thiên Phong, Vii, Thanh Mai, Thanh Trà... Cám ơn tất cả tác giả đã tham gia cuộc thi.
Sau đây là phần nhận xét từ BTC:
Tưởng rằng sẽ gặp được hình ảnh đánh ghen hôm trước bên phố xá sầm uất, thế mà người đưa tin chỉ chăm chăm một điều.
“Gia đình là gì?”
Ô hay, gia đình chẳng phải là nơi có bố, mẹ, con cái hay sao? Người ta lẩm bẩm, thế mà người viết báo bắt đầu lú lẫn rồi đấy phỏng? Nhưng điều bất ngờ đằng sau, thế mà người viết ấy lại cứ nằng nặc khẳng định:
Cuối cùng đưa ra thông điệp “gia đình là gì”: “Gia đình là nơi hạnh phúc, chẳng phải đơn giản để điền một tờ đơn kết tóc mà vội vã ruồng bỏ nhau sau bàn ly hôn,”- khi tình trạng li hôn của các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều thì câu chuyện này có lẽ trở thành quen thuộc tới mức không có chút lạ lẫm nào với mọi người. Khi mà người ta nhìn thấy quá nhiều, tức câu chuyện không mới, thì tác giả buộc phải dùng từ ngữ, góc nhìn “lạ” hơn để viết về câu chuyện. Trà My có vài chi tiết về điểm nhìn tốt như: đứng bên khu li hôn, nhìn sang bên kết hôn, ngày lành…
Tuy nhiên thông điệp “khi nào nên kết hôn” đưa ra ngay sau đó thì chưa đủ sâu sắc. Cảm giác của người phụ nữ đứng trước tờ giấy li hôn là gì? Có thể là nhẹ nhõm giải thoát, có thể là buồn đau, …chẳng ai biết được. Cái mà người ta cần hiểu trước khi kết hôn đó là: trách nhiệm. Trách nhiệm của người làm chồng/làm vợ, trách nhiệm người làm cha mẹ, trách nhiệm chăm lo gia đình, nuôi con cái lớn khôn, đủ đầy, trách nhiệm với cha mẹ, họ hàng đôi bên, trách nhiệm với xã hội …
Nhưng có vài chỗ viết cũng chưa được chăm chút như câu:
“khi đứa con nằm trên mặt đất, thứ mà người ta gọi là bồ, con giáp thứ 13 bò dậy khóc hu hu”
Kết cấu giấc mơ cần chìm hẳn vào giấc mơ, hòa mình vào trong kỉ niệm, bạn viết “tôi mơ màng ngủ lúc nào không hay để phân tách hiện thực với quá khứ ngày xưa, nhưng lại xen quá nhiều lời bình khiến truyện của bạn giống như tản văn, nương theo dòng chảy kí ức để nói lên cảm xúc hiện tại.
Có phải là tại khoảng cách của chúng ta ngày càng xa hơn không?
Liệu con tôi có chơi thân với anh chị nó như chúng tôi ngày xưa không?
Hãy để những kỉ niệm của bạn bay nhảy như tách biệt với hiện tại tù túng, chật hẹp, gò bó này để khi thức tỉnh, với món ăn vụng về của chồng ở hiện tại, nhận ra rằng: quá khứ hồn nhiên và đẹp đẽ đáng quý nhưng càng nên trân quý hiện tại, cố gắng tạo ra tuổi thơ đẹp cho các con của mình. Giá như thay vì nhân vật/ tác giả tự mình nói ra những nuối tiếc, những chiêm nghiệm, hãy dùng những sự kiện, tình tiết, đối đáp của truyện ngắn để người đọc nhận ra sẽ tốt hơn.
Vài chỗ sai chính tả: xa với => xa vời, cái hủ => cái hũ, cứ thể đi => cứ thế đi
Cám ơn vì câu chuyện hiện thực nhưng có chút ấm áp, lồng nhiều giá trị cuộc sống xưa – nay vào trong tác phẩm và mong ước kế thừa, gìn giữ vẻ đẹp quê hương cho thế hệ sau rất đáng trân trọng.
Khi mọi người chìm vào những âm mưu, đi theo bước chân nhân vật để tìm hiểu dòng chữ trên mảnh giấy thực sự là gì, thì đột nhiên nhân vật tỉnh giấc, người đọc mới vỡ òa, thì ra đó mới là mơ, và khi nhặt lại mảnh giấy lặp lại ở đầu, ta mới nhận ra đó là một điều “từng trải” (DejaVu). Và từ đó, bạn đọc tò mò xem không biết thực sự mọi chuyện có lặp lại như thế, âm mưu khủng bố nào được che giấu phía sau? Do vậy, truyện ngắn này, thay vì nói truyện ngắn, ta càng thấy giống một chương đầu của một cuốn truyện trinh thám dài tập hơn (nhận thấy qua sự “nhá hàng” từ tác giả: Nhưng Bi Tròn không hề lầm, thằng ranh con mà hắn nghĩ đó chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt rắc rối sau này cho cả hắn và tổ chức. Cũng chính sau này, Bi Tròn bị Lão Đại “thưởng nóng” vì những chuyện xảy ra tối hôm nay – đây mới chính là thứ kéo độc giả tiếp tục chờ đợi xem một chàng trai bình thường, ngủ tới trưa và theo đuổi tình yêu dễ gặp thấy ngoài kia, sẽ đối đầu với cả một băng đảng và vạch trần âm mưu như thế nào).
Hiện nay, số người chuyên tâm với đề tài trinh thám thật hiếm hoi, những sáng tác vốn đã ít ỏi, chất lượng nghệ thuật lại chưa cao thật khó lòng có thể cạnh tranh với dòng văn học trinh thám được dịch từ nước ngoài. Do vậy, “Ảo” mang tới sự hoài vọng về một thế hệ cầm bút mới ở Việt Nam trong dòng truyện trinh thám có thể cạnh tranh lại với những best seller truyện dịch.
Đây là câu chuyện cảm động, khiến mỗi chúng ta nghẹn ngào trước cảnh người đàn ông chăm con gái ốm đau một mình, dịch bệnh càng khiến nghèo khó càng thêm khó. Căn nhà nát, hoang vắng như “nhà ma”, bữa cơm phải bòn từng bữa, vậy mà người bố vẫn cố gắng dành dụm mua cho con gái bánh táo, vòng tay dù có phải nhịn ăn, cô bé hiểu chuyện sớm... những chi tiết ấy qua ngòi bút sắc sảo của Kì Phong khiến cho bất cứ ai cũng phải rưng rưng xúc động. Cảnh cuối, khi bố mẹ tới tìm, khiến tôi cảm giác như đó là ánh sáng soi rọi xuống cuộc đời của người đàn ông khổ sở kia. Phải chăng tác giả muốn nói cha mẹ là ánh sáng cứu vớt cuộc đời con hay muốn cuộc sống của hai cha con đáng thương kia đã đủ khổ rồi, không cần chịu khổ thêm nữa? Đây là một dụng ý tốt, nhưng cá nhân tôi thấy nó cần có gì đó khác biệt trong cảm xúc ở cuộc gặp giữa bố mẹ với người con trai, đứa cháu không khỏe mạnh sống khổ sở trong căn nhà nát sau bao năm không trở về, thay vì nụ cười trách móc nhẹ nhàng như mới xa nhau một tháng.
