Khi tiếng ve sầu cất lên cùng với cái không khí oi bức, cái nắng "đen da cháy tóc" và những chùm hoa phượng nở đỏ rực cũng là báo hiệu mùa hè cũng đã cập bến. Mùa hè đối với bạn là gì? Là cánh diều tuổi thơ mang ước mơ bay thật xa, là mùi của biển khơi vẫy gọi, là tiếng quạt hòa quyện tiếng ve đêm hè ồn ào đến mất ngủ, là khoảnh khắc chia tay đầy nghẹn ngào tiếc nuối cuối cấp, là xấp đề thi cao thành núi, là cánh phượng còn ép trong trang vở đầy những công thức toán. Chắc hẳn mùa hè ở trong chúng ta lại mang một âm điệu, mùi hương và một dáng vẻ hoàn toàn riêng biệt. Mùa hè của tôi cũng vậy, là giấc mộng đêm hè còn dở dang.
Hồi còn nhỏ, gia đình tôi ở trong một khu dân cư đông đúc nhiều trẻ con. Tối nào ăn cơm xong lũ trẻ con quanh xóm cũng đến nhà rủ tôi và chị gái đi chơi. Chúng tôi hồi đó thời những năm hai nghìn lẻ tư thì làm gì có nhiều thứ để chơi. Chủ yếu là nhảy dây, trốn tìm, đồ cứu, đuổi bắt vậy mà chơi mãi không chán, chơi đến mức ngày nào về nhà cũng mồ hôi nhễ nhại, chơi mải đến mức ngày bữa nào cũng để bố mẹ ra lôi về. Sướng nhất mỗi hè về là chẳng phải lo làm bài tập về nhà, cũng chẳng phải nghĩ xem mai học gì, chỉ mong mai đến thật nhanh để chơi tiếp mà thôi. Ngõ nhà tôi chỉ có duy nhất hai bóng đèn cao áp từ đầu đường và cuối ngõ thế nên bọn trẻ con phần lớn là chỉ chạy từ cột điện này tới cột điện kia chứ chẳng dám đi đâu khác vì sợ bóng tối, sợ ma. Trong xóm có mấy anh lớn tuổi hơn suốt ngày đem cái mặt nạ ma rồi đi chui vào chỗ nào kín, rình rình tụi nhỏ để hù. Tôi biết thừa nên cũng chẳng sợ nhưng mấy tụi con gái lần nào cũng bị dọa rồi khóc bù lu bù loa ầm ĩ, rồi có đứa sợ quá chạy xong ngã trầy xước hết cả người rồi lại khóc to hơn nữa khiến cả làng trên xóm dưới nghe thấy rồi lại ra mắng oan bọn tôi trêu chúng nó.
Nhắc đến mùa hè mà bỏ xót cái nóng nực thì quả thật thiếu xót. Một mùa hè điển hình của miền Bắc chính là ban ngày đóng đổ lửa, ban đêm thì cũng toát mồ hôi đầm đìa. Lúc tôi học tiểu học nhà cũng chẳng có điều kiệu để mua điều hòa nên ngày bình thường thì có thể nằm quạt nhưng có những hôm trời nóng quá và còn có những hôm mất điện, trằn trọc mãi không ngủ được thì cả nhà phải trải chiếu tre xuống đất mà ngủ. Trước khi ngủ tôi sẽ lau chiếu bằng nước lạnh, sau đó đi tắm xong lên mới cảm thấy dễ chịu hơn để ngủ. Tôi nhớ như mới hôm trước cái cảm giác bốn người trong nhà ngủ dưới đất, tôi nằm giữa bố và mẹ, cạnh mẹ tôi sẽ là chị gái. Có những hôm nhà trò chuyện mãi mới ngủ. Bố mẹ lại kể những câu chuyện thời xưa, thời thanh niên bố mẹ gặp nhau ra sao, thời đó sống với ông bà thiếu thốn như nào. Tôi cứ nghe mãi nghe mãi rồi chìm dần vào giấc ngủ êm ái từ khi nào. Về sau ngủ đất cho dù móc màn nhưng vẫn có mấy con côn trùng chui được vào cắn nổi mẩn nổi mụn cả chân nên sau mẹ không cho tôi ngủ đất nữa. Bố mẹ cố gắng làm mãi, làm mãi cuối cùng cũng mua được cái điều hòa, cứ tưởng từ khi đó mỗi mùa hè đến nhà chẳng bao giờ lo nắng nóng nữa rồi. Nhưng từ lúc nhà ai cũng mua điều hòa thì lại xảy ra một vấn đề mới: "Mất điện". Năm học cấp 2 thì chẳng bao giờ tháng nào lại không có một ngày mất điện được. Mất điện hồi đó có ti tỉ lí do, quá tải điện áp, cắt điện tiết kiệm và có một lần khu nhà tôi bị cháy cả cái trạm điện ở cột điện. Lúc đó tôi đang ở trong nhà nghe đoàng một cái. Vài giây sau toàn bộ điện bị mất. Sau đó một lúc thì những chú thợ điện, cứu hỏa, công an, người dân nhao nhao đứng ra xem người ta sửa. Cái trạm điện cháy đen sì, kết quả là khu nhà tôi 2 ngày mất điện. Lúc đó chẳng biết nói gì để miêu tả hoàn cảnh lúc đó ngoài hai từ: "Thảm họa".
