Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, ta thấy được một bài học về giữ nước của dân tộc. Đó là những sai lầm của An Dương Vương khi đã chủ quan, mất cảnh giác. Ta cũng thấy được trong truyện là một bi kịch tình yêu giữa hai nhân vật là Mị Châu và Trọng Thủy.
I. Giới thiệu chung:
1. Truyền thuyết.
- Khái niệm: SGK
- Đặc trưng của truyền thuyết:
+ Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hoang đường.
+ Truyền thuyết phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
+ Truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử - văn hoá.
- Cụm di tích lịch sử – văn hoá Cổ Loa là minh chứng lịch sử cho việc sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tóm tắt và chia bố cục văn bản.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước.
- Xây thành:
+ Thành đắp tới đâu bị lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
+ Nhờ Rùa vàng giúp đỡ, thành xây nữa tháng là xong.
-> Khó khăn của buổi đầu dựng nước.
- Chế nỏ:
+ ADV có ý thức cao trong việc bảo vệ thành quả của mình. Điều đó thể hiện ở câu hỏi : Nay nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống?
+ Được rùa vàng tặng móng vuốt để làm lẫy nỏ.
+ Chế nỏ thành công.
- Giữ nước:
+ Triệu Đà cử binh sang xâm lược.
+ Có nỏ thần, quân Đà thua lớn, bèn xin hoà.
=>Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của ADV, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí.
b. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.
* Bi kịch nước mất nhà tan:
- Trách nhiệm An Dương Vương:
+ Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ
+ Cho Trọng Thuỷ ở rể.
+ Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADV vẫn thản nhiên đánh cờ.
-> ADV mất cảnh giác, tạo điều kiện cho quân giặc xâm nhập sâu vào lãnh thổ; không phòng bị nghiêm túc quá ỷ lại vào vũ khí. Ông là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về việc mất nước.
- Trách nhiệm Mị Châu:
+ Lén cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần.
+ Rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn mà không nghĩ tới hậu quả.
-> Mị Châu là kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, đặt tình chồng vợ trên lợi ích quốc gia; tiết lộ quân cơ, dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn cha đến bước đường cùng.
* Bi kịch về tình yêu:
- Nhân vật Mị Châu:
+ Vâng lời cha: lấy Trọng Thuỷ.
+ Yêu chồng mù quáng, nhẹ dạ, cả tin: cho trọng Thuỷ Xem nỏ thần.
+ Không chịu được nỗi đau li biệt: rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn.
-> Chỉ biết nghĩ đến tình cảm riêng, xem nhẹ nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, dẫn đến bi kịch của chính bản thân mình.
- Nhân vật Trọng Thuỷ: Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân:
+ Vừa muốn chiếm Âu Lạc.
+ Vừa muốn làm người chồng chung thuỷ.
-> Mâu thuẫn không thể dung hoà. Cái chết là kết cục của nỗi ân hận, sự giày vò. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của kẻ bị kẹt giữa tham vọng và tình yêu.
c.Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật
.- Đối với An Dương Vương:
+ Chém đầu Mị Châu: thái độ nghiêm khắc của ADV đối với bản thân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.
+ ADV đi xuống biển: Dân gian đã “bất tử hoá” Thục Phán, thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương.
- Đối với Mị Châu:
+ Bị rùa vàng kết tội: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”
->Thái độ nghiêm khắc của nhân dân: mang tội với nước đều bị trừng phạt.
+ Sau khi Mị Châu chết: máu chảy xuống biển trai sò ăn phải biến thành hạt châu.
-> Nỗi thông cảm của nhân dân đối với lỗi lầm vô tình của Mị Châu - kẻ “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối”- Đối với Trọng Thuỷ:
+ Trọng Thuỷ “lao đầu xuống giếng mà chết”: là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình phải bị đền tội.
+ Chi tiết ngọc trai giếng nước:
-> Hoá giải oan tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ.
-> Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thuỷ, hắn cũng chỉ vì bị vua cha lợi dụng.
-=> Tác phẩm kết thúc bằng một vẻ đẹp hoàn mỹ, thể hiện tinh thần khoan dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước).
+ Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
- Ý nghĩa văn bản: Truyện ADV, MC – TT giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Luyện tập:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...
Nội dung chính:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
Tổng hợp
Xem thêm:
Nâng cao "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"
I. Giới thiệu chung:
1. Truyền thuyết.
- Khái niệm: SGK
- Đặc trưng của truyền thuyết:
+ Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hoang đường.
+ Truyền thuyết phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
+ Truyền thuyết có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường lịch sử - văn hoá.
- Cụm di tích lịch sử – văn hoá Cổ Loa là minh chứng lịch sử cho việc sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh nam chích quái”
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tóm tắt và chia bố cục văn bản.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước.
- Xây thành:
+ Thành đắp tới đâu bị lở tới đó.