Truyện phản ánh những vấn đề khá nhức nhối của thời đại, của con người hiện nay: máy bay đi mất 2 tiếng, bay mất 15 phút nhưng chẳng thể gặp nhau, con chim thì do giới hạn loài, còn con người, ngăn cách bởi thế giới “ảo”, công việc, chiếc điện thoại….
BTC nêu ra một số đánh giá không qua chỉnh sửa để các tác giả có cái nhìn chân thực hơn về nhận xét của giám khảo khách mời và quy trình làm việc của BTC, không hề có sự riêng tư chủ quan phiến diện nào. Các tác giả có thể hoàn toàn yên tâm. Tại cuộc thi này, hai tác phẩm có chất lượng tốt nhất và gây tranh cãi nhất là "Lão bồ câu khu nhà thờ" và "Chiếc vòng tầm gửi" do vậy chúng tôi chỉ lấy đánh giá hai tác phẩm này (ở cuộc thi khác có thể nhiều hơn). Ở đây là một số ý kiến, số phiếu bình chọn dành cho "Lão bồ câu khu nhà thờ" - Minh Phong có nhỉnh hơn chút, và theo như trả lời, hai tác phẩm là hai màu sắc riêng không hề thua kém nhau, "văn mình vợ người", có lẽ do gu bạn đọc quyết định nên chúng tôi nhất trí sử dụng kết quả theo phiếu bầu.
Thỉnh thoảng tác giả cũng có những đoạn miêu tả nội tâm rất đắt giá. Tuy nhiên tôi mong chờ bạn bứt phá ở những câu hội thoại nhiều hơn, lời thoại phải diễn giải khá nhiều. Cần thiết đối đáp từ 2 phía, sự nhận thức từ chính con người quan trọng hơn nhiều sự tác động bên ngoài. Tác giả rất tiềm năng. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Văn học trẻ.
Đôi chỗ lẫn lộn nhân vật : “Căn phòng của Huy nhỏ hơn rất nhiều so với những căn phòng ở tầng dưới và chỉ rộng tầm 12 mét vuông.” (căn nhà của Hoàng )
“Vị đắng ngăm ngăm” – ngăm ngăm không dùng cho miêu tả vị.
Truyện này Cỏ hướng tới cách viết "đời" hơn nhưng do miêu tả quá lãng mạn và uyển chuyển nên đoạn cãi nhau với An chưa có sức bật, truyện êm đềm.
Mày thì biết cái gì, lo mà làm bài đi không lại đúp lớp năm. Cả gia phả nhà mình chưa có tiền lệ đúp tiểu học đâu. Anh mày đang vận dụng hết vốn liếng toán học chín năm để chia chỗ này ra thành đồ ăn cho ba ngày đấy.
Câu chuyện chủ yếu xoay quanh căn nhà hẹp ở chung cư đợi chờ, hoàn cảnh đặc biệt: 2 đứa nhỏ mất mẹ, bố phục vụ trong quân đội, vắng nhà thường xuyên để hỗ trợ vùng dịch. Trong hoàn cảnh ấy, những đứa trẻ (nhất là người anh trai), dường như lớn sớm hơn tuổi, lo việc gia đình gọn gang đâu ra đấy, dù đối thoại vui vẻ nhưng vẫn khiến người ta cảm thấy có gì đó xót xa. Người lính ra tiền tuyến biết bao vất vả không nói, người ở hậu phương đợi chờ âm thầm còn thầm lặng hơn. Tuy giá trị sau cùng của câu chuyện này không cao, nhưng chọn điểm nhìn phù hợp, cách viết tốt, vừa đáng yêu, vui vẻ cũng đủ xúc động, phản ánh chân thực cuộc sống của một lớp “người nhà bộ đội. Cám ơn Híp vì câu chuyện này.
Sai chính tả: nội bất suất (xuất).
Lỗi diễn đạt “một cái tin nhắn cộc lốc nhưng lại nóng ruột cồn cào biết bao”, “quyên sinh”; sự miêu tả tâm lí chậm, khá kĩ càng (tốt) nhưng phù hợp với truyện dài nhiều hơn, câu chuyện cần gãy gọn hơn để chuyển tải tốt nhất nội dung cốt truyện này.
BGK Đánh giá cao tư duy phát triển cốt truyện của bạn, có ý nghĩa xã hội.
Xanh trong phố, có lẽ muốn nói về mầm non dù ở nơi cằn cỗi vẫn vươn lên xanh tốt làm đẹp cho đời. Tuy nhiên, bối cảnh viết không rõ ràng với khung cảnh phố, chủ yếu tuyến sự nghiệp của nhân vật ở ngoại thành theo các công trình xây dựng. Tiêu đề do vậy “xanh trong phố” thường khiến người ta liên tưởng tới cây xanh, tới việc bảo vệ môi trường – sự thiếu hụt trong thành phố hơn nhiều so với con người, ở bài này, không phản ánh được sự gắn kết tiêu đề với nội dung nhiều.
Mong rằng bạn sẽ mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong đại dịch này và sớm được đoàn tụ với gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn an. Trân quý!
Có một số đoạn văn tôi thấy nó không được logic và có tính liên kết cho lắm, đọc lại tôi thấy nó có tính hài hước đến ngô nghê nhiều hơn. Ví dụ:
“Tôi nhớ có một lần, tôi đi chăn bò. Vừa mới dắt ra, tôi đã bị con bò đạp phải. Mẹ tôi sợ đến mất hồn. Thế là từ đó, tôi không bao giờ chăn bò nữa.”
“Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh ấy. Mẹ tôi không biết đi xe nhưng mẹ đã vì tôi mà đi bất cứ nơi đâu. Tôi thương mẹ lắm.”
Mong bạn sẽ khắc phục những lỗi này để những tác phẩm sau tác phẩm hoàn chỉnh, có chất văn chương hơn. Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi. Chúc bạn luôn an!
Thỉnh thoảng bạn cũng âm thầm gửi gắm những thông điệp vào trong bài viết của mình như: “Con người phi thường lắm! Tuy không phi thường về sức mạnh những chúng ta sở hữu một tâm hồn. Hãy sửa soạn làm sao để không cần khoác lên mình lớp áo giáp dày, ta vẫn vững tin và mạnh mẽ và kiên cường và quyết tâm sống một đời không vô cảm.”
Dù kết quả cuộc thi này như thế nào tôi cũng chúc mừng ban vò được sống trong một đại gia đình đầy tình yêu thương, quan tâm chăm sóc dành cho nhau.