Tôi có lẽ là một trong những đứa được bố mẹ chiều từ sớm. Ngay từ lúc học lớp 5 tôi đã được sử dụng điện thoại riêng rồi. Bố mẹ mỗi lần có khuyến mại đều nạp cho tôi mười nghìn để thỉnh thoảng gọi điện mỗi khi có việc. Hai năm đầu thì mọi thứ diễn ra vô cùng êm đẹp nhưng đến lúc học lớp 7 thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Các bạn biết chuyện gì rồi đấy, bắt đầu tuổi dậy thì là tôi rung động trước một bạn nữ. Hồi đó xài con điện thoại Nokia thì chỉ có cách xài GPRS chứ làm gì có mạng Internet, mà giá cước lại đắt nữa nên tất cả những gì tôi có thể làm được chính là gửi tin nhắn điện thoại cho bạn nữ kia. Tôi phải dành dụm cả tiền ăn của mình để nạp thẻ điện thoại và cứ mỗi ngày tôi được bố cho 2 nghìn ăn vặt là tôi đều nhịn. Đến hôm thứ năm mới có tiền nạp thẻ điện thoại. Mà tin nhắn thì cứ 200đ một tin nhắn vậy nên nhiều khi nạp 10 nghìn nhưng nhắn chưa được một buổi tối đã hết tiền.
Giữa đêm hè nóng nực, nằm trùm chăn kín mít, nóng đổ mồ hôi, quạt bên ngoài cứ chạy vù vù, tôi tìm mọi cách sao cho ánh sáng nó không len lói ra bên ngoài, nếu không khi bố mẹ đi qua sẽ nhìn thấy và mắng chết mất. Ban đầu thì nó thành công nhưng có một lần bố khó ngủ tỉnh dậy lúc nửa đêm đi vệ sinh. Lúc đó là một giờ sáng, bố đi qua thấy có ánh sáng hắt ra, ông vào giật chăn ra thấy tôi đang giả vờ nhắm mắt, điện thoại cũng đã tắt thì nói: "Mày đừng có giả vờ giả vịt, mai mày chết với tao!". Tôi nằm lo sợ mãi, lưng ướt đẫm mồ hôi, tay vẫn cố xóa toàn bộ tin nhắn và số di động bạn nữ kia. Tôi cẩn thận đến mức đến lớp dặn bạn ấy không được nhắn tin nữa. Rồi hôm sau lạy trời là bố tôi bằng cách nào đó đã quên béng mất việc tối hôm qua. Từ đó tôi cũng chẳng dám nhắn tin quá mười một giờ nữa nếu không chẳng biết chuyện gì xảy ra rồi.
Dần dần lớn lên, những đêm mùa hè chẳng còn là giấc ngủ ngon nữa. Tôi đã có những lần đầu tiên thức học bài, rồi lần thứ hai, rồi chẳng biết bao nhiêu lần nữa. Lúc đó là chuẩn bị bước vào kì thi vào 10. Tỉ lệ vào trường quốc lập tốt ở Hải Phòng đã ít, áp lực lại thêm phần nhiều hơn khi gần nhà tôi lại chỉ có duy nhất một trường tốt nhưng lại có đến năm sáu trường cấp 2. Điểm chuẩn của trường năm ngoái lại khá cao. Thành tích học tập của tôi năm lớp 9 cũng không phải thuộc dạng giỏi nên bố mẹ, chị gái và cô giáo lo lắng vô cùng. Thế nên tôi đã quen dần với việc học thêm đến tối, về nhà ăn cơm lúc mười giờ.
