Nối tiếp những kết bài chống cháy sau hết giờ thì mình lại tiếp tục chia sẻ đến mọi người những mở bài nhanh - gọn - hấp dẫn tạo ấn tượng để tạo ấn tượng tốt với giám khảo chấm bài với mọi người.
1. Sáng tạo văn chương là một nghề nhưng là “nghề của bề sâu”, nó cũng tựa việc đào giếng vậy, chỉ có đào sâu mới tìm ra mạch nước. Lao động nghệ thuật chưa bao giờ dễ dàng cả: Thầm lặng. Chán nản. Đơn độc. Vất vả. Giằng xé. Tất thảy điều ấy đã góp phần xây dựng những tác phẩm “vượt qua mọi sự băng hoại” cũng như “không thừa nhận cái chết”. Để làm được như vậy, người nghệ sĩ không được coi chữ chỉ đơn thuần là một ký hiệu giao tiếp mà nó phải tựa như một sinh thể cựa quậy, là một thứ mặc khải giúp anh ta bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Hiểu được điều ấy…
2. “Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức). Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn nhất và sâu sắc nhất. Mỗi bài thơ, câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực. Do đó, khi một người nghệ sĩ mới xuất hiện, câu hỏi của chúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta có thể đem lại cho chúng ta điều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống? Cũng bởi vậy…
3. Từ cổ chí kim, người nghệ sĩ luôn lấy sáng tạo làm tôn chỉ. Tìm đến “cái mới” chính là khát vọng của bất kì thi sĩ hay văn nhân nào. Nhưng khát vọng ấy cũng đồng thời đặt lên vai họ những gánh nặng vô hình trong hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sẽ ra sao khi vần thơ của anh là “bản sao hoàn hảo” của một tác phẩm nào đó? Phải chăng con chữ của anh sẽ chết yểu trên chính trang thơ của mình? Trên dòng chảy viên mãn của văn học nghệ thuật, dường như chỉ được phép xuất hiện những tâm hồn đồng điệu chứ không thể là những con người phiên bản của nhau. Thậm chí chính anh phải tự tẩy trắng giọng văn của mình để đem lại “cái hay” và “cái mới” cho bạn đọc, bởi lẽ, sáng tác văn học như một thứ “sản xuất” mang tính độc bản. Hiểu được điều ấy…
4. Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩ từng nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”. Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, mỗi khoảnh khắc trôi đi sẽ không bao giờ trở lại. Cũng bởi lẽ vậy, ta sẽ chẳng bao giờ ta gặp lại một Nam Cao, một Thạch Lam, một Xuân Diệu hay một Huy Cận thứ hai trên cõi đời này nữa. Bởi lẽ văn chương nói chung và thơ ca nói riêng không bao giờ là sự lặp lại, mỗi người nghệ sĩ luôn độc đáo với con đường sáng tác nghệ thuật của riêng mình.
5. Tôi đã từng cho rằng nếu văn chương là triệu con sóng xô bờ thì Nguyễn Minh Châu sẽ là người đãi cát lặng lẽ, “kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.Nếu văn chương hóa cái rung mình trong đêm đông giá rét, thì chẳng chút ngại ngần, Nam Cao sẽ đến, dệt may “tấm chăn” ủ ấm những tiếng lòng đang run rẩy. Nhưng nếu văn chương chỉ là hiện thực, là những tháng ngày đau thương, vậy ai sẽ là người gìn giữ vẹn nguyện vẻ đẹp trong trái tim yêu của con người. Giữa muôn vàn suy tưởng, tôi bắt gặp … đang nhặt nhạnh từng chút tình yêu thương trên mảnh đất khô cằn của cuộc đời mà kết tinh lên...