“Em còn tiêu diệt Co Vi (covid)
Trả bình yên cho đất nước
Mang tình thương về muôn lối
Trước mùa đông rét lạnh căm.”
Đây là khổ thơ rất đẹp, không chỉ thể hiện mong ước của riêng mình mà của bao người trong đó. Hơn tất cả, chúng ta luôn mong đại dịch Covid toàn cầu sớm được tiêu diệt để cuộc sống của người dân được trở lại bình thường, không còn cảnh đau thương tang tóc nữa. Cảm ơn tác giả vì một bài thơ rất hay.
“Đất toác chân chim, phù sa dành cho cỏ dại”, “bầu trời như nở căng nứt vỏ”, “vã vào ngực gió” “Phần phật giấc mơ, phần phật phận đời”…
Tuy nhiên về vần điệu thì còn gây hạn chế với người đọc. Ví dụ như câu:
“Ngày Ngày dời quê tìm tới miền đất hứa
Cánh đồng không còn thơm lúa non hương sữa “”
Toàn bộ bài thơ cũng chưa sát với chủ đề của cuộc thi “nhà trong phố”. Xin cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của chị. Chúc chị nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Bài thơ “Gói mùa” của tác giả Vũ Thúy là một bài thơ đẹp. Tuy nhiên nó lại không có yếu tố “nhà trong phố” để xét giải ở cuộc thi này. Cảm ơn tác giả đã gửi bài dự thi.
Bài thơ “Rồi sẽ có một ngày” của tác giả Dâu Tây là một bài thơ với những câu từ đẹp và xúc động dẫu có mang một nỗi buồn man mác. Sự tha thiết của một người con gái đã trải qua những mất mát, đau thương, lối cũ bị lãng quên giữa dòng người hối hả, cô gái ấy như một kẻ lãng du bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời
“Yêu thương bỗng hóa thành nỗi đau,
lặng câm giữa hai hàm răng cắn chặt
Xót xa tủi hờn nhức mãi tâm can.”
Đến ngay cả “sự bình yên” cũng khiến cô chối từ thì còn gì để đau hơn nữa:
“Những vết thương sẽ tự bật tung lên mà tứa máu
Giọt nước mắt dẫu thi nhau xoay tròn trong gió xé
Nhưng có hề gì khi tâm hồn đã rũ mục, buông lơi.”
Tôi thích cách tác giả lặp lại điệp từ “rồi sẽ có một ngày” trong cả bài thơ. Tôi cũng cảm nhận rõ sự chông chênh trong tâm hồn cô gái ấy lúc này. Thật may mắn vì cuối cùng cô gái ấy cũng mạnh mẽ để bước về phía trước và “”học lại cách yêu thương. Mong cô gái trong bài thơ luôn được bình an suốt phần đời còn lại. Cảm ơn tác giả vì một bài thơ hay. Trân quý!
Thứ nhất: Mốc thời gian mà tác giả đưa ra trong bài khiến bài viết trở nên hơi vô lý “chỉ còn 4 tiếng đồng hồ quý giá của ngày cuối cùng để tất cả người dân Sài Thành bước vào giờ phút thiêng liêng mà xưa nay hiếm gặp”. Nếu chỉ còn 4h nữa là đến giờ giãn cách thì người con không thể còn đủ thời gian để viết thư cho ba mẹ mình được, thay vào đó con người ta sẽ phải vội vàng để chuẩn bị mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong thời gian giãn cách của mình. Vẫn biết rằng đây là một tình huống giả định tuy nhiên dù là giả định cũng cần phải chú ý tới tính logic của văn bản. Và cũng trong câu văn này của tác giả thì tôi thấy rằng tác giả dùng từ “thiêng liêng” trong trường hợp này là chưa phù hợp.
Thứ hai là các câu văn của tác giả thiếu tính kết nối khiến cho các câu chuyện mà cô gái kể với ba mẹ và em mình trở nên rời rạc thiếu sức lôi cuốn với bạn đọc .
Admin
Thy Việt
Cuộc thi có 25 tác phẩm dự thi, trong đó có 11 truyện ngắn, 7 tản văn và 7 tác phẩm thơ. So với sự sôi động của cuộc thi trước đó, có lẽ phần vì đề tài thu hẹp, cuộc thi lần này chưa thực sự được quan tâm từ các tác giả gửi bài.
Tuy vậy, vẫn có nhiều tác phẩm hay, gây tranh cãi nhất là hai truyện ngắn "Lão bồ câu khu nhà thờ' của Minh Phong và "Chiếc vòng tầm gửi" - Kì Phong, BGK đã phải tạo vòng bầu chọn phiếu ngoài để có nhiều đánh giá công bằng cho 2 tác phẩm, mỗi tác phẩm, mỗi tác giả là một màu sắc không trộn lẫn.
Trong cuộc thi cũng xuất hiện nhiều cây bút trẻ tiềm năng như: Hải Anh, Trà My, Híp, Huyền Lam, Thiên Phong, Vii, Thanh Mai, Thanh Trà... Cám ơn tất cả tác giả đã tham gia cuộc thi.
1/ Tạp chí gia đình – Trà My
Đây là một câu chuyện lấy cảm xúc từ sự kiện có thật trong cuộc sống, My đã viết ra tác phẩm dựa trên sự kiện ấy. Câu văn dùng tốt, nhiều chỗ khá cứng tay như:Tưởng rằng sẽ gặp được hình ảnh đánh ghen hôm trước bên phố xá sầm uất, thế mà người đưa tin chỉ chăm chăm một điều.
“Gia đình là gì?”