Khi cả nhà đi ngủ cũng là lúc tôi bắt đầu ngồi vào chiếc bàn học của mình. Tôi làm bài trên lớp rồi viết thêm một bài văn, làm thêm một đề toán mà vơ được hay lấy được ở bất kì đâu. Tôi xin đề thầy cô trên lớp, xin đề bạn bè ở lớp, xin đề thầy dạy thêm, bạn ở lớp học thêm. Xấp đề mà tôi xin được dày hơn toàn bộ số sách giáo khoa lớp 9 của mình. Có thể là lúc đó tôi đã quá lo lắng cho việc thi cử của mình nhưng mà cơ hội thi vào cấp 3 tôi chỉ có một thôi, học phí trường tư bố mẹ tôi hoàn toàn không có khả năng. Vậy nên tôi cố gắng ngủ ít đi một chút, học nhiều hơn một chút trong hai tháng thì cũng không quá là khó khăn. Thành quả đón nhận được vô cùng ngọt ngào. Tôi thi đỗ vào ngôi trường mong ước của mình với số điểm khá cao và điều đó khiến gia đình tôi vô cùng tự hào. Ba năm học tập tại ngôi trường này chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất với tôi cho đến lúc này. Là thời thanh xuân thiếu sót đến mức hoàn hảo. Là những khoảnh khắc mà tôi nghĩ mình chẳng phí hoài một giây nào. Đó là Thanh Xuân ở số 150 Cát Bi.
Những năm tháng cấp ba, tôi đã làm quen được với rất nhiều những người bạn mới. Những ngày tháng đầu tiên cũng khá là khó khăn khi phải làm quen với những người bạn hoàn toàn mới lạ. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, theo một cách nào đó. Chẳng ai bảo ai mà cứ thế thân thiết với nhau và gắn bó như một đại gia đình lớn. Chúng tôi chia sẻ cho nhau từ những câu chuyện nhỏ nhất, đến những câu chuyện bí mật. Chúng tôi thấu hiểu hoàn cảnh của từng đứa một và từ đó mà bản thân mình cũng dễ dàng tiếp nhận và cho đi sự giúp đỡ hơn. Tôi chẳng ngạc nhiên nếu hôm đó đi học muộn không kịp ăn sáng sẽ có đứa bạn bên cạnh cầm một chiếc bánh bao đưa cho tôi rồi nói: "Tao mua một cái, người ta hết tiền trả nên tao lấy hai cái luôn, ăn đi cho vui!". Sẽ chẳng có ai nói gì mỗi khi thấy thằng Linh ngày nào cũng chở con An đi học mặc dù nhà chúng nó cách nhau 5 cây số. Cũng chẳng có đứa nào đi về khi xe đứa kia bị hỏng cả. Chúng tôi không chỉ chia sẻ, cảm thông mà đối xử với nhau như những người anh em trong gia đình. Cùng nhau tụi tôi trải qua cùng nhau những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ; qua những cung bậc cảm xúc vui có buồn có, tiếc nuối không thể quên và đặc biệt là cảm giác mình đã mất đi một phần của bản thân vào cái ngày bế giảng ấy.