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
+ Nhờ Rùa vàng giúp đỡ, thành xây nữa tháng là xong.
-> Khó khăn của buổi đầu dựng nước.
- Chế nỏ:
+ ADV có ý thức cao trong việc bảo vệ thành quả của mình. Điều đó thể hiện ở câu hỏi : Nay nếu có giặc ngoài lấy gì mà chống?
+ Được rùa vàng tặng móng vuốt để làm lẫy nỏ.
+ Chế nỏ thành công.
- Giữ nước:
+ Triệu Đà cử binh sang xâm lược.
+ Có nỏ thần, quân Đà thua lớn, bèn xin hoà.
=>Tác giả dân gian muốn ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của ADV, lý tưởng hóa việc xây thành, chế tạo vũ khí.
b. Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.
* Bi kịch nước mất nhà tan:
- Trách nhiệm An Dương Vương:
+ Triệu Đà cầu hôn, vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ
+ Cho Trọng Thuỷ ở rể.
+ Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần, Triệu Đà cất binh sang xâm lược, ADV vẫn thản nhiên đánh cờ.
-> ADV mất cảnh giác, tạo điều kiện cho quân giặc xâm nhập sâu vào lãnh thổ; không phòng bị nghiêm túc quá ỷ lại vào vũ khí. Ông là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về việc mất nước.
- Trách nhiệm Mị Châu:
+ Lén cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần.
+ Rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn mà không nghĩ tới hậu quả.
-> Mị Châu là kẻ ngây thơ, nhẹ dạ, đặt tình chồng vợ trên lợi ích quốc gia; tiết lộ quân cơ, dẫn đường cho giặc đuổi theo, dồn cha đến bước đường cùng.
* Bi kịch về tình yêu:
- Nhân vật Mị Châu:
+ Vâng lời cha: lấy Trọng Thuỷ.
+ Yêu chồng mù quáng, nhẹ dạ, cả tin: cho trọng Thuỷ Xem nỏ thần.
+ Không chịu được nỗi đau li biệt: rắc lông ngỗng trên đường chạy nạn.
-> Chỉ biết nghĩ đến tình cảm riêng, xem nhẹ nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, dẫn đến bi kịch của chính bản thân mình.
- Nhân vật Trọng Thuỷ: Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù, vừa là nạn nhân:
+ Vừa muốn chiếm Âu Lạc.
+ Vừa muốn làm người chồng chung thuỷ.
-> Mâu thuẫn không thể dung hoà. Cái chết là kết cục của nỗi ân hận, sự giày vò. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của kẻ bị kẹt giữa tham vọng và tình yêu.
c.Thái độ của tác giả dân gian đối với nhân vật
.- Đối với An Dương Vương:
+ Chém đầu Mị Châu: thái độ nghiêm khắc của ADV đối với bản thân, đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết.
+ ADV đi xuống biển: Dân gian đã “bất tử hoá” Thục Phán, thể hiện sự yêu mến, kính trọng, tiếc thương.
- Đối với Mị Châu:
+ Bị rùa vàng kết tội: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”
->Thái độ nghiêm khắc của nhân dân: mang tội với nước đều bị trừng phạt.
+ Sau khi Mị Châu chết: máu chảy xuống biển trai sò ăn phải biến thành hạt châu.
-> Nỗi thông cảm của nhân dân đối với lỗi lầm vô tình của Mị Châu - kẻ “một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối”- Đối với Trọng Thuỷ:
+ Trọng Thuỷ “lao đầu xuống giếng mà chết”: là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình phải bị đền tội.
+ Chi tiết ngọc trai giếng nước:
-> Hoá giải oan tình của Mị Châu – Trọng Thuỷ.
-> Nhân dân ta cũng tha thứ cho Trọng Thuỷ, hắn cũng chỉ vì bị vua cha lợi dụng.
-=> Tác phẩm kết thúc bằng một vẻ đẹp hoàn mỹ, thể hiện tinh thần khoan dung, nhân hậu của dân tộc Việt Nam.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật.
+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước).
+ Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
- Ý nghĩa văn bản: Truyện ADV, MC – TT giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung và riêng, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Luyện tập:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Đánh giá về Trọng Thủy ở cả hai ý kiến a) và b) đều chưa được toàn diện và xác đáng.
+ Đối với đất nước Âu Lạc:
Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần để giup Triệu Đà xâm lược Âu Lạc thành công
Trọng Thủy là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ đáng trách, đáng lên án.
+ Đối với tình cảm vợ chồng với Mị Châu:
Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.
Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.
⇒ Về phương diện này, Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
An Dương Vương đã tự tay giết chết người con gái duy nhất của mình nhưng lại được dân gian dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên truyền thống nhân đạo, bao dung và nhân hậu của nhân dân ta.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:
... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu ...
Nội dung chính:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.
Tổng hợp
Xem thêm:
Nâng cao "Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"
- Từ khóa
- ôn tập văn bản