Ô hay, gia đình chẳng phải là nơi có bố, mẹ, con cái hay sao? Người ta lẩm bẩm, thế mà người viết báo bắt đầu lú lẫn rồi đấy phỏng? Nhưng điều bất ngờ đằng sau, thế mà người viết ấy lại cứ nằng nặc khẳng định:
Cuối cùng đưa ra thông điệp “gia đình là gì”: “Gia đình là nơi hạnh phúc, chẳng phải đơn giản để điền một tờ đơn kết tóc mà vội vã ruồng bỏ nhau sau bàn ly hôn,”- khi tình trạng li hôn của các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều thì câu chuyện này có lẽ trở thành quen thuộc tới mức không có chút lạ lẫm nào với mọi người. Khi mà người ta nhìn thấy quá nhiều, tức câu chuyện không mới, thì tác giả buộc phải dùng từ ngữ, góc nhìn “lạ” hơn để viết về câu chuyện. Trà My có vài chi tiết về điểm nhìn tốt như: đứng bên khu li hôn, nhìn sang bên kết hôn, ngày lành…
Tuy nhiên thông điệp “khi nào nên kết hôn” đưa ra ngay sau đó thì chưa đủ sâu sắc. Cảm giác của người phụ nữ đứng trước tờ giấy li hôn là gì? Có thể là nhẹ nhõm giải thoát, có thể là buồn đau, …chẳng ai biết được. Cái mà người ta cần hiểu trước khi kết hôn đó là: trách nhiệm. Trách nhiệm của người làm chồng/làm vợ, trách nhiệm người làm cha mẹ, trách nhiệm chăm lo gia đình, nuôi con cái lớn khôn, đủ đầy, trách nhiệm với cha mẹ, họ hàng đôi bên, trách nhiệm với xã hội …
Nhưng có vài chỗ viết cũng chưa được chăm chút như câu:
“khi đứa con nằm trên mặt đất, thứ mà người ta gọi là bồ, con giáp thứ 13 bò dậy khóc hu hu”
2/ Chiều tuổi thơ – Thiên Phong
Truyện ngắn của bạn, giống như lời tâm sự chân tình của tác giả, tôi thích nhất câu viết cuối cùng: Tôi nói với hắn điều đó, hắn nhắc lại với tôi rằng, ngày đó có lần hắn từng tắm mưa trên đường đi học về cùng tôi. >> Giữa hiện thực có chút chán chường, một người phụ nữ đã không còn trẻ để mơ mộng, không đủ lớn để bình tâm trước hiện thực, có gì đó vừa luyến tiếc quá khứ thanh xuân lại phải cứng cỏi để nuôi con. Không mỹ hóa cá nhân và gia đình, nhân vật hiện lên chân thực, đời thường: ông chồng cũng không phải giỏi giang tầm cỡ gì, nhưng biết nấu món ăn cho vợ - dù nhầm đường thành muối, đứa con thì nghiện điện thoại – hiện tại đứa trẻ con nào cũng mắc căn bệnh này, người vợ cũng đủ buồn chán, đau đầu với đủ việc trong những ngày giãn cách…. Hiện trạng này quen thuộc với chúng ta biết bao. Nhờ có câu cuối ấy, đột nhiên câu chuyện có thêm chút lãng mạn. Thì ra chúng ta cũng từng ở quá khứ của nhau. Thì ra ai cũng đã có một thời hồn nhiên như vậy. Tôi như thế, bạn cũng thế. Lớn rồi, tất cả lại chẳng còn được tự tại.Kết cấu giấc mơ cần chìm hẳn vào giấc mơ, hòa mình vào trong kỉ niệm, bạn viết “tôi mơ màng ngủ lúc nào không hay để phân tách hiện thực với quá khứ ngày xưa, nhưng lại xen quá nhiều lời bình khiến truyện của bạn giống như tản văn, nương theo dòng chảy kí ức để nói lên cảm xúc hiện tại.
Có phải là tại khoảng cách của chúng ta ngày càng xa hơn không?
Liệu con tôi có chơi thân với anh chị nó như chúng tôi ngày xưa không?
Hãy để những kỉ niệm của bạn bay nhảy như tách biệt với hiện tại tù túng, chật hẹp, gò bó này để khi thức tỉnh, với món ăn vụng về của chồng ở hiện tại, nhận ra rằng: quá khứ hồn nhiên và đẹp đẽ đáng quý nhưng càng nên trân quý hiện tại, cố gắng tạo ra tuổi thơ đẹp cho các con của mình. Giá như thay vì nhân vật/ tác giả tự mình nói ra những nuối tiếc, những chiêm nghiệm, hãy dùng những sự kiện, tình tiết, đối đáp của truyện ngắn để người đọc nhận ra sẽ tốt hơn.
Vài chỗ sai chính tả: xa với => xa vời, cái hủ => cái hũ, cứ thể đi => cứ thế đi
Cám ơn vì câu chuyện hiện thực nhưng có chút ấm áp, lồng nhiều giá trị cuộc sống xưa – nay vào trong tác phẩm và mong ước kế thừa, gìn giữ vẻ đẹp quê hương cho thế hệ sau rất đáng trân trọng.
3/ Ảo – Kì Phong
“Ảo” được viết theo phong cách giấc mơ báo trước (DejaVu), dễ dàng nhận thấy ở chi tiết lúc đầu – mảnh giấy mà nhân vật nhặt được “T9 – Mắt cú”, với tính tò mò vốn có của nhân vật trong truyện trinh thám, thúc giục anh ta theo đuổi những bí mật đằng sau con chữ đơn giản mà chẳng ai thèm ngó ngàng tới.Khi mọi người chìm vào những âm mưu, đi theo bước chân nhân vật để tìm hiểu dòng chữ trên mảnh giấy thực sự là gì, thì đột nhiên nhân vật tỉnh giấc, người đọc mới vỡ òa, thì ra đó mới là mơ, và khi nhặt lại mảnh giấy lặp lại ở đầu, ta mới nhận ra đó là một điều “từng trải” (DejaVu). Và từ đó, bạn đọc tò mò xem không biết thực sự mọi chuyện có lặp lại như thế, âm mưu khủng bố nào được che giấu phía sau? Do vậy, truyện ngắn này, thay vì nói truyện ngắn, ta càng thấy giống một chương đầu của một cuốn truyện trinh thám dài tập hơn (nhận thấy qua sự “nhá hàng” từ tác giả: Nhưng Bi Tròn không hề lầm, thằng ranh con mà hắn nghĩ đó chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt rắc rối sau này cho cả hắn và tổ chức. Cũng chính sau này, Bi Tròn bị Lão Đại “thưởng nóng” vì những chuyện xảy ra tối hôm nay – đây mới chính là thứ kéo độc giả tiếp tục chờ đợi xem một chàng trai bình thường, ngủ tới trưa và theo đuổi tình yêu dễ gặp thấy ngoài kia, sẽ đối đầu với cả một băng đảng và vạch trần âm mưu như thế nào).
Hiện nay, số người chuyên tâm với đề tài trinh thám thật hiếm hoi, những sáng tác vốn đã ít ỏi, chất lượng nghệ thuật lại chưa cao thật khó lòng có thể cạnh tranh với dòng văn học trinh thám được dịch từ nước ngoài. Do vậy, “Ảo” mang tới sự hoài vọng về một thế hệ cầm bút mới ở Việt Nam trong dòng truyện trinh thám có thể cạnh tranh lại với những best seller truyện dịch.