Tôi nhớ nhất những lần lớp đi du lịch cùng nhau. Cứ vào hè là các bác phụ huynh và cô giáo lại tổ chức những chuyến đi dã ngoại, du lịch để cho chúng tôi trải nghiệm khám phá. Đã cùng nhau đi Tam Đảo, rồi Sapa, Cửa Lò cùng nhau nhưng tôi thích nhất là Sapa. Ôi cái thời tiết đêm mùa hè ở đây hì đúng là mê ly. Phải nói nói mát mẻ, êm dịu và có lúc còn có cả sương, cả băng tuyết lạnh giá. Có lẽ do Sapa ở trên cao nên không khí ở đây vô cùng trong lành, thoáng đãng khác hoàn toàn với Hải Phòng. Tôi đã phải mặc lên mình chiếc áo khoác mỏng để đi ra ngoài. Điểm mà tôi thích nhất ở đây, cũng là điều tôi thấy đặc biệt hơn cả cho dù ngày hay đêm thì Sapa vẫn rất nhộn nhịp và đông đúc. Những ánh đèn ở đây lấp lánh cả đêm đến khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống thay thế. Khách du lịch, người dân tộc ở đây, các tiểu thương, xe cộ đi lại tấp nập như một thành phố không ngủ vậy. Sau khi đốt lửa trại, nhảy múa hát ca và thưởng thức bữa tối thịnh soạn với đặc sản dân tộc thì chúng tôi về phòng cho xuôi cơm, xem xong một vài bộ phim rồi đến khi tưởng phụ huynh và cô giáo đã đi ngủ sau một ngày dài đi xe thì chúng tôi bắt đầu ra khỏi khách sạn, cùng nhau đi dạo dưới trời sương lạnh giá, đi ăn vặt ở chợ đêm mãi đến khuya lắm mới về. Cô giáo chủ nhiệm và mấy bác phụ huynh gọi cháy máy, cứ sợ chúng tôi bị lừa bị bắt đi. Đến lúc về thì bị mắng một trận tơi bời nhưng ai nấy cũng vui vẻ ai về phòng người đấy. Đúng mười phút sau lại tụ tập ở phòng nhau xem phim, chơi bài, tán phét đến tận sáng rồi ngủ năm mười đứa một cái giường bé tí còn những phòng kia thì trống.
Có những đêm tôi nằm ngủ mà nước dâng chỉ còn cách tôi hơn chục phân, trời bên ngoài vẫn mưa. Tôi nằm mà khóc vì bất lực, lúc đó mới hiểu cảnh những người dân ở miền Trung bị lụt khổ như nào, họ còn phải mặc áo mưa ngồi lên tận mái nhà thì tôi vẫn còn sung sướng hơn. Những lần sau thì tôi và bố phải lên gác lửng ngủ, mẹ và chị ngủ nhờ nhà bác hàng xóm. Nước thì lạnh ngắt, đen sì, bẩn và có mùi hôi thối vì toàn cặn bã, đất đá mà ngày nào cũng tiếp xúc nên tôi bị ngứa da. Cứ buổi sáng là tôi phải mặc quần đùi lội ra đầu ngõ rồi vào nhờ nhà thằng bạn tắm qua một chút rồi mới thay đồ đi học chứ không thì vừa hôi vừa ướt từ đầu xuống chân. Mãi hai ba ngày sau nước mới rút, nhà tôi lại tổng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa. Cứ mỗi lần lụt lội là nhà tôi lại cãi nhau về chuyện ở giữa phố mà lụt còn cao hơn là miền núi. Mẹ và chị em tôi thì không muốn ở đây nữa, năm nào cũng chạy lũ còn bố thì cứ khăng khăng đòi ở lại, bảo nhà tôi phải chịu đến khi nào xong dự án rồi giá đất lên rồi bán. Đến lúc giá đất tăng thì chị tôi đi lấy chồng, tôi đi du học, thế là bố mẹ vẫn cứ ở nhà cũ đấy nhưng may mắn là bây giờ không còn lụt lội cao như thế nữa.
Mùa hè của tôi giờ đây, chẳng còn thấy hình bóng của những đứa trẻ qua nhà rủ đi chơi, cũng chẳng có âm thanh của tiếng ve, cũng chẳng có mất điện, cũng chẳng có trận lụt nào nữa, chẳng có những kì thi nào khiến tôi cảm thấy áp lực đến mất cả ăn cả ngủ nữa và cũng có thể sẽ không còn cơ hội nào đông đủ bạn bè mà cùng đi lên Sapa mờ sương. Thế nhưng bất cứ lúc nào có thể tôi đều muốn hoài niệm và sống lại cảm giác những đêm hè ấy thêm một lần nữa. Đó sẽ mãi là những khoảng thời gian đắt giá mà tôi đã ghi nhớ vào trong những cuộn băng ký ức của mình.
T.e616
Hồi còn nhỏ, gia đình tôi ở trong một khu dân cư đông đúc nhiều trẻ con. Tối nào ăn cơm xong lũ trẻ con quanh xóm cũng đến nhà rủ tôi và chị gái đi chơi. Chúng tôi hồi đó thời những năm hai nghìn lẻ tư thì làm gì có nhiều thứ để chơi. Chủ yếu là nhảy dây, trốn tìm, đồ cứu, đuổi bắt vậy mà chơi mãi không chán, chơi đến mức ngày nào về nhà cũng mồ hôi nhễ nhại, chơi mải đến mức ngày bữa nào cũng để bố mẹ ra lôi về. Sướng nhất mỗi hè về là chẳng phải lo làm bài tập về nhà, cũng chẳng phải nghĩ xem mai học gì, chỉ mong mai đến thật nhanh để chơi tiếp mà thôi. Ngõ nhà tôi chỉ có duy nhất hai bóng đèn cao áp từ đầu đường và cuối ngõ thế nên bọn trẻ con phần lớn là chỉ chạy từ cột điện này tới cột điện kia chứ chẳng dám đi đâu khác vì sợ bóng tối, sợ ma. Trong xóm có mấy anh lớn tuổi hơn suốt ngày đem cái mặt nạ ma rồi đi chui vào chỗ nào kín, rình rình tụi nhỏ để hù. Tôi biết thừa nên cũng chẳng sợ nhưng mấy tụi con gái lần nào cũng bị dọa rồi khóc bù lu bù loa ầm ĩ, rồi có đứa sợ quá chạy xong ngã trầy xước hết cả người rồi lại khóc to hơn nữa khiến cả làng trên xóm dưới nghe thấy rồi lại ra mắng oan bọn tôi trêu chúng nó.
Nhắc đến mùa hè mà bỏ xót cái nóng nực thì quả thật thiếu xót. Một mùa hè điển hình của miền Bắc chính là ban ngày đóng đổ lửa, ban đêm thì cũng toát mồ hôi đầm đìa. Lúc tôi học tiểu học nhà cũng chẳng có điều kiệu để mua điều hòa nên ngày bình thường thì có thể nằm quạt nhưng có những hôm trời nóng quá và còn có những hôm mất điện, trằn trọc mãi không ngủ được thì cả nhà phải trải chiếu tre xuống đất mà ngủ. Trước khi ngủ tôi sẽ lau chiếu bằng nước lạnh, sau đó đi tắm xong lên mới cảm thấy dễ chịu hơn để ngủ. Tôi nhớ như mới hôm trước cái cảm giác bốn người trong nhà ngủ dưới đất, tôi nằm giữa bố và mẹ, cạnh mẹ tôi sẽ là chị gái. Có những hôm nhà trò chuyện mãi mới ngủ. Bố mẹ lại kể những câu chuyện thời xưa, thời thanh niên bố mẹ gặp nhau ra sao, thời đó sống với ông bà thiếu thốn như nào. Tôi cứ nghe mãi nghe mãi rồi chìm dần vào giấc ngủ êm ái từ khi nào. Về sau ngủ đất cho dù móc màn nhưng vẫn có mấy con côn trùng chui được vào cắn nổi mẩn nổi mụn cả chân nên sau mẹ không cho tôi ngủ đất nữa. Bố mẹ cố gắng làm mãi, làm mãi cuối cùng cũng mua được cái điều hòa, cứ tưởng từ khi đó mỗi mùa hè đến nhà chẳng bao giờ lo nắng nóng nữa rồi. Nhưng từ lúc nhà ai cũng mua điều hòa thì lại xảy ra một vấn đề mới: "Mất điện". Năm học cấp 2 thì chẳng bao giờ tháng nào lại không có một ngày mất điện được. Mất điện hồi đó có ti tỉ lí do, quá tải điện áp, cắt điện tiết kiệm và có một lần khu nhà tôi bị cháy cả cái trạm điện ở cột điện. Lúc đó tôi đang ở trong nhà nghe đoàng một cái. Vài giây sau toàn bộ điện bị mất. Sau đó một lúc thì những chú thợ điện, cứu hỏa, công an, người dân nhao nhao đứng ra xem người ta sửa. Cái trạm điện cháy đen sì, kết quả là khu nhà tôi 2 ngày mất điện. Lúc đó chẳng biết nói gì để miêu tả hoàn cảnh lúc đó ngoài hai từ: "Thảm họa".
