Douglas Jerrold đã từng nói: "Hạnh phúc sinh trưởng bên lò sưởi của chúng ta, chứ không phải hái được trong vườn nhà người khác". Thật vậy, hạnh phúc luôn bắt nguồn từ những điều bình dị ngay cạnh bên mỗi người mà đôi khi vì mơ ước lớn lao, chúng ta bỏ quên những điều nhỏ nhoi đó. Gia đình không chỉ là chốn nương náu bình yên mà còn giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống. Bởi vậy, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
Trước tiên, tình cảm gia đình được hiểu là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. Đó là tình yêu thương mà ông bà, cha mẹ dành cho cháu con, là lòng hiếu thảo của con cháu với bề trên, là sự hòa thuận keo sơn anh em vui vầy. Không có tình cảm nào bền chặt bằng tình cảm gia đình bởi dù ta gặp khó khăn hay chông chênh trong đời sống, tình cảm mà mọi người trong nhà dành cho ta sẽ là nguồn động lực to lớn giúp ta vượt qua thất bại. Do đó có thể nói, đây là tình cảm thiêng liêng và vô cùng đáng trân trọng.
Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng. Một gia đình yên ấm sẽ tạo nên một xã hội vững mạnh, một ngôi nhà đầy ắp tiếng cười sẽ tạo nên một thế giới tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng yêu thương con người. Bao người con xa quê làm ăn nhưng hằng năm ngày Tết lại trở về quây quần bên mâm cơm đạm bạc, bao người mẹ, người cha tần tảo sớm hôm chỉ mong cho con mình được cắp sách tới trường. Tình cảm ấy mới cao đẹp làm sao!
Vậy chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình ngày càng bền chặt? Trước tiên, mỗi thành viên cần có sự quan tâm, chia sẻ với mọi người từ những hành động nhỏ nhất. Một câu nói trao yêu thương, một cái ôm thật chặt cũng đủ nói lên tất cả. Với chúng ta - những cô cậu bé còn ngồi trên ghế nhà trường, đó đơn giản là học tập thật tốt, giúp ba mẹ những việc nhỏ trong nhà, cư xử chừng mực với những người xung quanh, như thế cũng đủ để ba mẹ vui lòng. Có thế, tình cảm gia đình mới ngày càng được củng cố và vững mạnh. Mỗi người đều góp sức xây dựng sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc, yên vui.
Có thể nói, tình cảm gia đình là giá trị tinh thần căn bản cần được nâng niu, trân trọng và phát huy. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị điện thoại thông minh dường như là lực cản để các thành viên dần xa cách nhau. Bạn ơi, xin hãy một lần ngồi lại, cùng gia đình!
Trước tiên, tình cảm gia đình được hiểu là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. Đó là tình yêu thương mà ông bà, cha mẹ dành cho cháu con, là lòng hiếu thảo của con cháu với bề trên, là sự hòa thuận keo sơn anh em vui vầy. Không có tình cảm nào bền chặt bằng tình cảm gia đình bởi dù ta gặp khó khăn hay chông chênh trong đời sống, tình cảm mà mọi người trong nhà dành cho ta sẽ là nguồn động lực to lớn giúp ta vượt qua thất bại. Do đó có thể nói, đây là tình cảm thiêng liêng và vô cùng đáng trân trọng.
Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng. Một gia đình yên ấm sẽ tạo nên một xã hội vững mạnh, một ngôi nhà đầy ắp tiếng cười sẽ tạo nên một thế giới tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng yêu thương con người. Bao người con xa quê làm ăn nhưng hằng năm ngày Tết lại trở về quây quần bên mâm cơm đạm bạc, bao người mẹ, người cha tần tảo sớm hôm chỉ mong cho con mình được cắp sách tới trường. Tình cảm ấy mới cao đẹp làm sao!
Vậy chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình ngày càng bền chặt? Trước tiên, mỗi thành viên cần có sự quan tâm, chia sẻ với mọi người từ những hành động nhỏ nhất. Một câu nói trao yêu thương, một cái ôm thật chặt cũng đủ nói lên tất cả. Với chúng ta - những cô cậu bé còn ngồi trên ghế nhà trường, đó đơn giản là học tập thật tốt, giúp ba mẹ những việc nhỏ trong nhà, cư xử chừng mực với những người xung quanh, như thế cũng đủ để ba mẹ vui lòng. Có thế, tình cảm gia đình mới ngày càng được củng cố và vững mạnh. Mỗi người đều góp sức xây dựng sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc, yên vui.
Có thể nói, tình cảm gia đình là giá trị tinh thần căn bản cần được nâng niu, trân trọng và phát huy. Trong thời đại ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị điện thoại thông minh dường như là lực cản để các thành viên dần xa cách nhau. Bạn ơi, xin hãy một lần ngồi lại, cùng gia đình!