4/ Chiếc vòng tầm gửi – Kì Phong
Đầu câu chuyện đã nhắc tới căn nhà ma, và thêm tiêu đề “chiếc vòng tầm gửi” – khiến nhiều người trông đợi câu chuyện chứa yếu tố linh hồn nhiều – Kì Phong sử dụng biểu tượng chiếc vòng “tầm gửi” với ý định gửi gắm tình cảm của người cha với đứa con gái, là tình yêu vào chiếc vòng (dễ nhầm tưởng với chiếc vòng – vật trung gian kí gửi linh hồn vào bên trong khi kết hợp căn nhà ma). Sau đó, bạn đọc lại chìm đắm trong câu chuyện đời vô cùng chân thực, hoàn cảnh của người lao động , lớp dân đen đúng nghĩa.Đây là câu chuyện cảm động, khiến mỗi chúng ta nghẹn ngào trước cảnh người đàn ông chăm con gái ốm đau một mình, dịch bệnh càng khiến nghèo khó càng thêm khó. Căn nhà nát, hoang vắng như “nhà ma”, bữa cơm phải bòn từng bữa, vậy mà người bố vẫn cố gắng dành dụm mua cho con gái bánh táo, vòng tay dù có phải nhịn ăn, cô bé hiểu chuyện sớm... những chi tiết ấy qua ngòi bút sắc sảo của Kì Phong khiến cho bất cứ ai cũng phải rưng rưng xúc động. Cảnh cuối, khi bố mẹ tới tìm, khiến tôi cảm giác như đó là ánh sáng soi rọi xuống cuộc đời của người đàn ông khổ sở kia. Phải chăng tác giả muốn nói cha mẹ là ánh sáng cứu vớt cuộc đời con hay muốn cuộc sống của hai cha con đáng thương kia đã đủ khổ rồi, không cần chịu khổ thêm nữa? Đây là một dụng ý tốt, nhưng cá nhân tôi thấy nó cần có gì đó khác biệt trong cảm xúc ở cuộc gặp giữa bố mẹ với người con trai, đứa cháu không khỏe mạnh sống khổ sở trong căn nhà nát sau bao năm không trở về, thay vì nụ cười trách móc nhẹ nhàng như mới xa nhau một tháng.
5/ Lão bồ câu khu nhà thờ - Minh Phong
Dùng góc nhìn loài vật để nói chuyện con người. Tác phẩm mang âm hưởng truyện ngắn nước ngoài khá rõ nét từ tên nhân vật, hình ảnh giáo sư già cô đơn khoác chiếc áo măng tô (ở Việt Nam thường quen thuộc với tầng lớp nông dân), và nhà thờ. Truyện cho chúng ta thấy về một thế hệ người mới ở Việt Nam, trên đà phát triển kinh tế, hội nhập văn hóa phương Tây, những người trẻ bận rộn với công việc, bận rộn với danh vọng mà “bỏ quên” đấng sinh thành cô đơn ở quê nhà. Bạn đọc cũng thấy rõ ràng cảnh quan đô thị trong tác phẩm: đẹp đẽ, phát triển nhưng có chút cô đơn, con người xa cách nhau về tình cảm, còn loài vật xa cách nhau vì con người. Báo động thầm kín về sự phát triển quá nhanh của con người mà tàn phá thiên nhiên, phá bỏ tình cảm gắn kết gia đình. Liệu đó có phải là văn minh đô thị? Vì bệnh dịch Covid, có người buồn vì công việc, buồn vì miếng ăn còn những con vật, chúng có nỗi buồn về tìm đồng loại, sợ hãi người thân thiết phải mất đi hơn bất cứ điều gì. Một góc phố nhỏ (khu nhà thờ - có phần lãng mạn, cổ kính, hòa hợp một cách kì lạ với chim bồ câu, ông giáo sư già), một cuộc kì ngộ không đáng kể, qua ngòi bút của Minh Phong đã truyền tải nhiều thông điệp tới bạn đọc một cách đáng yêu nhất là lời thoại giữa hai con vật, điều này khiến vấn đề được tiếp nhận một cách nhẹ nhàng.Truyện phản ánh những vấn đề khá nhức nhối của thời đại, của con người hiện nay: máy bay đi mất 2 tiếng, bay mất 15 phút nhưng chẳng thể gặp nhau, con chim thì do giới hạn loài, còn con người, ngăn cách bởi thế giới “ảo”, công việc, chiếc điện thoại….
Một số ý kiến phản hồi của khách mời được chọn (khách mời có tác giả trẻ, học sinh chuyên Văn, giáo viên và nhà phê bình)
BTC nêu ra một số đánh giá không qua chỉnh sửa để các tác giả có cái nhìn chân thực hơn về nhận xét của giám khảo khách mời và quy trình làm việc của BTC, không hề có sự riêng tư chủ quan phiến diện nào. Các tác giả có thể hoàn toàn yên tâm. Tại cuộc thi này, hai tác phẩm có chất lượng tốt nhất và gây tranh cãi nhất là "Lão bồ câu khu nhà thờ" và "Chiếc vòng tầm gửi" do vậy chúng tôi chỉ lấy đánh giá hai tác phẩm này (ở cuộc thi khác có thể nhiều hơn). Ở đây là một số ý kiến, số phiếu bình chọn dành cho "Lão bồ câu khu nhà thờ" - Minh Phong có nhỉnh hơn chút, và theo như trả lời, hai tác phẩm là hai màu sắc riêng không hề thua kém nhau, "văn mình vợ người", có lẽ do gu bạn đọc quyết định nên chúng tôi nhất trí sử dụng kết quả theo phiếu bầu.
6/ Ô cửa sổ trên căn gác xép - Huyền Lam
Truyện ngắn của Huyền Lam mang một màu sắc man mác buồn trong đó nhưng vô cùng có ý nghĩa: khi cánh cửa đóng lại thế giới ồn ã cũng bị tách biệt nhưng điều vui vẻ, tươi tắn của cuộc sống cũng bị ngăn cách. Cần học cách chấp nhận cả những điều xấu xí thì mới cảm nhận được sự tốt đẹp của cuộc đời này. Hình ảnh cánh cửa sổ, cây đàn rất có ý nghĩa biểu tượng. Cốt truyện tuy không có nội dung cao trào gây kịch tính trong những diễn biến mà nhân vật Hoàng phải trải qua, nhưng lối viết chân thực, giản dị dễ đi vào lòng người. Có lẽ nhân vật Hoàng là một điển hình cho những chàng trai sau những thất bại, những vấp ngã đầu đời khó có thể đứng dậy vào bước tiếp về phía trước một cách vui vẻ và tràn đầy niềm tin. Thay vì thế, họ chọn vùi mình vào bóng tối để gặm nhấm thất bại của chính mình, họ bị vấn đề “cơm áo gạo tiền” và cái “tôi cá nhân” chi phối mà quên đi những đam mê tưởng như sẽ gắn bó cả đời. Tôi không cổ súy, nhưng tôi đồng cảm với những gì mà nhân vật Hoàng đã và đang trải qua.Thỉnh thoảng tác giả cũng có những đoạn miêu tả nội tâm rất đắt giá. Tuy nhiên tôi mong chờ bạn bứt phá ở những câu hội thoại nhiều hơn, lời thoại phải diễn giải khá nhiều. Cần thiết đối đáp từ 2 phía, sự nhận thức từ chính con người quan trọng hơn nhiều sự tác động bên ngoài. Tác giả rất tiềm năng. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Văn học trẻ.
Đôi chỗ lẫn lộn nhân vật : “Căn phòng của Huy nhỏ hơn rất nhiều so với những căn phòng ở tầng dưới và chỉ rộng tầm 12 mét vuông.” (căn nhà của Hoàng )
“Vị đắng ngăm ngăm” – ngăm ngăm không dùng cho miêu tả vị.
