Chia Sẻ Những dẫn chứng về vấn đề nóng của xã hội

Chia Sẻ Những dẫn chứng về vấn đề nóng của xã hội

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Hiện nay, xã hội đang lên đà phát triển cùng với đó là hàng loạt vấn đề nóng đang được quan tâm như: ô nhiễm môi trường biển, thực phẩm bẩn, văn hoá nơi thờ tự, bệnh vô cảm, phá hoại môi trường, thế giới ảo,... đang được mọi người quan tâm.
Dưới đây là một số dẫn chứng về vấn đề này giúp các bạn học sinh có thể vận dụng đưa vào một số bài nghị luận xã hội


4966


Những dẫn chứng về vấn đề nóng của xã hội
I. Cá chết và vấn đề ô nhiễm môi trường biển
1. Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.
– Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

2. 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày
Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2-3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.
3. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém. Ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức thu hút khách của ngành du lịch.

II. Thực phẩm bẩn
1. Thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

2. Theo ông Vũ Đình Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội: “Thực phẩm bẩn đang tuồn vào các siêu thị uy tín”. Như vậy, vấn nạn thực phẩm bẩn đang “hoành hành” từ các khu chợ thuận tiện cho việc mua bán thường nhật đến những siêu thị lớn gửi gắm niềm tin của người tiêu dùng.

III. Văn hóa tại nơi thờ tự
1. Hàng năm, ở Việt Nam 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội diễn ra trên cả nước. Nhưng với số lượng lễ hội lớn không chỉ mất tiền bạc và thời gian vào lễ hội, chúng ta đang phải chứng kiến hàng ngày 20 cảnh xô bồ, chen lấn không chút tình người ở những nơi linh thiêng, thanh tịnh như chốn Phật ngự.

2. Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “ biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua. Thay vì khuôn mặt thanh thản, dưới cái nắng của hè cuối tháng 4 dương lịch, mặt người nào người ấy đều đượm mồ hôi, cau có, khó chịu. Thái độ đó sinh ra không đơn giản là vì thời tiết nữa, mà tại bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới mọi người đều đi hành hương, đẩy nhau, chen nhau trên từng bậc đá cầu thang. Oái ăm thay, có nhiều người còn dẫn cả trẻ con đi theo và người lớn hoặc kéo theo một cái đuôi; hoặc bồng bế dắt díu nhau như chạy loạn... Và người dẫm lên người, người ùn người chỉ để nhanh lên núi khấn cụ Tổ nghìn năm trước.
Văn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “ Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương.

3. Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất “nhiệt tình”.

IV. Hạn mặn tại Đồng Bằng sông Cửu Long
1. Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua.
+ Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,... đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.
+ Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt.

2. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài.

V. Bệnh vô cảm
1. Trong y tế thì bác sĩ thờ ơ với nỗi đau của bệnh nhân, y tá thì ăn bớt vắc xin của trẻ em, dù biết nó có thể để lại những hậu quả khôn lường. Doanh nghiệp thì chôn thuốc trừ sâu xuống đất mà không nghĩ đến hậu quả gây ra cho đồng loại. Công quyền thì thờ ơ với dân, ngoài đường thấy tai nạn người ta tụ tập lại vì tò mò nhiều hơn là tìm cách đưa nạn nhân đi cấp cứu...

2. Một lần, ở đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), có một nữ khách nước ngoài bị tai nạn ô tô, vậy mà tất cả mọi người không ai giúp đỡ bà ấy mà để mấy tiếng sau xe cấp cứu mới tới...

VI. Phá hoại môi trường
Phẫn nộ với du khách Trung Quốc phá hoại môi trường Hoàng Sa
Các du khách Trung Quốc tham gia chuyến du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ với những hành động phá hoại môi trường cũng như ăn các loại động vật quý hiếm tại đây.
Một du khách tham gia chuyến du lịch mới đây tại Hoàng Sa đã đăng tải trên mạng các bức hình chụp cảnh một nhóm người Trung Quốc vơ vét các loại động vật biển quí hiếm, làm dấy lên lo ngại về hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam.

VII. Vấn đề băng hoại đạo đức con người

1. Con giữ mẹ cho bố đánh gãy cổ
Đêm 18/9, tổ 45B phường Trương Định, quận Hoàng Mai (Hà Nội) náo loạn vì vụ việc con trai và bố khóa trái cửa đánh mẹ gãy đốt sống cổ và đến nay, theo chuẩn đoán của bệnh viện là đang có nguy cơ bị liệt nửa người vĩnh viễn.
Nạn nhân là bà Lê Thị Liên (sinh năm 1958) hiện đang nằm điều trị trong khoa Sọ não, bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng chấn thương nặng.
Trên khắp các diễn đàn, các mạng xã hội lớn ở Việt Nam, người ta xôn xao bàn tán về đạo đức của người chồng có học vấn cao, tên N.D.Tiến (sinh năm 1956) – giáo viên dạy Toán lớp 9 của trường THCS Nguyễn Phong Sắc (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và cậu “quý tử” bà Liên mang nặng đẻ đau – N.T.Khôi (sinh năm 1985).

2. Giết người vô nhân tính.
Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng 8năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương. Lê Văn Luyện nổi tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

VIII. Thế giới ảo
Giờ nhiều gia đình quá tập trung vào kinh tế mà quên mất việc giao tiếp, dạy dỗ con cái. Nhiều đứa trẻ suốt ngày chỉ giao lưu với thế giới ảo trên mạng. Thế giới ảo đã gây ra nhiều hậu quả xấu như bị lừa tiền, lừa tình,...
Tiêu điểm là vụ một nữ sinh trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) bị bêu xấu trên mạng xã hội Facebook dẫn tới suýt mất mạng đã làm xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể là nữ sinh này bị một nhóm người đăng những nội dung nhục mạ, xúc phạm, rằng nữ sinh đó đi học kênh kiệu, chảnh choẹ, không hoà đồng, lôi cả phụ huynh vào cuộc và bịa đặt nhiều chuyện riêng tư khác để bôi nhọ nữ sinh đó...
Tiêu điểm thứ 2 là câu chuyện lợi dụng lòng tin của cộng đồng mạng để lừa tiền. Chuyện kể về một cậu học sinh tên Nhật (cựu học sinh THPT chuyên T.L, Đà Lạt), do nợ nần chồng chất, Nhật đã bịa ra chuyện em mình bị ruột thừa cần gấp khoảng 10 triệu để cho em phẫu thuật. Có rất nhiều người vì cả tin đã cho Nhật vay tiền và bị y cuỗm trọn.

IX. Thần tượng.

Giới trẻ hiện nay phát cuồng thần tượng chứ không đơn giản chỉ là sự yêu thích. Đã có những cuộc tranh cãi gay gắt trên các mạng xã hội về vấn đề này. Điển hình là vụ tranh cãi của các fan cuồng K.pop với nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bài thơ có cái tên khá dài: “Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất” đã thể hiện quan điểm của những con người thời đại trước từng cầm súng ra trận với giới trẻ ngày nay đang sống trong hòa bình nhưng không ý thức rõ tình yêu của mình đang nằm ở đâu. Bài thơ có những đoạn chỉ trích thẳng vào các fan Kpop. Ngay sau đó, các fan Kpop đã làm ngay một bài thơ phản pháo. Từ đó xuất hiện những quan điểm trái chiều gây nhiều tranh cãi.

 
Từ khóa
bệnh vô cảm ô nhiễm môi trường biển phá hoại môi trường thần tượng thế giới ảo thực phẩm bẩn văn hoá nơi thờ tự
1K
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top