Nhắc đến mùa hè, là nhắc đến một mùa xa trường lớp, thầy cô, bè bạn của các em học sinh. Khi những chùm hoa phượng đỏ rực như đốm lửa lơ lửng giữa những tán lá xanh um là dấu hiệu hè về chính xác nhất. Thời gian này, học sinh tạm chia tay nhau để bắt đầu kỳ nghỉ hè tuyệt diệu. Không những vậy, trong ký ức của tôi, mùa hè còn là mùa của những trái ngọt đậm đà hương quê. Tôi luôn nhớ hình ảnh mẹ đi chợ về, trong giỏ ngoài thức ăn của cả nhà thì không quên thưởng cho chị em chúng tôi khi thì những chùm vải thiều đỏ tươi, khi thì nhãn mọng nước hoặc chôm chôm lủa tủa râu vàng đỏ… Đó đều là những loại trái cây đặc trưng ở vùng nông thôn khô cằn miền Nam Trung Bộ mà luôn sẵn ở chợ mỗi độ hè về.
Trong đó, chúng tôi luôn yêu thích trái vải thiều ngọt lịm và luôn giành nhau những trái to nhất về phần mình. Vì những cuộc đụng độ tranh giành giữa tôi và đứa em rất quyết liệt, nên mẹ đã phân phát đều cho mỗi đứa sau khi đặt giỏ đi chợ xuống thềm. Sinh ra ở miền đồng bằng duyên hải nắng nóng với khí hậu khắt nghiệt, chúng tôi chưa có cơ hội tận mắt chứng kiến sự ra hoa kết trái của vải thiều nhưng cũng được may mắn biết đến qua phim ảnh, thời sự, internet… Niềm yêu thích thứ quả mọng nước, ngọt thơm này đã thôi thúc tôi tìm hiểu nhiều hơn về vải thiều.
Những chùm vải trĩu quả báo hiệu mùa ấm no - Nguồn: Internet
Ở nước ta, vải thiều được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Theo sử liệu, cây vải thiều đầu tiên được cụ Hoàng Văn Cơm ở Thanh Hà, Hải Dương trồng từ hạt vải do thương nhân Trung Quốc ăn rồi vứt đi. Vì gốc của những người thương nhân ở Thiều Châu nên loại trái cây này được đặt tên là vải thiều. Từ đó, vải thiều được trồng rộng khắp huyện Thanh Hà, Hải Dương và địa phương này trở thành nơi khai sinh ra giống vải được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Vải ở Thanh Hà là giống vải có kích thước quả bé nhất, hình dạng hơi tròn, vỏ sần sùi, khi chín có màu đỏ và hạt thì đen tuyền, cùi dày ngọt và mọng nước. Hơn nữa, khi ăn, người ta dễ dàng cảm nhận được hương thơm rất đặc trưng, miếng vải cho vào miệng tan ra vị se se chua rồi ngọt lịm dần nơi đầu lưỡi. Cây vải thiều Thanh Hà càng lâu đời thì hạt của trái vải càng nhỏ, nhiều trái hầu như không có hạt. Giống vải này thích hợp khi canh tác trên vùng đất trung du và thường ra hoa vào tháng 3 và chín rộ vào tháng 6 dương lịch.
Có nguồn gốc ở Hải Dương nhưng bằng khối óc cùng sự ham mê lao động, người dân đã đem giống vải này về trồng ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và cho năng suất rất cao mỗi năm. Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh, địa hình chủ yếu là núi, đồi, đất thì sỏi đá nhiều vô kể. Tận dụng địa hình thuận lợi cho sự phát triển của vải thiều, ngày nay, nông dân Lục Ngạn đã phủ xanh những ngọn đồi bằng giống vải thiều Thanh Hà, đem lại nguồn lợi kinh tế chủ lực, làm giàu từ chính đất đai ở quê hương bản quán. Từ vùng đất hoang sơ, Lục Ngạn đã trở thành kinh đô của vải thiều, nơi xuất đi hàng trăm tấn vải tiêu thụ trong khắp cả nước và còn xuất khẩu ra thế giới. Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn đã có mặt ở các thị trường khó tính như Nhật và một số nước châu Âu. Đây là cơ hội rất lớn để người nông dân có thể nâng cao đời sống của mình và còn khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Trồng vải để xuất khẩu sang Nhật, châu Âu luôn đòi hỏi nhiều sự khắt khe trong khâu chăm sóc, sử dụng rất hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc sinh học. Bù vào đó, người dân bán với giá cao hơn 30 - 40⁒ so với loại vải thiều thông thường. Năm nay, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch đến nhiều ngành kinh tế nhưng vải thiều vẫn khẳng định được vị thế của mình khi đã xuất khẩu nhiều lô hàng thành công sang thị trường các nước. Đây là tín hiệu rất tốt với nhiều người dân trồng vải ở Bắc Giang và Hải Dương. Quả thật, khi nghe tin này tôi mừng rơn trong lòng vì bà con vụ mùa này không phải lo lắng mà vẫn có đồng tiền để trang trải cuộc sống, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 với sự ảnh hưởng nặng nề này.