6. Ngày thơ bé, tôi đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần câu chuyện cổ Hy Lạp về vị thần Promete-người đã trái lệnh thần Zeus để mang ngọn lửa ánh sáng xuống trần gian, soi chiếu, sưởi ấm cõi u mê, tăm tối của loài người. Khi đó, với tôi, văn chương cũng giống như “ngọn lửa thần” kia, khai minh, bừng ngộ trong ta những giá trị về cái đẹp, giúp “người gần người hơn”. Tôi tự hỏi, phải chăng, người nghệ sĩ cầm bút cũng phải như thần Promete, trái lệnh, bất tuân để mang văn chương chân chính đến cuộc đời? Giữa những suy tư, tôi chợt nhớ tới…
7. Ngày thơ bé, tôi đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần câu chuyện cổ Hy Lạp về vị thần Promete-người đã trái lệnh thần Zeus để ang ngọn lửa ánh sáng xuống trần gian, soi chiếu, sưởi ấm cõi u mê, tăm tối của loài người. Khi đó, với tôi, văn chương cũng giống như “ngọn lửa thần” kia, khai minh, bừng ngộ trong ta những giá trị về cái đẹp, giúp “người gần người hơn”. Tôi tự hỏi, phải chăng, người nghệ sĩ cầm bút cũng phải như thần Promete, trái lệnh, bất tuân để mang văn chương chân chính đến cuộc đời? Giữa những suy tư, tôi chợt nhớ tới…
8. Chuyện kể rằng trên đỉnh núi Olympia thuở ấy, khi trái đất còn trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prometheus được thần Zeus giao cho họ cai quản trái đất, sáng tạo con người. Hai anh em họ đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra biết bao loài sinh vật thì người anh vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình, ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất này và đó chính là “Con Người”. Có lẽ cũng từ khi đó, con người đã trở thành tâm điểm của mọi sự biến thiên trên vũ trụ này. Trong văn học cũng vậy, hai tiếng thiêng liêng “Con Người” vừa là khởi nguyên, vừa là cái đích và nghệ thuật muốn hướng tới. Phải chăng vì thế……
9. Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của người nghệ sĩ. Bởi đó là nơi để họ gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Để rồi những tác phẩm văn chương đích thực ra đời từ những cảm xúc, những chân thành và khát khao sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ, chứ không thể là một sản phẩm hời hợt, máy móc hay áp đặt, nhạt nhẽo, nịnh bợ hay lòe bịp, mị dân hay là bởi chỉ để thỏa mãn những thứ tầm thường. Và có lẽ…
10. Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Vậy đối với thơ tình là gốc, lời là cảnh, thanh là họa, nghĩa là quả”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh của thơ ca, thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu có vần chứ không làm được nhà thơ. Đồng thời, thơ ca không bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà nó được ý thức, được siêu thăng, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với ý thức về mình, về đời. Hiểu được điều đấy
11. Văn chương là thứ bùa màu nhiệm và bí ẩn, có sức cuốn hút và mê đắm lòng người bởi nó là kết tinh của triệu vì tinh tú, của vạn giọt nước trong, của nghìn viên ngọc quý giữa lòng cuộc sống. Nhà văn chính là người chắt chiu những vẻ đẹp đương tiềm ẩn, gạn đục khơi trong, đãi cát tìm vàng để sáng tạo ra tác phẩm của mình. Bởi thế mà mỗi sáng tác của người nghệ sĩ đều là để cho cái đẹp của Trái Đất đều ít nhiều đem đến những quan niệm, lí tưởng, thị hiếu và xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc. Tác phẩm ra đời là để đánh dấu quá trình khổ công, miệt mài tìm kiếm những chất liệu mộc, thô sơ từ trong cuộc sống, nhào nặn, chế biến và sáng tạo chúng dựa trên quy luật của cái đẹp và quan niệm thẩm mĩ của cá nhân nhà văn.
12. Ai đã trót mê đắm văn chương, đặc biệt là văn học Nga, chắc hẳn sẽ một lần đọc qua tuyệt tác “Anna Karenina” của nhà văn Lev Tolstoy. Và có hay chăng, ta sẽ trách Tolstoy quá tàn nhẫn với Anna khi bắt nàng lao vào gầm xe lửa? Thế nhưng, càng ngẫm nghĩ kỹ, ta sẽ nhận ra cái chết của Anna dẫu rất đỗi bi thương, dẫu lột tả bức tranh thời đại vô cùng u ám, tối tăm nhưng vẫn tỏa ra một thứ ánh sáng rực rỡ của trái tim yêu mãnh liệt, thứ ánh sáng lung linh từ tâm hồn. Phải chăng, đó là một quy luật của nghệ thuật chân chính, cái mà văn học hướng tới vẫn là cái đẹp, cái cao cả?