7/ Về thu xếp lại - Cỏ phong sương
Trở lại với truyện ngắn “Về thu xếp lại”, Cỏ Phong Sương mang gợi lên cho người đọc sự day dứt và ám ảnh. Cái chết của An khiến Minh dằn vặt suốt cả một thời gian dài, cố nén cảm giác tội lỗi, Minh bươn chải nuôi mấy đứa con. Rồi khi dịch tới, cuộc sống lại thêm khó khăn hơn. Không riêng gì gia đình Minh, bất kỳ ai cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tuy vậy, tác giả vẫn thắp lên trong truyện những nguồn ánh sáng của niềm hy vọng: con trai Minh là Bình ra tuyến đầu hỗ trợ chống dịch, ông Tổ trưởng hỗ trợ cuộc sống của người dân trong xóm. Dù đứa con đi lòng người làm cha đầy lo lắng, không thể nào yên, nhưng Minh vẫn để con trai đi, tôn trọng con. Tình yêu, sự lo lắng cho đứa con cao hơn tất cả, để sau bao nhiêu năm, Minh mới dám viết một lá thư cho người vợ quá cố. “Về thu xếp lại” – thu hết cả những nỗi niềm gửi tới người vợ quá cố phải chăng là tư tưởng chính của tác giả gửi gắm xuyên suốt truyện ngắn này?Truyện này Cỏ hướng tới cách viết "đời" hơn nhưng do miêu tả quá lãng mạn và uyển chuyển nên đoạn cãi nhau với An chưa có sức bật, truyện êm đềm.
8/ Khu phố đợi chờ – Híp bốn mắt
Đề tài, điểm nhìn Híp chọn rất tốt. Xây dựng nhân vật cũng rõ ràng, chi tiết được chọn lựa để làm nổi bật tính cách nhân vật và hoàn cảnh thú vị: người anh trai phân chia đồ ăn được phát sao cho gọn gàng, hợp lí, đủ khẩu phần cần thiết. Đối thoại dễ thương, nhất là câu:Mày thì biết cái gì, lo mà làm bài đi không lại đúp lớp năm. Cả gia phả nhà mình chưa có tiền lệ đúp tiểu học đâu. Anh mày đang vận dụng hết vốn liếng toán học chín năm để chia chỗ này ra thành đồ ăn cho ba ngày đấy.
Câu chuyện chủ yếu xoay quanh căn nhà hẹp ở chung cư đợi chờ, hoàn cảnh đặc biệt: 2 đứa nhỏ mất mẹ, bố phục vụ trong quân đội, vắng nhà thường xuyên để hỗ trợ vùng dịch. Trong hoàn cảnh ấy, những đứa trẻ (nhất là người anh trai), dường như lớn sớm hơn tuổi, lo việc gia đình gọn gang đâu ra đấy, dù đối thoại vui vẻ nhưng vẫn khiến người ta cảm thấy có gì đó xót xa. Người lính ra tiền tuyến biết bao vất vả không nói, người ở hậu phương đợi chờ âm thầm còn thầm lặng hơn. Tuy giá trị sau cùng của câu chuyện này không cao, nhưng chọn điểm nhìn phù hợp, cách viết tốt, vừa đáng yêu, vui vẻ cũng đủ xúc động, phản ánh chân thực cuộc sống của một lớp “người nhà bộ đội. Cám ơn Híp vì câu chuyện này.
Sai chính tả: nội bất suất (xuất).
9/ Mộng - Mèo mướp
Viết khá lôi cuốn người đọc để cùng với nhân vật tìm ra lí do mất trí nhớ, đoạn trí nhớ mất đi có gì xảy ra, có thể là 1 cú sốc lớn với nhân vật, hoặc một âm mưu (khả năng này cao hơn do sự mập mờ né tránh của tất cả mọi người xung quanh Long). Thường với lối viết này người đọc sẽ mong chờ ở cú plot phía sau sau khi đã mong chờ đi tìm kiếm theo từng con chữ. Đây là một truyện khá tốt, truyền tải thông điệp về những đứa trẻ ở độ mới lớn nhưng lại lạc lõng trong gia đình mình. Chúng phản kháng, giãy giụa nhưng không được quan tâm, tìm tới cái chết ở tuổi còn trẻ. Giới trẻ hiện nay, hiện tượng này đáng báo động. Nhiều người, trong đó có cả tôi, đều không hiểu được tại sao nhiều bạn trẻ có thể yếu mềm tới vậy, nhưng giống như sức khỏe cơ thể, có người sinh ra khỏe mạnh, có người yếu ớt, thì sức khỏe tâm thần cũng thế, có người khỏe mạnh, có người yếu đuối, chúng ta không ở hoàn cảnh, không ở trạng thái của họ, khó lòng phán xét. Tuy nhiên, như đã nói ở lúc đầu, phần viết đầu khá tốt, thu hút, bạn đọc mong chờ khá nhiều nên ở phía sau, độ hấp dẫn không được duy trì, cũng không hề có cú đột phá nào khiến bạn đọc hơi hẫng. Một mở đầu kiểu truy tìm thế này cũng cần có phần phát triển, kết thúc tương xứng với nó.Lỗi diễn đạt “một cái tin nhắn cộc lốc nhưng lại nóng ruột cồn cào biết bao”, “quyên sinh”; sự miêu tả tâm lí chậm, khá kĩ càng (tốt) nhưng phù hợp với truyện dài nhiều hơn, câu chuyện cần gãy gọn hơn để chuyển tải tốt nhất nội dung cốt truyện này.
BGK Đánh giá cao tư duy phát triển cốt truyện của bạn, có ý nghĩa xã hội.
10/ Xanh trong phố - Bala111
Câu chuyện về sự nỗ lực vươn lên của con người. Nhiều người có thể có xuất phát thấp từ cơ thể, gia cảnh, học lực, nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó, lương thiện, sẽ có cái kết ấm áp cho tất cả mọi người.Xanh trong phố, có lẽ muốn nói về mầm non dù ở nơi cằn cỗi vẫn vươn lên xanh tốt làm đẹp cho đời. Tuy nhiên, bối cảnh viết không rõ ràng với khung cảnh phố, chủ yếu tuyến sự nghiệp của nhân vật ở ngoại thành theo các công trình xây dựng. Tiêu đề do vậy “xanh trong phố” thường khiến người ta liên tưởng tới cây xanh, tới việc bảo vệ môi trường – sự thiếu hụt trong thành phố hơn nhiều so với con người, ở bài này, không phản ánh được sự gắn kết tiêu đề với nội dung nhiều.
11/ Góc nhà – Vii
“Góc nhà” của tác giả An Vii là một tác phẩm đầy xúc động. Mỗi mảnh ghép là mỗi khoảng lặng trong những tổn thương mà nhân vật Ny cùng gia đình đã phải trải qua khi ba Ny ham rượu chè mà quên mất nhiệm vụ của một trụ cột gia đình. Không những thế, ông còn thường buông những lời mắng nhiếc chửi rủa vợ con mỗi lần say rượu, khiến cả gia đình lúc nào cũng sống trong cảnh “nơm nớp lo sợ” ông “nổi trận lôi đình”. Mỗi lần đọc lại câu “vết thương ngoài ra, đau rồi có thể liền lại. Chứ những vết thương tận sâu trong lòng, lấy gì để mà chắp và đây?”,là lòng tôi lại đau nhói, đến nghẹn ngào. Cảm ơn tác giả với một tác phẩm hay.12/ Bức thư tình thân - Hải Anh Boo
Đây là một bức thư rất xúc động mà tác giả đã viết gửi cho bỗ mẹ mình trong những ngày ở trong khu cách ly dịch bệnh. Bằng nhưng lời văn gần gũi và chứa chan tình cảm, tác giả đã khéo léo cho độc giả thấy được những yêu thương mà bố mẹ đã dành cho mình qua những kỉ niệm thời thơ bé cho đến tận bây giờ. Chắc hẳn rằng khi đọc lá thư này của bạn, bố mẹ sẽ rất xúc động và hạnh phúc vô vờ.Mong rằng bạn sẽ mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong đại dịch này và sớm được đoàn tụ với gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn an. Trân quý!
13/ Mọi cố gắng sẽ được đền đáp - Thu Hạnh
Bài dự thi “ Mọi cố gắng sẽ được đền đáp” của tác giả Thu Hạnh là một bài tản văn với những chiêm nghiệm cuộc sống thật đáng quý và lạc quan. Lối hành văn nhẹ nhàng của Thu Hạnh đã thuyết phục tôi. Điểm cộng của Thu Hạnh là những bức hình minh họa bạn tự vẽ rất dễ thương, thu hút. Chúc mừng bạn với một bài dự thi hay. Mong bạn luôn đồng hành cùng Văn học trẻ trong thời gian tới.14/ Tuổi thơ tôi – Minh Thịnh
Bài dự thi “tuổi thơ tôi” của tác giả Minh Thịnh là cả một bầu trời tuổi thơ rất trong sáng mà tác giả gửi gắm vào trang văn. Tuy nhiên do tác giả sử dụng văn nói nhiều, các câu chuyện kể có phần lan man mang tính chất liệt kê gây hạn chế khi tiếp cận đối với độc giả. Hi vọng với góp ý nho nhỏ này Minh Thịnh sẽ viết hay hơn trong tương lai. Cảm ơn bài dự thi của bạn.15/ Ký ức ngày xưa - Nguyễn Thị Yến Ngọc
Tác phẩm “ký ức ngày xưa” của tác giả Nguyễn Thị Yến Ngọc có nội dung viết về những kỷ niệm mà tác giả đã gắn bó với tuổi thơ. Tuy nhiên tiêu đề tôi không thấy được hợp lý cho lắm. Theo tôi bạn có thể sửa lại là “miền ký ức”” hoặc “”ngày xưa ơi”” sẽ hợp lý hơn.Có một số đoạn văn tôi thấy nó không được logic và có tính liên kết cho lắm, đọc lại tôi thấy nó có tính hài hước đến ngô nghê nhiều hơn. Ví dụ:
“Tôi nhớ có một lần, tôi đi chăn bò. Vừa mới dắt ra, tôi đã bị con bò đạp phải. Mẹ tôi sợ đến mất hồn. Thế là từ đó, tôi không bao giờ chăn bò nữa.”
“Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh ấy. Mẹ tôi không biết đi xe nhưng mẹ đã vì tôi mà đi bất cứ nơi đâu. Tôi thương mẹ lắm.”
Mong bạn sẽ khắc phục những lỗi này để những tác phẩm sau tác phẩm hoàn chỉnh, có chất văn chương hơn. Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi. Chúc bạn luôn an!
16/ Nhà mình - Nguyễn Hoàng Thanh Mai
Bài dự thi “nhà mình” của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh Mai là một bài viết đầy cảm xúc với lối viết văn tình cảm nhẹ nhàng. Tôi rất thích đoạn văn giàu hình ảnh này của bạn: “Tiếng cửa cuốn chậm rãi trong màn đêm tĩnh lặng chầm chậm cuộn tròn. Chỉ có bà mình ra đón với sự niềm nở trên môi và cả trên khóe mắt. Các mảng tường đang rộ lên những vết ẩm mốc, trông tựa như những mảng hoa văn xen kẽ xanh lam, xanh dương rồi lại đỏ. Đôi khi là cảm xúc cũng có năng lực chi phối cảnh vật xung quanh.”Thỉnh thoảng bạn cũng âm thầm gửi gắm những thông điệp vào trong bài viết của mình như: “Con người phi thường lắm! Tuy không phi thường về sức mạnh những chúng ta sở hữu một tâm hồn. Hãy sửa soạn làm sao để không cần khoác lên mình lớp áo giáp dày, ta vẫn vững tin và mạnh mẽ và kiên cường và quyết tâm sống một đời không vô cảm.”
Dù kết quả cuộc thi này như thế nào tôi cũng chúc mừng ban vò được sống trong một đại gia đình đầy tình yêu thương, quan tâm chăm sóc dành cho nhau.
17/ Vị ngọt từ tình thương - Hoàng Thanh Trà
Bài dự thi “vị ngọt của tình thương” của tác giả Hoàng Thanh Trà là bài tản văn ghi lại những cảm xúc của tác giả với quán phở bác Siêu. Tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh một người chủ quán với “nụ cười hiền hậu, dễ gần, dù trên gương mặt không giấu nổi những nét khó nhọc, vất vả của thời gian” và những nghĩa cử cao đẹp, thấm đẫm tình người mà bác đã làm để truyền cảm hứng tới mọi người ngay trong những thời điểm khó khăn của đại dịch. Cảm xúc của bạn dành cho bác Siêu và quán phở là thứ mà chúng tôi trân trọng. Tuy nhiên tôi có một góp ý nho nhỏ dành cho Thanh Trà. Đôi khi bạn viết những câu văn có vẻ hơi quá lời, ví dụ như “tuy thiếu thốn về vật chất nhưng giàu có về tinh thần thứ mà bất cứ gia đình nào ở đây cũng cảm thấy thiếu và ghen tị” Không lẽ tất cả mọi người ở khu phố bạn ở trừ bác Siêu đều là những người thiếu thốn về tinh thần? Trên đây là một số góp ý của tôi dành cho bài viết của Thanh Trà. Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi. Mong bạn luôn đồng hành cùng Văn học trẻ trong những cuộc thi tiếp theo. (Bài viết không được đăng trên forum)18/ Ước – Gió
Bài thơ “Ước” của tác giả Gió là một bài thơ năm chữ với những câu thơ uyển chuyển nhịp nhàng và vô cùng đẹp. Bằng tâm hồn trẻ thơ những đầy tình yêu quê hương, đất nước, tác giả đã gửi gắm những mong ước của mình qua những vần thơ chứa chan tình cảm. Đặc biệt, ở khổ thơ cuối, tác giả đã mong muốn mình có phép thần thông để:“Em còn tiêu diệt Co Vi (covid)
Trả bình yên cho đất nước
Mang tình thương về muôn lối
Trước mùa đông rét lạnh căm.”