Hôm nay, cầm trái vải trên tay, nhấm nháp, tận hưởng vị ngọt thanh, tươi mát tôi lại không quên công trồng, chăm sóc và nâng niu như nâng niu đứa con thơ dại của nông dân các vùng vải thiều ở nước ta. Vào những ngày hè nóng như đổ lửa, lại thêm Covid-19 đang hoành hành mạnh mẽ khắp cả nước, còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ở nhà chống dịch, vừa có thể thưởng thức hương vị vải thiều đầu mùa ngon ngọt. Những ngày này, tôi chỉ mong sao dịch bệnh được đẩy lùi, để bà con nông dân khắp cả nước có vụ mùa bội thu mà không lo về đầu ra, để chúng tôi và các thế hệ sau có thể thưởng thức thêm nhiều mùa vải ngọt như những mùa vải thiều trong ký ức ngọt thơm thuở thơ bé của tôi.
Trong đó, chúng tôi luôn yêu thích trái vải thiều ngọt lịm và luôn giành nhau những trái to nhất về phần mình. Vì những cuộc đụng độ tranh giành giữa tôi và đứa em rất quyết liệt, nên mẹ đã phân phát đều cho mỗi đứa sau khi đặt giỏ đi chợ xuống thềm. Sinh ra ở miền đồng bằng duyên hải nắng nóng với khí hậu khắt nghiệt, chúng tôi chưa có cơ hội tận mắt chứng kiến sự ra hoa kết trái của vải thiều nhưng cũng được may mắn biết đến qua phim ảnh, thời sự, internet… Niềm yêu thích thứ quả mọng nước, ngọt thơm này đã thôi thúc tôi tìm hiểu nhiều hơn về vải thiều.
Những chùm vải trĩu quả báo hiệu mùa ấm no - Nguồn: Internet
Có nguồn gốc ở Hải Dương nhưng bằng khối óc cùng sự ham mê lao động, người dân đã đem giống vải này về trồng ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và cho năng suất rất cao mỗi năm. Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh, địa hình chủ yếu là núi, đồi, đất thì sỏi đá nhiều vô kể. Tận dụng địa hình thuận lợi cho sự phát triển của vải thiều, ngày nay, nông dân Lục Ngạn đã phủ xanh những ngọn đồi bằng giống vải thiều Thanh Hà, đem lại nguồn lợi kinh tế chủ lực, làm giàu từ chính đất đai ở quê hương bản quán. Từ vùng đất hoang sơ, Lục Ngạn đã trở thành kinh đô của vải thiều, nơi xuất đi hàng trăm tấn vải tiêu thụ trong khắp cả nước và còn xuất khẩu ra thế giới. Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn đã có mặt ở các thị trường khó tính như Nhật và một số nước châu Âu. Đây là cơ hội rất lớn để người nông dân có thể nâng cao đời sống của mình và còn khẳng định được thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Trồng vải để xuất khẩu sang Nhật, châu Âu luôn đòi hỏi nhiều sự khắt khe trong khâu chăm sóc, sử dụng rất hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc sinh học. Bù vào đó, người dân bán với giá cao hơn 30 - 40⁒ so với loại vải thiều thông thường. Năm nay, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch đến nhiều ngành kinh tế nhưng vải thiều vẫn khẳng định được vị thế của mình khi đã xuất khẩu nhiều lô hàng thành công sang thị trường các nước. Đây là tín hiệu rất tốt với nhiều người dân trồng vải ở Bắc Giang và Hải Dương. Quả thật, khi nghe tin này tôi mừng rơn trong lòng vì bà con vụ mùa này không phải lo lắng mà vẫn có đồng tiền để trang trải cuộc sống, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 với sự ảnh hưởng nặng nề này.
Vải thiều thơm ngọt là thức quà quý giá ngày hè - Nguồn: Internet
Để làm được điều này, tỉnh Bắc Giang đã chủ động nhiều phương án, kịch bản tiêu thụ nông sản chủ lực khi dịch Covid-19 tràn về vùng quê. Tỉnh này đã xây dựng vùng vải thiều không Covid-19, các đối tượng F1 đều được cách ly tại khu cách ly tập trung và vùng sản xuất vải thiều không có khu cách ly để đảm bảo an toàn cho nông sản và người nông dân. Đồng thời, tỉnh cũng lập chốt kiểm soát rất chặt chẽ người vào, ra thu mua nông sản, khoanh vùng, xét nghiệm đối với lái xe, lao động, thương nhân đến vùng vải. Không chỉ vậy, tỉnh Bắc Giang cũng đồng thời thành lập 2 tổ công tác tại cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai để hỗ trợ thông quan, xuất khẩu vải thiều dễ dàng và an toàn nhất. Nếu xảy ra trường hợp xấu nhất, Bắc Giang đã tính đến phương án sấy vải để tiêu thụ, đây được xem là phương án cuối cùng nếu việc thông quan gặp khó khăn vì dịch bệnh.
Hôm nay, cầm trái vải trên tay, nhấm nháp, tận hưởng vị ngọt thanh, tươi mát tôi lại không quên công trồng, chăm sóc và nâng niu như nâng niu đứa con thơ dại của nông dân các vùng vải thiều ở nước ta. Vào những ngày hè nóng như đổ lửa, lại thêm Covid-19 đang hoành hành mạnh mẽ khắp cả nước, còn gì tuyệt vời hơn khi vừa ở nhà chống dịch, vừa có thể thưởng thức hương vị vải thiều đầu mùa ngon ngọt. Những ngày này, tôi chỉ mong sao dịch bệnh được đẩy lùi, để bà con nông dân khắp cả nước có vụ mùa bội thu mà không lo về đầu ra, để chúng tôi và các thế hệ sau có thể thưởng thức thêm nhiều mùa vải ngọt như những mùa vải thiều trong ký ức ngọt thơm thuở thơ bé của tôi.