Những đoạn văn trên không chỉ sử dụng để mở bài nếu các bạn khéo léo kết hợp và lồng ghép ở nhiều vị trí khác nhau sẽ giúp bài các bạn có điểm sáng. Chúc mọi người học tốt
1. Sáng tạo văn chương là một nghề nhưng là “nghề của bề sâu”, nó cũng tựa việc đào giếng vậy, chỉ có đào sâu mới tìm ra mạch nước. Lao động nghệ thuật chưa bao giờ dễ dàng cả: Thầm lặng. Chán nản. Đơn độc. Vất vả. Giằng xé. Tất thảy điều ấy đã góp phần xây dựng những tác phẩm “vượt qua mọi sự băng hoại” cũng như “không thừa nhận cái chết”. Để làm được như vậy, người nghệ sĩ không được coi chữ chỉ đơn thuần là một ký hiệu giao tiếp mà nó phải tựa như một sinh thể cựa quậy, là một thứ mặc khải giúp anh ta bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Hiểu được điều ấy…
2. “Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng” (Anh Đức). Người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo phải là người trinh sát với chiếc cần ăng ten nhanh nhạy nhận mọi tín hiệu, mọi làn sóng để phát đi một tiếng nói duy nhất, đúng đắn nhất và sâu sắc nhất. Mỗi bài thơ, câu văn đều là kết quả quá trình sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau khi đã công phu chọn lựa và nhào nặn chất liệu hiện thực. Do đó, khi một người nghệ sĩ mới xuất hiện, câu hỏi của chúng ta về anh ta là: Anh ta là thế nào? Liệu anh ta có thể đem lại cho chúng ta điều gì mới mẻ trong cách nhìn cuộc sống? Cũng bởi vậy…
3. Từ cổ chí kim, người nghệ sĩ luôn lấy sáng tạo làm tôn chỉ. Tìm đến “cái mới” chính là khát vọng của bất kì thi sĩ hay văn nhân nào. Nhưng khát vọng ấy cũng đồng thời đặt lên vai họ những gánh nặng vô hình trong hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sẽ ra sao khi vần thơ của anh là “bản sao hoàn hảo” của một tác phẩm nào đó? Phải chăng con chữ của anh sẽ chết yểu trên chính trang thơ của mình? Trên dòng chảy viên mãn của văn học nghệ thuật, dường như chỉ được phép xuất hiện những tâm hồn đồng điệu chứ không thể là những con người phiên bản của nhau. Thậm chí chính anh phải tự tẩy trắng giọng văn của mình để đem lại “cái hay” và “cái mới” cho bạn đọc, bởi lẽ, sáng tác văn học như một thứ “sản xuất” mang tính độc bản. Hiểu được điều ấy…
4. Thời gian cứ trôi đi lặng lẽ mà vô tình nhưng thời gian cũng chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi bật lên những tác phẩm hay, độc đáo. Có một nữ văn sĩ từng nói đại ý rằng: “Sẽ không bao giờ chúng ta gặp lại mình như chiều nay”. Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông, mỗi khoảnh khắc trôi đi sẽ không bao giờ trở lại. Cũng bởi lẽ vậy, ta sẽ chẳng bao giờ ta gặp lại một Nam Cao, một Thạch Lam, một Xuân Diệu hay một Huy Cận thứ hai trên cõi đời này nữa. Bởi lẽ văn chương nói chung và thơ ca nói riêng không bao giờ là sự lặp lại, mỗi người nghệ sĩ luôn độc đáo với con đường sáng tác nghệ thuật của riêng mình.
5. Tôi đã từng cho rằng nếu văn chương là triệu con sóng xô bờ thì Nguyễn Minh Châu sẽ là người đãi cát lặng lẽ, “kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”.Nếu văn chương hóa cái rung mình trong đêm đông giá rét, thì chẳng chút ngại ngần, Nam Cao sẽ đến, dệt may “tấm chăn” ủ ấm những tiếng lòng đang run rẩy. Nhưng nếu văn chương chỉ là hiện thực, là những tháng ngày đau thương, vậy ai sẽ là người gìn giữ vẹn nguyện vẻ đẹp trong trái tim yêu của con người. Giữa muôn vàn suy tưởng, tôi bắt gặp … đang nhặt nhạnh từng chút tình yêu thương trên mảnh đất khô cằn của cuộc đời mà kết tinh lên...