Tôi có lẽ là một trong những đứa được bố mẹ chiều từ sớm. Ngay từ lúc học lớp 5 tôi đã được sử dụng điện thoại riêng rồi. Bố mẹ mỗi lần có khuyến mại đều nạp cho tôi mười nghìn để thỉnh thoảng gọi điện mỗi khi có việc. Hai năm đầu thì mọi thứ diễn ra vô cùng êm đẹp nhưng đến lúc học lớp 7 thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Các bạn biết chuyện gì rồi đấy, bắt đầu tuổi dậy thì là tôi rung động trước một bạn nữ. Hồi đó xài con điện thoại Nokia thì chỉ có cách xài GPRS chứ làm gì có mạng Internet, mà giá cước lại đắt nữa nên tất cả những gì tôi có thể làm được chính là gửi tin nhắn điện thoại cho bạn nữ kia. Tôi phải dành dụm cả tiền ăn của mình để nạp thẻ điện thoại và cứ mỗi ngày tôi được bố cho 2 nghìn ăn vặt là tôi đều nhịn. Đến hôm thứ năm mới có tiền nạp thẻ điện thoại. Mà tin nhắn thì cứ 200đ một tin nhắn vậy nên nhiều khi nạp 10 nghìn nhưng nhắn chưa được một buổi tối đã hết tiền.
Giữa đêm hè nóng nực, nằm trùm chăn kín mít, nóng đổ mồ hôi, quạt bên ngoài cứ chạy vù vù, tôi tìm mọi cách sao cho ánh sáng nó không len lói ra bên ngoài, nếu không khi bố mẹ đi qua sẽ nhìn thấy và mắng chết mất. Ban đầu thì nó thành công nhưng có một lần bố khó ngủ tỉnh dậy lúc nửa đêm đi vệ sinh. Lúc đó là một giờ sáng, bố đi qua thấy có ánh sáng hắt ra, ông vào giật chăn ra thấy tôi đang giả vờ nhắm mắt, điện thoại cũng đã tắt thì nói: "Mày đừng có giả vờ giả vịt, mai mày chết với tao!". Tôi nằm lo sợ mãi, lưng ướt đẫm mồ hôi, tay vẫn cố xóa toàn bộ tin nhắn và số di động bạn nữ kia. Tôi cẩn thận đến mức đến lớp dặn bạn ấy không được nhắn tin nữa. Rồi hôm sau lạy trời là bố tôi bằng cách nào đó đã quên béng mất việc tối hôm qua. Từ đó tôi cũng chẳng dám nhắn tin quá mười một giờ nữa nếu không chẳng biết chuyện gì xảy ra rồi.
Dần dần lớn lên, những đêm mùa hè chẳng còn là giấc ngủ ngon nữa. Tôi đã có những lần đầu tiên thức học bài, rồi lần thứ hai, rồi chẳng biết bao nhiêu lần nữa. Lúc đó là chuẩn bị bước vào kì thi vào 10. Tỉ lệ vào trường quốc lập tốt ở Hải Phòng đã ít, áp lực lại thêm phần nhiều hơn khi gần nhà tôi lại chỉ có duy nhất một trường tốt nhưng lại có đến năm sáu trường cấp 2. Điểm chuẩn của trường năm ngoái lại khá cao. Thành tích học tập của tôi năm lớp 9 cũng không phải thuộc dạng giỏi nên bố mẹ, chị gái và cô giáo lo lắng vô cùng. Thế nên tôi đã quen dần với việc học thêm đến tối, về nhà ăn cơm lúc mười giờ.
Khi cả nhà đi ngủ cũng là lúc tôi bắt đầu ngồi vào chiếc bàn học của mình. Tôi làm bài trên lớp rồi viết thêm một bài văn, làm thêm một đề toán mà vơ được hay lấy được ở bất kì đâu. Tôi xin đề thầy cô trên lớp, xin đề bạn bè ở lớp, xin đề thầy dạy thêm, bạn ở lớp học thêm. Xấp đề mà tôi xin được dày hơn toàn bộ số sách giáo khoa lớp 9 của mình. Có thể là lúc đó tôi đã quá lo lắng cho việc thi cử của mình nhưng mà cơ hội thi vào cấp 3 tôi chỉ có một thôi, học phí trường tư bố mẹ tôi hoàn toàn không có khả năng. Vậy nên tôi cố gắng ngủ ít đi một chút, học nhiều hơn một chút trong hai tháng thì cũng không quá là khó khăn. Thành quả đón nhận được vô cùng ngọt ngào. Tôi thi đỗ vào ngôi trường mong ước của mình với số điểm khá cao và điều đó khiến gia đình tôi vô cùng tự hào. Ba năm học tập tại ngôi trường này chính là khoảng thời gian tuyệt vời nhất với tôi cho đến lúc này. Là thời thanh xuân thiếu sót đến mức hoàn hảo. Là những khoảnh khắc mà tôi nghĩ mình chẳng phí hoài một giây nào. Đó là Thanh Xuân ở số 150 Cát Bi.
