"Chiếc lá cuối cùng" là một truyện ngắn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất, đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu văn học nước ngoài. Tác phẩm của O Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo, gây hứng thú sâu sắc đối với người đọc. Dưới đây là bài phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, mời các bạn cùng tham khảo
Phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng"
Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.
Tình huống đảo ngược trước tiên diễn ra với nhân vật Giôn – xi. Hoàn cảnh túng thiếu lại ốm nặng, cô luôn tự nói với mình rằng cô sẽ không sống lâu nữa và khi cây thường xuân rụng hết lá cô cũng chết. Thấy thân cây chỉ còn vài chiếc lá Giôn-xi và Xiu đều nghĩ rằng ngày mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành cây nữa. Vì vậy, Xiu cũng đã vô cùng tuyệt vọng. Cô không còn gì để khuyên Giôn-xi trước thái độ quả quyết của cô ấy. Nếu ai đọc cũng đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng cũng vào đúng cái lúc người đọc tin rằng lá thường xuân rụng hết thì một tình huống bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán
Lần thứ nhất, O Hen-ri viết: “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng…”. “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Lần thứ hai, cả người trong truyện và người đọc đều vô cùng bất ngờ và sửng sốt vì chiếc lá thường xuân vẫn còn trụ lại trên cành. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra thay đổi trong suy nghĩ của Giôn-xi. Cuối cùng, cô ấy đã nhận ra sự bi quan của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một mạng người ,không còn chán đời như trước và có thêm khát vọng sống. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho thấy rằng em đã ích kỉ như thế nào. Ngày sau khi làm lại cuộc đời, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống.
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã thất bại trong đường đời.
Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định sâu sắc .Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Điều mà cụ Bơ-men quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi cái chết của Giôn-xi giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã thức tỉnh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men.
Cụ Bơ-men chính là đại diên của sự cao thượng, đại diện cho tấm lòng thương người, đức hi sinh cao cả. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là một bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Vì vậy nó thành kiệt tác.
Trên đây là bài phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". Hi vọng bài viết này sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng"
Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.
Tình huống đảo ngược trước tiên diễn ra với nhân vật Giôn – xi. Hoàn cảnh túng thiếu lại ốm nặng, cô luôn tự nói với mình rằng cô sẽ không sống lâu nữa và khi cây thường xuân rụng hết lá cô cũng chết. Thấy thân cây chỉ còn vài chiếc lá Giôn-xi và Xiu đều nghĩ rằng ngày mai sẽ chẳng còn chiếc lá nào bám trên cành cây nữa. Vì vậy, Xiu cũng đã vô cùng tuyệt vọng. Cô không còn gì để khuyên Giôn-xi trước thái độ quả quyết của cô ấy. Nếu ai đọc cũng đều nghĩ cứ cố chấp như vậy Giôn-xi sẽ chết. Nhưng cũng vào đúng cái lúc người đọc tin rằng lá thường xuân rụng hết thì một tình huống bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán
Lần thứ nhất, O Hen-ri viết: “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và bao cơn gió phũ phàng…”. “Vẫn còn một chiếc là thường xuân bám trên bức tường gạch”. Có lẽ người vui mừng nhất lúc này là Xiu. Giôn-xi nhận ra: “Đó là chiếc lá cuối cùng”, và khẳng định: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Sự cố chấp ấy quả thật đáng chê trách. Lại một ngày, một đêm mưa gió trôi qua. Sáng hôm sau, Giôn-xi lại ra lệnh kéo mành lên.
Lần thứ hai, cả người trong truyện và người đọc đều vô cùng bất ngờ và sửng sốt vì chiếc lá thường xuân vẫn còn trụ lại trên cành. Chiếc lá đã chiến thắng được thời tiết, tạo ra thay đổi trong suy nghĩ của Giôn-xi. Cuối cùng, cô ấy đã nhận ra sự bi quan của bản thân mình. Chiếc lá cuối cùng đã cứu một mạng người ,không còn chán đời như trước và có thêm khát vọng sống. Cô nhận ra: “có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho thấy rằng em đã ích kỉ như thế nào. Ngày sau khi làm lại cuộc đời, Giôn-xi bắt đầu mơ ước về tương lai: “một ngày nào đó em hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Vậy là Giôn-xi đã từ cõi chết trở về sự sống.
Sự đảo ngược tình huống còn diễn ra đối với cụ Bơ-men. Khác Giôn-xi, lâu nay, cụ vẫn khỏe mạnh. Thế mà, thật bất ngờ, hai ngày sau khi Giôn-xi hồi sinh, cụ lại ra đi cũng bởi căn bệnh viêm phổi. Bơ-men chết, người ta mới hiểu hết tấm lòng cao thượng của người nghệ sĩ đã thất bại trong đường đời.
Thì ra ngay trong khi làm mẫu cho Xiu, cụ Bơ-men đã có một quyết định sâu sắc .Khi bắt tay vào công việc, người nghệ sĩ ấy đã âm thầm hành động với ước nguyện thật cao cả: trả lại niềm tin vào sự sống cho Giôn-xi. Để thực hiện giải pháp tình thế ấy, cụ Bơ men đã bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Có lẽ cụ cũng không ngờ đó là bức vẽ cuối cùng của đời mình. Điều mà cụ Bơ-men quan tâm lúc đó là làm thế nào để Giôn-xi thôi không bị ám ảnh bởi cái chết của Giôn-xi giúp cô tiếp tục vươn lên giữa cuộc đời. Giôn-xi đã thức tỉnh nhờ nhận ra sức sống mãnh liệt của chiếc lá cuối cùng – tác phẩm của cụ Bơ-men.
Cụ Bơ-men chính là đại diên của sự cao thượng, đại diện cho tấm lòng thương người, đức hi sinh cao cả. Truyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống lần thứ hai. Chiếc lá cuối cùng chỉ là một bức vẽ nhưng nó đem lại niềm tin vào sự sống cho một con người. Hiệu quả mà nó thì vô cùng lớn lao. Vì vậy nó thành kiệt tác.
Trên đây là bài phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng". Hi vọng bài viết này sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
_Chúc các bạn học tốt!_