6. Ngày thơ bé, tôi đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần câu chuyện cổ Hy Lạp về vị thần Promete-người đã trái lệnh thần Zeus để mang ngọn lửa ánh sáng xuống trần gian, soi chiếu, sưởi ấm cõi u mê, tăm tối của loài người. Khi đó, với tôi, văn chương cũng giống như “ngọn lửa thần” kia, khai minh, bừng ngộ trong ta những giá trị về cái đẹp, giúp “người gần người hơn”. Tôi tự hỏi, phải chăng, người nghệ sĩ cầm bút cũng phải như thần Promete, trái lệnh, bất tuân để mang văn chương chân chính đến cuộc đời? Giữa những suy tư, tôi chợt nhớ tới…
7. Ngày thơ bé, tôi đã từng đọc đi đọc lại rất nhiều lần câu chuyện cổ Hy Lạp về vị thần Promete-người đã trái lệnh thần Zeus để ang ngọn lửa ánh sáng xuống trần gian, soi chiếu, sưởi ấm cõi u mê, tăm tối của loài người. Khi đó, với tôi, văn chương cũng giống như “ngọn lửa thần” kia, khai minh, bừng ngộ trong ta những giá trị về cái đẹp, giúp “người gần người hơn”. Tôi tự hỏi, phải chăng, người nghệ sĩ cầm bút cũng phải như thần Promete, trái lệnh, bất tuân để mang văn chương chân chính đến cuộc đời? Giữa những suy tư, tôi chợt nhớ tới…
8. Chuyện kể rằng trên đỉnh núi Olympia thuở ấy, khi trái đất còn trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prometheus được thần Zeus giao cho họ cai quản trái đất, sáng tạo con người. Hai anh em họ đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra biết bao loài sinh vật thì người anh vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình, ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất này và đó chính là “Con Người”. Có lẽ cũng từ khi đó, con người đã trở thành tâm điểm của mọi sự biến thiên trên vũ trụ này. Trong văn học cũng vậy, hai tiếng thiêng liêng “Con Người” vừa là khởi nguyên, vừa là cái đích và nghệ thuật muốn hướng tới. Phải chăng vì thế……
9. Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của người nghệ sĩ. Bởi đó là nơi để họ gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Để rồi những tác phẩm văn chương đích thực ra đời từ những cảm xúc, những chân thành và khát khao sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ, chứ không thể là một sản phẩm hời hợt, máy móc hay áp đặt, nhạt nhẽo, nịnh bợ hay lòe bịp, mị dân hay là bởi chỉ để thỏa mãn những thứ tầm thường. Và có lẽ…
10. Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Vậy đối với thơ tình là gốc, lời là cảnh, thanh là họa, nghĩa là quả”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh của thơ ca, thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu có vần chứ không làm được nhà thơ. Đồng thời, thơ ca không bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà nó được ý thức, được siêu thăng, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với ý thức về mình, về đời. Hiểu được điều đấy
11. Văn chương là thứ bùa màu nhiệm và bí ẩn, có sức cuốn hút và mê đắm lòng người bởi nó là kết tinh của triệu vì tinh tú, của vạn giọt nước trong, của nghìn viên ngọc quý giữa lòng cuộc sống. Nhà văn chính là người chắt chiu những vẻ đẹp đương tiềm ẩn, gạn đục khơi trong, đãi cát tìm vàng để sáng tạo ra tác phẩm của mình. Bởi thế mà mỗi sáng tác của người nghệ sĩ đều là để cho cái đẹp của Trái Đất đều ít nhiều đem đến những quan niệm, lí tưởng, thị hiếu và xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc. Tác phẩm ra đời là để đánh dấu quá trình khổ công, miệt mài tìm kiếm những chất liệu mộc, thô sơ từ trong cuộc sống, nhào nặn, chế biến và sáng tạo chúng dựa trên quy luật của cái đẹp và quan niệm thẩm mĩ của cá nhân nhà văn.
12. Ai đã trót mê đắm văn chương, đặc biệt là văn học Nga, chắc hẳn sẽ một lần đọc qua tuyệt tác “Anna Karenina” của nhà văn Lev Tolstoy. Và có hay chăng, ta sẽ trách Tolstoy quá tàn nhẫn với Anna khi bắt nàng lao vào gầm xe lửa? Thế nhưng, càng ngẫm nghĩ kỹ, ta sẽ nhận ra cái chết của Anna dẫu rất đỗi bi thương, dẫu lột tả bức tranh thời đại vô cùng u ám, tối tăm nhưng vẫn tỏa ra một thứ ánh sáng rực rỡ của trái tim yêu mãnh liệt, thứ ánh sáng lung linh từ tâm hồn. Phải chăng, đó là một quy luật của nghệ thuật chân chính, cái mà văn học hướng tới vẫn là cái đẹp, cái cao cả?
Những đoạn văn trên không chỉ sử dụng để mở bài nếu các bạn khéo léo kết hợp và lồng ghép ở nhiều vị trí khác nhau sẽ giúp bài các bạn có điểm sáng. Chúc mọi người học tốt
- Từ khóa
- mở bài hay nlvh