Những năm tháng cấp ba, tôi đã làm quen được với rất nhiều những người bạn mới. Những ngày tháng đầu tiên cũng khá là khó khăn khi phải làm quen với những người bạn hoàn toàn mới lạ. Nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, theo một cách nào đó. Chẳng ai bảo ai mà cứ thế thân thiết với nhau và gắn bó như một đại gia đình lớn. Chúng tôi chia sẻ cho nhau từ những câu chuyện nhỏ nhất, đến những câu chuyện bí mật. Chúng tôi thấu hiểu hoàn cảnh của từng đứa một và từ đó mà bản thân mình cũng dễ dàng tiếp nhận và cho đi sự giúp đỡ hơn. Tôi chẳng ngạc nhiên nếu hôm đó đi học muộn không kịp ăn sáng sẽ có đứa bạn bên cạnh cầm một chiếc bánh bao đưa cho tôi rồi nói: "Tao mua một cái, người ta hết tiền trả nên tao lấy hai cái luôn, ăn đi cho vui!". Sẽ chẳng có ai nói gì mỗi khi thấy thằng Linh ngày nào cũng chở con An đi học mặc dù nhà chúng nó cách nhau 5 cây số. Cũng chẳng có đứa nào đi về khi xe đứa kia bị hỏng cả. Chúng tôi không chỉ chia sẻ, cảm thông mà đối xử với nhau như những người anh em trong gia đình. Cùng nhau tụi tôi trải qua cùng nhau những khoảnh khắc đẹp nhất của tuổi trẻ; qua những cung bậc cảm xúc vui có buồn có, tiếc nuối không thể quên và đặc biệt là cảm giác mình đã mất đi một phần của bản thân vào cái ngày bế giảng ấy.
Tôi nhớ nhất những lần lớp đi du lịch cùng nhau. Cứ vào hè là các bác phụ huynh và cô giáo lại tổ chức những chuyến đi dã ngoại, du lịch để cho chúng tôi trải nghiệm khám phá. Đã cùng nhau đi Tam Đảo, rồi Sapa, Cửa Lò cùng nhau nhưng tôi thích nhất là Sapa. Ôi cái thời tiết đêm mùa hè ở đây hì đúng là mê ly. Phải nói nói mát mẻ, êm dịu và có lúc còn có cả sương, cả băng tuyết lạnh giá. Có lẽ do Sapa ở trên cao nên không khí ở đây vô cùng trong lành, thoáng đãng khác hoàn toàn với Hải Phòng. Tôi đã phải mặc lên mình chiếc áo khoác mỏng để đi ra ngoài. Điểm mà tôi thích nhất ở đây, cũng là điều tôi thấy đặc biệt hơn cả cho dù ngày hay đêm thì Sapa vẫn rất nhộn nhịp và đông đúc. Những ánh đèn ở đây lấp lánh cả đêm đến khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống thay thế. Khách du lịch, người dân tộc ở đây, các tiểu thương, xe cộ đi lại tấp nập như một thành phố không ngủ vậy. Sau khi đốt lửa trại, nhảy múa hát ca và thưởng thức bữa tối thịnh soạn với đặc sản dân tộc thì chúng tôi về phòng cho xuôi cơm, xem xong một vài bộ phim rồi đến khi tưởng phụ huynh và cô giáo đã đi ngủ sau một ngày dài đi xe thì chúng tôi bắt đầu ra khỏi khách sạn, cùng nhau đi dạo dưới trời sương lạnh giá, đi ăn vặt ở chợ đêm mãi đến khuya lắm mới về. Cô giáo chủ nhiệm và mấy bác phụ huynh gọi cháy máy, cứ sợ chúng tôi bị lừa bị bắt đi. Đến lúc về thì bị mắng một trận tơi bời nhưng ai nấy cũng vui vẻ ai về phòng người đấy. Đúng mười phút sau lại tụ tập ở phòng nhau xem phim, chơi bài, tán phét đến tận sáng rồi ngủ năm mười đứa một cái giường bé tí còn những phòng kia thì trống.
Ảnh minh họa: Sapa từ trên đồi cao
Khi những trận mưa lớn của mùa hè đến cũng là lúc mà khu nhà tôi bắt đầu lo lắng vì ngập lụt. Ai bảo thành phố là không ngập lụt nào, khu nhà tôi ngập lụt đến mức mà bây giờ mỗi lần nhớ về nó tôi còn cảm thấy sợ. Khi mà các tập đoàn lớn đến và đặt không biết bao nhiêu là dự án gần nhà tôi một lúc thì những cống thoát nước cũng bị chặn lại để cho những công trình đó không bị tổn hại, khu nhà tôi ở trong ngõ nên sẽ thoát nước chậm hơn ngoài đường và thế là cứ ứ đọng mãi. Ngoài đường cách nhà 100m thì khô ráo còn khu nhà tôi trong ngõ lụt đến đầu gối. Những lần đầu thì mưa nhỏ, ban đầu nước dâng hết ngoài ngõ, có cả cá để bắt. Lũ trẻ trong xóm mỗi đứa cầm một rổ ra vớt cá chẳng biết bơi từ đâu ra. Lúc đó phấn khởi lắm, chúng tôi thi nhau bắt cá có đứa đầy cả rổ. Tôi và chị bắt được vài con thì để hớ hênh, kết quả là bị con mèo nhà ăn sạch. Những trận lụt sau đó thì đúng là khủng hoảng. Trời mưa như trút nước hai ba ngày liền có lần nước dâng trong nhà đến tận bắp đùi. Cả nhà phải bê cả máy giặt, tủ lạnh lên nhưng cũng không thoát khỏi cảnh hỏng hóc. Tất cả mọi thứ trôi nổi hết trong nước. Chả ai thiết tha nấu nướng gì ăn mì tôm cho nhanh.Có những đêm tôi nằm ngủ mà nước dâng chỉ còn cách tôi hơn chục phân, trời bên ngoài vẫn mưa. Tôi nằm mà khóc vì bất lực, lúc đó mới hiểu cảnh những người dân ở miền Trung bị lụt khổ như nào, họ còn phải mặc áo mưa ngồi lên tận mái nhà thì tôi vẫn còn sung sướng hơn. Những lần sau thì tôi và bố phải lên gác lửng ngủ, mẹ và chị ngủ nhờ nhà bác hàng xóm. Nước thì lạnh ngắt, đen sì, bẩn và có mùi hôi thối vì toàn cặn bã, đất đá mà ngày nào cũng tiếp xúc nên tôi bị ngứa da. Cứ buổi sáng là tôi phải mặc quần đùi lội ra đầu ngõ rồi vào nhờ nhà thằng bạn tắm qua một chút rồi mới thay đồ đi học chứ không thì vừa hôi vừa ướt từ đầu xuống chân. Mãi hai ba ngày sau nước mới rút, nhà tôi lại tổng vệ sinh dọn dẹp nhà cửa. Cứ mỗi lần lụt lội là nhà tôi lại cãi nhau về chuyện ở giữa phố mà lụt còn cao hơn là miền núi. Mẹ và chị em tôi thì không muốn ở đây nữa, năm nào cũng chạy lũ còn bố thì cứ khăng khăng đòi ở lại, bảo nhà tôi phải chịu đến khi nào xong dự án rồi giá đất lên rồi bán. Đến lúc giá đất tăng thì chị tôi đi lấy chồng, tôi đi du học, thế là bố mẹ vẫn cứ ở nhà cũ đấy nhưng may mắn là bây giờ không còn lụt lội cao như thế nữa.
Mùa hè của tôi giờ đây, chẳng còn thấy hình bóng của những đứa trẻ qua nhà rủ đi chơi, cũng chẳng có âm thanh của tiếng ve, cũng chẳng có mất điện, cũng chẳng có trận lụt nào nữa, chẳng có những kì thi nào khiến tôi cảm thấy áp lực đến mất cả ăn cả ngủ nữa và cũng có thể sẽ không còn cơ hội nào đông đủ bạn bè mà cùng đi lên Sapa mờ sương. Thế nhưng bất cứ lúc nào có thể tôi đều muốn hoài niệm và sống lại cảm giác những đêm hè ấy thêm một lần nữa. Đó sẽ mãi là những khoảng thời gian đắt giá mà tôi đã ghi nhớ vào trong những cuộn băng ký ức của mình.
T.e616