Đây là khổ thơ rất đẹp, không chỉ thể hiện mong ước của riêng mình mà của bao người trong đó. Hơn tất cả, chúng ta luôn mong đại dịch Covid toàn cầu sớm được tiêu diệt để cuộc sống của người dân được trở lại bình thường, không còn cảnh đau thương tang tóc nữa. Cảm ơn tác giả vì một bài thơ rất hay.
19/ Quê ơi - Vũ Thúy
Bài thơ “quê ơi” của tác giả Vũ Thúy là một bài thơ nhiều cảm xúc với những ngôn từ mượt mà, giản dị. Nội dung bài thơ cũng rất hấp dẫn và lôi cuốn như:“Đất toác chân chim, phù sa dành cho cỏ dại”, “bầu trời như nở căng nứt vỏ”, “vã vào ngực gió” “Phần phật giấc mơ, phần phật phận đời”…
Tuy nhiên về vần điệu thì còn gây hạn chế với người đọc. Ví dụ như câu:
“Ngày Ngày dời quê tìm tới miền đất hứa
Cánh đồng không còn thơm lúa non hương sữa “”
Toàn bộ bài thơ cũng chưa sát với chủ đề của cuộc thi “nhà trong phố”. Xin cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của chị. Chúc chị nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
20/ Gói mùa - Vũ Thúy
Bài thơ “Gói mùa” của tác giả Vũ Thúy là một bài thơ đẹp. Tuy nhiên nó lại không có yếu tố “nhà trong phố” để xét giải ở cuộc thi này. Cảm ơn tác giả đã gửi bài dự thi.
21/ Rồi sẽ có một ngày – Dâu Tây
Bài thơ “Rồi sẽ có một ngày” của tác giả Dâu Tây là một bài thơ với những câu từ đẹp và xúc động dẫu có mang một nỗi buồn man mác. Sự tha thiết của một người con gái đã trải qua những mất mát, đau thương, lối cũ bị lãng quên giữa dòng người hối hả, cô gái ấy như một kẻ lãng du bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời
“Yêu thương bỗng hóa thành nỗi đau,
lặng câm giữa hai hàm răng cắn chặt
Xót xa tủi hờn nhức mãi tâm can.”
Đến ngay cả “sự bình yên” cũng khiến cô chối từ thì còn gì để đau hơn nữa:
“Những vết thương sẽ tự bật tung lên mà tứa máu
Giọt nước mắt dẫu thi nhau xoay tròn trong gió xé
Nhưng có hề gì khi tâm hồn đã rũ mục, buông lơi.”
Tôi thích cách tác giả lặp lại điệp từ “rồi sẽ có một ngày” trong cả bài thơ. Tôi cũng cảm nhận rõ sự chông chênh trong tâm hồn cô gái ấy lúc này. Thật may mắn vì cuối cùng cô gái ấy cũng mạnh mẽ để bước về phía trước và “”học lại cách yêu thương. Mong cô gái trong bài thơ luôn được bình an suốt phần đời còn lại. Cảm ơn tác giả vì một bài thơ hay. Trân quý!
22/ Bà xa khói bếp – Dưa
Bài thơ “bà xa khói bếp” của tác giả Dưa là một bài thơ xúc động với những kỉ niệm thân thương cùng với bà bên căn bếp nơi quê nhà yêu dấu. Tuy nhiên yếu tố “nhà trong phố” chưa rõ ràng để có thể xét giải cho bài thơ. Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi.23/ Khúc giao mùa Tây Bắc – Vũ Thúy
Đến bài thơ “khúc giao mùa Tây Bắc” chúng tôi phải thừa nhận rằng Vũ Thúy càng ngày càng viết cứng tay và trở thành cây bút có triển vọng của Văn học trẻ. Thơ của chị ngày càng mượt mà, có hồn và đầy sức gợi hình trong đó. Tuy nhiên yếu tố “nhà trong phố” ở tác phẩm này cũng chưa được tác giả khai thác, không đủ tiêu chuẩn để xét giải. Cảm ơn tác giả thật nhiều.24/ Nhà phố- Nguyễn Hải Liên
Bài thơ “nhà phố” của tác giả Nguyễn Hải Liên là một bài thơ Đường Luật, tuy nhiên yếu tố gieo vần chưa thật sự đúng luật của thể thơ. Có một lỗi cơ bản bạn đã phạm phải trong câu thơ “Gia nhà Quốc nước”, đồng thời tiêu đề của bài thơ cũng không hấp dẫn để gây sự chú ý cũng như tạo được sự lôi cuốn cho độc giả. Có lẽ bài thơ thuộc thể loại trào phúng thì hợp lý hơn. Cảm ơn bạn đã gửi bài dự thi.25/ Đôi dòng tâm sự với ba mẹ và em - Phùng Văn Định
Bài viết “đôi dòng tâm sự với ba mẹ và em” của tác giả Phùng Văn Định là một bài viết theo cách viết thư tâm sự nên tràn đầy cảm xúc. Tuy nhiên tôi có một số góp ý nho nhỏ cho tác giả như sau:Thứ nhất: Mốc thời gian mà tác giả đưa ra trong bài khiến bài viết trở nên hơi vô lý “chỉ còn 4 tiếng đồng hồ quý giá của ngày cuối cùng để tất cả người dân Sài Thành bước vào giờ phút thiêng liêng mà xưa nay hiếm gặp”. Nếu chỉ còn 4h nữa là đến giờ giãn cách thì người con không thể còn đủ thời gian để viết thư cho ba mẹ mình được, thay vào đó con người ta sẽ phải vội vàng để chuẩn bị mọi nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong thời gian giãn cách của mình. Vẫn biết rằng đây là một tình huống giả định tuy nhiên dù là giả định cũng cần phải chú ý tới tính logic của văn bản. Và cũng trong câu văn này của tác giả thì tôi thấy rằng tác giả dùng từ “thiêng liêng” trong trường hợp này là chưa phù hợp.
Thứ hai là các câu văn của tác giả thiếu tính kết nối khiến cho các câu chuyện mà cô gái kể với ba mẹ và em mình trở nên rời rạc thiếu sức lôi cuốn với bạn đọc .
Trên đây là một số nhận xét của BGK về tác phẩm dự thi của các tác giả . Cảm ơn các tác giả đã nhiệt tình tham gia cùng Văn học trẻ, mong tất cả mọi người sẽ gắn bó và ủng hộ cho VHT trong tương lai.
Admin
Thy Việt
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: