Tây Tiến là bài thơ làm nên tên tuổi của Quang Dũng và cũng là một trong những bài thơ trọng tâm trong chương trình lớp 12. Thế nhưng các bạn có biết trước kia "Tây Tiến" từng có nhan đề là "Nhớ Tây Tiến". Vì sao lại có sự thay đổi này?
Tây Tiến - Quang Dũng. Ảnh mạng.
Đề: Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích: “Việc bỏ đi từ nhớ làm mất đi ý nghĩa của bài thơ Tây Tiến”
Bài làm:
Theo ý kiến của em, nhận định trên là sai. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch vùng Thượng Lào và bảo vệ biên giới Việt- Lào. Các chiến sĩ Tây Tiến phần đông là tri thức trẻ, những học sinh, sinh viên giàu lòng yêu nước tại Hà Nội, trong đó có cả nhà thơ Quang Dũng. Sau thời gian hoạt động và hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, nỗi nhớ trào dâng đã thôi thúc Quang Dũng viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Trong lần in thứ hai, Quang Dũng đã lược bớt đi chữ “nhớ” ở nhan đề và tên bài thơ đến nay là “Tây Tiến”. Có lẽ, không chỉ vì thấy thừa, mà còn vì hai lí do khác: sợ lộ và hẹp. Thơ ca vốn dĩ là sự tìm tòi và khai phá, vậy nên đâu cần phơi bày cái nỗi nhớ vốn chan chứa khắp toàn bài lên trên nhan đề. Cái hay của thơ đến từ sự cảm nhận của người đọc, là những rung động tự nhiên nhất mà không cần được gợi nhắc từ đầu. Vậy nên việc đề cập đến nỗi nhớ ngay trên nhan đề sẽ làm lộ ý thơ và đánh mất sức hấp dẫn cho người đọc. Thêm chữ lắm khi làm hẹp nghĩa, hẹp tầm. “Nhớ Tây Tiến” là cái tựa có vẻ thiêng về phần riêng tư, về tâm tình riêng của con người, tạo cho người đọc cảm giác nhà thơ chỉ đang hướng nỗi niềm về riêng một đơn vị kháng chiến. Còn Tây Tiến rõ ràng khái quát hơn, lại kiêu hùng hơn. Nó vừa hướng về thiên nhiên khắc nghiệt mà lãng mạn “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi – Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, vừa hướng đến con người Tây Bắc nghĩa tình “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” và cả người lính hào hoa, hào hùng “Quân xanh màu lá dữ oai hùm- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Nhan đề “Tây Tiến” như muốn thâu tóm cả đất trời Tây Tiến với và cả cuộc hành binh gian lao vào một bức tranh toàn cảnh gồm cả thiên nhiên cũng như trận mạc. Mà thực tế là như vậy, qui mô Tây Tiến có thể không lớn, nhưng tính chất của nó thì có khác nào một cuộc vạn lí trường chinh. Đến nay, qua bao thăng trầm, Tây Tiến đã chứng tỏ: tự nó đã là một thế giới nghệ thuật nguyên vẹn, thế giới ấy sẽ còn lưu giữ được lâu dài vào không khí lịch sử của cái thuở ban đầu dân quốc ấy.
Tây Tiến - Quang Dũng. Ảnh mạng.
Bài làm:
Theo ý kiến của em, nhận định trên là sai. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch vùng Thượng Lào và bảo vệ biên giới Việt- Lào. Các chiến sĩ Tây Tiến phần đông là tri thức trẻ, những học sinh, sinh viên giàu lòng yêu nước tại Hà Nội, trong đó có cả nhà thơ Quang Dũng. Sau thời gian hoạt động và hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Tây Tiến trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, nỗi nhớ trào dâng đã thôi thúc Quang Dũng viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Trong lần in thứ hai, Quang Dũng đã lược bớt đi chữ “nhớ” ở nhan đề và tên bài thơ đến nay là “Tây Tiến”. Có lẽ, không chỉ vì thấy thừa, mà còn vì hai lí do khác: sợ lộ và hẹp. Thơ ca vốn dĩ là sự tìm tòi và khai phá, vậy nên đâu cần phơi bày cái nỗi nhớ vốn chan chứa khắp toàn bài lên trên nhan đề. Cái hay của thơ đến từ sự cảm nhận của người đọc, là những rung động tự nhiên nhất mà không cần được gợi nhắc từ đầu. Vậy nên việc đề cập đến nỗi nhớ ngay trên nhan đề sẽ làm lộ ý thơ và đánh mất sức hấp dẫn cho người đọc. Thêm chữ lắm khi làm hẹp nghĩa, hẹp tầm. “Nhớ Tây Tiến” là cái tựa có vẻ thiêng về phần riêng tư, về tâm tình riêng của con người, tạo cho người đọc cảm giác nhà thơ chỉ đang hướng nỗi niềm về riêng một đơn vị kháng chiến. Còn Tây Tiến rõ ràng khái quát hơn, lại kiêu hùng hơn. Nó vừa hướng về thiên nhiên khắc nghiệt mà lãng mạn “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi – Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, vừa hướng đến con người Tây Bắc nghĩa tình “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” và cả người lính hào hoa, hào hùng “Quân xanh màu lá dữ oai hùm- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Nhan đề “Tây Tiến” như muốn thâu tóm cả đất trời Tây Tiến với và cả cuộc hành binh gian lao vào một bức tranh toàn cảnh gồm cả thiên nhiên cũng như trận mạc. Mà thực tế là như vậy, qui mô Tây Tiến có thể không lớn, nhưng tính chất của nó thì có khác nào một cuộc vạn lí trường chinh. Đến nay, qua bao thăng trầm, Tây Tiến đã chứng tỏ: tự nó đã là một thế giới nghệ thuật nguyên vẹn, thế giới ấy sẽ còn lưu giữ được lâu dài vào không khí lịch sử của cái thuở ban đầu dân quốc ấy.