Tình huống lạ và éo le mà Kim Lân sáng tạo trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” đã giấu kín thái độ của người kệ chuyện. Nhưng đằng sau các câu chữ, vẫn ân chứa tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với kiếp người đau khổ, bắng một cái nhìn xót xa, trìu mến, một tấm lòng đôn hậu, trắc ẩn. Giá trị hiện thực và nhân đạo được lồng trong một tình huống éo le nên càng có sức hấp dẫn người đọc.
Gợi ý làm bàiI. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Một trong những yếu tố làm nên giá trị và thành công của truyện Vợ nhặt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: lạ và éo le.
II. Thân bài:
1. Khái niệm tình huống truyện:
- Tình huống truyện luôn giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt, khiến hiện thực đời sống đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất.
- Tình huống trong Vợ nhặt là tình huống nhặt vợ giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra ở miền Bắc nước ta. Đây là tình huống lạ, éo le, hấp dẫn. Qua đó giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rất sâu sắc.
2. Phân tích cụ thể:
a. Tình huống lạ:
- Cái lạ của tình huống thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt:
+ Lấy vợ, lấy chồng là chuyện quan trọng của đời người. Vậy mà anh nông dân trong truyện đã nghèo, lại xấu trai, lại là dân ngụ cư lại nhặt được vợ giữa cảnh đói khát đang tràn vào xóm ngụ cư “ người chết như ngả rạ… những cái thây nằm còng queo bên đường”
+ Chuyện nghiêm túc thiêng liêng trở thành trò đùa. Chuyện tưởng đùa lại là sự thật. Tình huống lạ này đã gợi đến thân phận bị rẻ rung của các nhân vật trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung trong nạn đói 1945 do bạn thực dân Pháp và phát xít Nhât gây ra.
- Cái lạ của tình huống thể hiện ở số phận các nhân vật:
+ Những người dân trong xóm ngụ cư hết sức ngạc nhiên, xôn xao, thắc mắc.
+ Ngay cả bà cụ Tứ cũng sững sờ ngạc nhiên.
+ Tình huống bất ngờ càng trở nên lạ khi chính Tràng, kẻ nhặt được vợ cũng bán tín, bán nghi “ Ra hắn đã có vợ rồi ư?”.
- Tình huống này lạ bởi:
+ Sau hai lần gặp gỡ, một lời nói đùa “tầm phơ tầm phào”, bốn bát bánh đúc anh ta có vợ liền, mà lại là vợ theo không.
+ Thời buổi đói khát mà Tràng lại đèo bong, đưa thêm miệng ăn về nhà.
b. Tình huống éo le:
- Éo le với các nhân vật:
+ Với Tràng: cũng lo lắng “ chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng vì thương cảm, Tràng đã “chậc,kệ” dứt khoát, chấp nhận bởi trước mắt anh là người đàn bà tiều tụy vì đói khát, lại trông cậy vào anh. Hơn nữa, như mẹ anh nghĩ “ Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”
+ Với người vợ nhặt: đói đến tiều tụy, thảm hại; đói đến mức quên cả sĩ diện và cái duyên con gái, gợi ý để được ăn, đói đến mức theo không một người đàn ông gặp ngòi đường.
+ Với bà cụ Tứ: long đầy mâu thuẫn trước cảnh ngộ éo le này
- Éo le trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: thật tội nghiệp
Bữa ăn chỉ có cháo loãng ăn với muối và một lùm rau chuối thái rối; cám nấu. tất cả bày trên cái mẹt rách. Đây là chi tiết chân thật đến đắng lòng, đẩy tình huống truyện đến cao trào của sự éo le.
3. Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Tình huống truyện làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Tố cáo tội ác của bọn thống trị, gây nên số phận bi thảm cho đồng bào ta.
+ Thể hiện và ca ngợi tình thương, niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động.
- Tình huống truyện lạ và éo le khiến truyện thêm độc đáo, hấp dẫn và xúc động.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Cảm nhận của bản thân: Tình huống lạ và éo le mà Kim Lân sáng tạo đã giấu kín thái độ của người kệ chuyện. Nhưng đằng sau các câu chữ, vẫn ân chứa tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với kiếp người đau khổ, bắng một cái nhìn xót xa, trìu mến, một tấm lòng đôn hậu, trắc ẩn. Giá trị hiện thực và nhân đạo được lồng trong một tình huống éo le nên càng có sức hấp dẫn người đọc.
—————————————
Chúc các bạn ôn thi tốt!
Gợi ý làm bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Một trong những yếu tố làm nên giá trị và thành công của truyện Vợ nhặt là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: lạ và éo le.
II. Thân bài:
1. Khái niệm tình huống truyện:
- Tình huống truyện luôn giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt, khiến hiện thực đời sống đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất, tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất.
- Tình huống trong Vợ nhặt là tình huống nhặt vợ giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra ở miền Bắc nước ta. Đây là tình huống lạ, éo le, hấp dẫn. Qua đó giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rất sâu sắc.
2. Phân tích cụ thể:
a. Tình huống lạ:
- Cái lạ của tình huống thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt:
+ Lấy vợ, lấy chồng là chuyện quan trọng của đời người. Vậy mà anh nông dân trong truyện đã nghèo, lại xấu trai, lại là dân ngụ cư lại nhặt được vợ giữa cảnh đói khát đang tràn vào xóm ngụ cư “ người chết như ngả rạ… những cái thây nằm còng queo bên đường”
+ Chuyện nghiêm túc thiêng liêng trở thành trò đùa. Chuyện tưởng đùa lại là sự thật. Tình huống lạ này đã gợi đến thân phận bị rẻ rung của các nhân vật trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung trong nạn đói 1945 do bạn thực dân Pháp và phát xít Nhât gây ra.
- Cái lạ của tình huống thể hiện ở số phận các nhân vật:
+ Những người dân trong xóm ngụ cư hết sức ngạc nhiên, xôn xao, thắc mắc.
+ Ngay cả bà cụ Tứ cũng sững sờ ngạc nhiên.
+ Tình huống bất ngờ càng trở nên lạ khi chính Tràng, kẻ nhặt được vợ cũng bán tín, bán nghi “ Ra hắn đã có vợ rồi ư?”.
- Tình huống này lạ bởi:
+ Sau hai lần gặp gỡ, một lời nói đùa “tầm phơ tầm phào”, bốn bát bánh đúc anh ta có vợ liền, mà lại là vợ theo không.
+ Thời buổi đói khát mà Tràng lại đèo bong, đưa thêm miệng ăn về nhà.
b. Tình huống éo le:
- Éo le với các nhân vật:
+ Với Tràng: cũng lo lắng “ chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng vì thương cảm, Tràng đã “chậc,kệ” dứt khoát, chấp nhận bởi trước mắt anh là người đàn bà tiều tụy vì đói khát, lại trông cậy vào anh. Hơn nữa, như mẹ anh nghĩ “ Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được”
+ Với người vợ nhặt: đói đến tiều tụy, thảm hại; đói đến mức quên cả sĩ diện và cái duyên con gái, gợi ý để được ăn, đói đến mức theo không một người đàn ông gặp ngòi đường.
+ Với bà cụ Tứ: long đầy mâu thuẫn trước cảnh ngộ éo le này
- Éo le trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: thật tội nghiệp
Bữa ăn chỉ có cháo loãng ăn với muối và một lùm rau chuối thái rối; cám nấu. tất cả bày trên cái mẹt rách. Đây là chi tiết chân thật đến đắng lòng, đẩy tình huống truyện đến cao trào của sự éo le.
3. Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Tình huống truyện làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
+ Tố cáo tội ác của bọn thống trị, gây nên số phận bi thảm cho đồng bào ta.
+ Thể hiện và ca ngợi tình thương, niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động.
- Tình huống truyện lạ và éo le khiến truyện thêm độc đáo, hấp dẫn và xúc động.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Cảm nhận của bản thân: Tình huống lạ và éo le mà Kim Lân sáng tạo đã giấu kín thái độ của người kệ chuyện. Nhưng đằng sau các câu chữ, vẫn ân chứa tấm lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với kiếp người đau khổ, bắng một cái nhìn xót xa, trìu mến, một tấm lòng đôn hậu, trắc ẩn. Giá trị hiện thực và nhân đạo được lồng trong một tình huống éo le nên càng có sức hấp dẫn người đọc.
—————————————
Sửa lần cuối: