Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Thích Văn Học
Thích Văn Học
  • Sáng tạo nội dung (content) đến từ Hà Nội
Đề bài: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu).


Bài làm:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm và nêu bật được tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm là gì.

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân.

- Từ cảm hứng sử thi lãng mạn, huyền ảo đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm thời kì chiến tranh, cảm hứng của ông dần dần chuyển sang tính chất triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá ý nghĩa bản chất con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983) và “Bến quê” (1985) đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của văn học nước ta từ sau năm 1975.

- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được in lần đầu tiên trong tập “Bến quê“, sau được tác giả lấy làm tên chung cho cả tuyển tập truyện ngắn của mình, in năm 1987. Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình hưống truyện vô cùng đặc sắc.

2. Phân tích tình huống truyện trong "Chiếc thuyền ngoài xa"

a) Định nghĩa tình huống truyện:

Là hoàn cảnh được tác giả tạo dựng bằng một sự kiện đặc biệt để từ đó thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác giả.

b) Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài bãi biển và ở toà án huyện

– Ở ngoài bãi biển

+ Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng: Bức tranh thiên nhiên toàn bích của chiếc thuyền lưới vó đang tiến gần bờ trong buổi sớm mai “trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự hoàn thiện...”. Trong đôi mắt người nghệ sĩ khát khao cái đẹp thì đó là “cảnh đắt trời cho” chứa đựng chân lí sự hoàn thiện, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.

+ Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí, phi nghệ thuật: Cảnh tượng xấu xí: người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, người đàn ông cục mịch, hung bạo. Thiếu tính người: người chồng đánh đập vợ thô bạo, đứa con bảo vệ mẹ, đánh lại cha => Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra: đằng sau cái đẹp cảnh “đắt” trời cho là khung cảnh xấu xí, chứa đựng sự thật tàn nhẫn - nạn bạo hành gia đình.

– Trong toà án huyện

+ Người đàn bà dù bị đánh đập, bị nguyền rủa mỗi ngày bởi người chồng vũ phu nhưng khi tòa khuyên bà bỏ chồng thì bà lại van xin “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Với bà “người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” là rất khó khăn. Dù người đó có vũ phu thì cũng cần đến những lúc sóng gió ngoài biển khơi.

Niềm vui của bà là được ngắm con cái ăn no, ngủ say và chờ đợi những đôi lúc “vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ”, người đàn bà trên thuyền sống vì con.

+ Câu chuyện người đàn bà khiến Phùng và Đẩu một lần nữa nhận thức sâu hơn về cuộc đời:

++ Cuộc sống mưu sinh có thể làm người hiền lành trở nên thô bạo

++ Đằng sau vẻ xấu xí kia thì người đàn bà lại nhân hậu, vị tha, hiểu đời

++ Vị chánh án nhận ra cuộc sống hôn nhân không dễ dàng giải quyết được bằng cách dứt khoát như anh nghĩ.

++ Nhà nhiếp ảnh nhận ra nghệ thuật thì đẹp đấy nhưng cuộc đời sinh ra nghệ thuật vẫn nhiều khiếm khuyết. Hình thức bên ngoài của người đàn bà không nói lên được lòng vị tha, nhân hậu và nỗi đau bên trong. Người cán bộ đôi khi lại chưa thể thấu hiểu vì còn thiếu trải nghiệm.

3. Ý nghĩa tình huống truyện:

– Tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua tình huống truyện: Đó là những phát hiện sâu sắc của người nghệ sĩ về cuộc đời, con người, sự gắn kết giữa nghệ thuật và đời sống.

+ Cuộc đời vốn là bức tranh nhiều màu sắc, nhiều nghịch lý mà khi nhìn vẻ bề ngoài khó lòng mà đánh giá. Từ cái nhìn của chánh án Đẩu, tác giả cho ta cái nhìn đa chiều, toàn diện.

+ Đôi khi thiện chí không là chưa đủ để giúp đỡ ai đó, cần phải gắn liền với thực tế để trải nghiệm, thấu hiểu họ.

+ Mỗi chúng ta cần nhìn lại bản thân để hoàn thiện nhân cách.

+ Nghệ thuật không thể tách rời cuộc đời, nó phải có cội rễ từ đời sống và phản ánh đời sống chân thật nhất.

– Tình huống truyện còn mang ý nghĩa nền tảng để nhà văn xây dựng thành công nhân vật:

+ Người đàn bà hàng chài với nỗi khổ cả thể xác lẫn tâm hồn thế nhưng vẫn ngời lên đức tính tốt đẹp của người phụ nữ.

+ Người chồng là kết quả của cuộc sống túng thiếu, bế tắc

+ Phùng – người nghệ sĩ tha thiết với cuộc đời, Đẩu - chánh án có lòng tốt nhưng cả hai còn thiếu kinh nghiệm sống.

– Tình huống truyện còn lôi cuốn người đọc bởi nhiều sự vỡ ra, bất ngờ.

– Tình huống truyện chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn:

+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng đồng

+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.


III. Kết bài

- Tình huống truyện là một thành công lớn của truyện ngắn nói chung và của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng.

- Với tình huống truyện độc đáo sẽ tạo ra tài năng của tác giả.

Nguồn : Sưu tầm
 
Từ khóa
chiec thuyen ngoai xa người đàn bà nguyen minh chau phân tích tình huống truyện tác giả tác phẩm tai nang tinh huong truyen tình huống truyện độc đáo truyen ngan
573
0
3

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Tham khảo phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài đặc sắc:

Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn tiên phong của thời kỳ đổi mới sau năm 1975. “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ thay đổi về quan niệm nhân sinh mà còn thay đổi cả về quan niệm nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật và văn học của ông được thể hiện rõ nhất qua tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn tiêu biểu của ông trong giai đoạn sáng tác thứ hai cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự.

Tình huống truyện đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Đây cũng cơ sở để Nguyễn Minh Châu xây dựng một câu chuyện vô cùng độc đáo cũng như thu hút sự chú ý của người đọc. Tình huống truyện trong truyện ngắn tạo nên các sự kiện đặc biệt tác động đến đời sống nhân vật và ở đó quan niệm nhân sinh của nhà văn cũng hiện lên rõ nét. Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa là một hoàn cảnh đầy éo le. Từ tình huống nhận thức của nhân vật Phùng cho đến những giây phút giác ngộ sau này. Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa nằm ở hai phát hiện của nhân vật Phùng.

Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng phòng phân công nhiệm vụ đến một vùng biển miền Trung xa xôi để chụp ảnh chuẩn bị cho bộ lịch năm mới. Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, phục kích để tìm được bức ảnh ưng ý thì Phùng đã nhìn thấy cảnh con thuyền đánh cá ngoài xa thấp thoáng trong sương sớm. Đây cũng chính là lúc Phùng phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa, anh đánh giá đây là cảnh đắt trời cho, rất quý và hiếm gặp. Người đọc có thể thấy được nhân vật Phùng đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên tuyệt bích là một vẻ đẹp không thể gặp lại lần thứ hai. Điểm thêm vẻ đẹp trong bức tranh ấy là vài bóng người lớn, trẻ con ngồi trên chiếc mui khum khum. Chiếc thuyền đánh cá đang chuyển động và cập bến xuất hiện đứng yên ngay trước mắt anh nhiếp ảnh Phùng. Đối diện với vẻ đẹp tuyệt bích ấy anh cảm thấy bối rối, “trái tim như có gì bóp thắt”. Người đọc có thể nhận ra cái đẹp hướng về con người đến những giá trị đạo đức, những điều thanh cao trong sạch, có thể thanh lọc tâm hồn con người. Phùng ý thức được cái đẹp có vai trò quan trọng của với đời sống con người, anh đã cố gắng thu giữ hết lấy mọi khoảnh khắc ấy, nên anh bấm lia lịa máy ảnh hết một phần tư cuốn phim.

Tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa còn thể hiện ở sự éo le người đàn bà làng chài. Khi chiếc thuyền cập bến, Phùng lại phát hiện ra bao điều bất ngờ từ một gia đình ngư dân trái ngược lại hoàn toàn với phát hiện thứ nhất của anh. Trong chiếc thuyền hình ảnh một người đàn ông to lớn với những đường nét thô kệch và một người đàn bà rỗ mặt, mệt mỏi. Không chỉ sự xuất hiện của những con người với vẻ ngoài xấu xí mà còn xuất hiện cảnh bạo lực gia đình dã man, đảo lộn luân thường đạo lý. Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà một cách dã man. Lão ta vừa đánh vừa chửi rủa thậm tệ, và sau đó là hình ảnh thằng con tên Phác đã lao đến đánh trả bố để bảo vệ người mẹ của mình. Phùng bất ngờ chính sự cam chịu của người đàn ấy khi bị đánh không lời oán trách, không chống trả hay chạy trốn. Trước cảnh tượng đấy, nhân vật Phùng trải qua biết bao cảm xúc khác nhau.

Nếu như khi đứng trước cảnh chiếc thuyền đánh cá ngoài xa trong sương sớm Phùng cảm thấy xúc động và vui sướng trước cái đẹp, thì giờ đây anh chỉ có thể kinh ngạc bởi sự thật quá nghiệt ngã, trớ trêu khi anh chứng kiến chiếc thuyền ngoài xa ấy ở cự ly gần mình. Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, người đọc thấy được vẻ đẹp hoàn hảo tuyệt bích khi con thuyền ở ngoài xa ra nếu chiếc thuyền ở ngoài xa. Nhưng khi lại gần thì đối lập với vẻ đẹp ấy là sự hiện thân của nghèo đói, bạo hành, là cảnh bạo lực gia đình, chồng đánh vợ, con đánh cha. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Phùng đã vứt chiếc máy ảnh để chạy lại cứu người đàn bà. Hành động này của Phùng đã nói lên điều quan trọng nhất đối với Phùng chính là cứu người đàn bà kia chứ không phải là những bức ảnh kia. Hai hình ảnh đối lập nhau khi chiếc thuyền lúc ở ngoài xa và lúc lại gần. Cảnh tượng đẹp và xấu, cái thiện và cái ác, hòa lẫn với tâm hồn trong sáng cùng những đớn đau, dằn vặt đã tạo nên một khung cảnh.

Tác giả muốn đặt Phùng trong tình huống éo le ấy, để muốn đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ thuật phải vì cuộc sống. Qua hai tình huống truyện của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy nhà văn có cái nhìn đa diện nhiều chiều, xa và gần, từ bên ngoài đến bên trong. Qua đó mới có thể thấy và đánh giá đúng được bản chất của hiện tượng đó. Bên cạnh hai cảnh đối lập khi con thuyền ở ngoài xa và gần thì Phùng còn có ấn tượng về người đàn bà hàng chài. Ấn tượng ban đầu là vẻ ngoài xấu xí, thô kệch, nghèo khổ, đáng thương và cam chịu khi bị chồng đánh đập mắng chửi thậm tệ mà không có chút phản kháng nào lại.

Theo lời mời của Đẩu thì người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện để bàn công việc gia đình, giúp bà bỏ người chồng bạo lực. Người đàn bà có vẻ sợ sệt, lưng túng, đôi mắt lúc thì ngước lên nhìn Đẩu, lúc thì nhìn xuống đất. Khi nghe chánh án Đẩu nói về việc ly hôn chồng thì chị lại cương quyết không chịu bỏ chồng, chắp tay lạy vái và van xin. Sau khi nghe người đàn bà kể về câu chuyện của cuộc đời mình thì cuối Phùng đã hiểu vì sao chị không chịu bỏ chồng. Vì tình thương con mà người đàn bà không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, chửi bới để nuôi con khôn lớn. Người đàn bà cần có phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đàn con. Chị cũng cho biết thêm về người chồng đằng sau vẻ cục tính, hung bạo là một người hiền lành, chấp nhận lần lỗi tuổi trẻ của người đàn bà. Người đàn bà cũng nhận mọi tội lỗi về mình, và cũng nói về những lần hiếm hoi hạnh phúc chả gia đình. Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận, đến đây mặt chị bừng sáng lên nụ cười, niềm vui của gia đình chính là động lực của chị để vượt qua khó khăn. Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng nhận ra bên ngoài cái ngoại hình xấu xí, thô kệch ấy người phụ nữ thấu hiểu bao dung, trải đời, hiểu và yêu thương chồng con và có lòng vị tha.

Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện vô cùng cuốn hút và độc đáo. Đằng sau bức tranh tuyệt đẹp ấy là những nghịch cảnh ngang trái trong gia đình người đàn bà hàng chài. Nhân vật Phùng trong tác phẩm cũng chính là sự hóa thân của tác giả gửi gắm vào đó với một góc nhìn khách quan, tinh tế. Thông qua tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã thể hiện nhiều thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Khi nhìn nhận đánh giá về một sự vật hiện tượng chúng ta không thể nhìn sơ lược mà cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều để nhìn nhận vấn đề. Qua đó giúp người đọc có thể cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng như trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Nguồn: st
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Tham khảo phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa

Nghệ thuật và cuộc đời luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Bởi vậy, nhà văn Nam Cao đã nói về quan điểm nghệ thuật của mình như sau: "Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, cũng không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Và nhà văn không được trốn tránh sự thật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón lấy những tiếng vang động của đời". Với cùng một quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh" nên nhà văn Nguyễn Minh Châu khi đặt bút cũng thể hiện rõ những quan điểm, lập trường của bản thân qua những tác phẩm gắn liền với cuộc sống thực tế. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" cũng vậy, nó thể hiện rất rõ mối quan hệ của nghệ thuật với cuộc sống cũng như những giá trị nhân văn tốt đẹp thông qua một tình huống truyện đặc sắc, gần gũi nhưng cũng vô cùng ấn tượng.

Tình huống truyện chính là bối cảnh của câu truyện, trong đó sẽ có những sự kiện mang tính chất đặc biệt xảy ra, là thời khắc mà sự sống hiện lên một cách mạnh mẽ nhất. Chính những tình huống truyện ấy như một chiếc chìa khoá, là cái cốt lõi để từ đó tác giả thể hiện ra những tư tưởng, suy nghĩ của mình về cuộc sống, về nhân sinh. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên một tình huống truyện đầy hấp dẫn mang tính nhận thức, được thể hiện thông qua hai bức tranh: bức tranh nơi bãi biển buổi sớm và bức tranh ở toà án huyện. Hai bức tranh ấy đều chứa đựng trong đó những điều đầy bất ngờ, những tình tiết thú vị khiến cho vị nhiếp ảnh Phùng cũng như độc giả sẽ có được những góc nhìn khác về cuộc sống này.

Tình huống đầu tiên của câu chuyện xảy ra ở ngoài biển, nơi mà nhiếp ảnh gia Phùng dự định sẽ đến chụp những bức ảnh thật đẹp về khung cảnh biển lúc sớm mai để in lên bộ lịch nghệ thuật. Vị nhiếp ảnh gia ấy đến đây với một tâm thế của người làm nghệ thuật, luôn hướng về cái đẹp và tìm kiếm cái đẹp. Và chính bởi sự khát khao cái đẹp một cách nồng nàn, cháy bỏng ấy mà một nhà nghệ thuật chân chính như anh vẫn chưa thấy được bức ảnh nào đáng giá trong số những bức ảnh anh chụp được những ngày ở đây. Và rồi bất ngờ anh cũng đã bắt được một khoảnh khắc đắt giá mà có lẽ cả đời cầm máy ảnh của anh chưa bao giờ thấy được. Bức ảnh mà anh chụp như "một bức tranh mực tàu của danh hoạ thời cổ", anh cảm thấy như bản thân mình đã "khám phá ra chân lý của sự toàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

Thế nhưng đối lập với cảnh đẹp đắt giá ấy, một hiện thực tàn khốc đã xuất hiện khi mà trên con thuyền ấy có hai người bước xuống - họ đại diện cho những mảnh đời bất hạnh đầy khốn khó của một gia đình làng chài ẩn trong bức tranh thơ mộng nơi biển cả trong con mắt của Phùng. Trong cái khung cảnh lãng mạn của bức hoạ ấy, tiếng thét của người đàn ông như đã phá tan, xé toạc tất cả những vẻ đẹp toàn mỹ của bức tranh: "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ". Và rồi bóng người ngày càng hiện rõ hơn - một người đàn bà thô kệch đến mức xấu xí, mặt đầy những vết rỗ và hiện lên một vẻ mệt mỏi chẳng thể che giấu được. Đi sau là người đàn ông với cái đầu tổ quạ, chân đi chữ bát và ánh mắt của hắn chất đầy sự độc dữ đang nhìn chằm chằm vào người đàn bà ấy. Cuộc bạo hành gia đình lại tiếp tục diễn ra ngay trước mắt của Phùng - một người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Tên đàn ông rút ra chiếc thắt lưng và quật liên tiếp vào người vợ mà nếu như không biết đó là một cặp vợ chồng thì người ta sẽ tưởng họ là kẻ thù của nhau. Vậy nhưng người đàn bà vẫn nhẫn nhục, không phản kháng cũng chẳng trốn chạy. Tất cả những sự việc ấy được Phùng chứng kiến toàn bộ, nhưng nó quá nhanh khiến anh chẳng thể phản ứng lại, anh cũng không thể hiểu nổi những điều kinh khủng đang hiện ra ngay trước mặt mình. Anh chỉ kịp vứt chiếc máy ảnh rồi chạy tới can ngăn, để rồi lại chứng kiến thêm cái cảnh đứa con trai để bảo vệ mẹ mà đã đánh lại bố mình. Khi những con người ấy rời đi, khung cảnh lại trở về với bãi cát mênh mông, hoang vắng và cái cảnh đắt giá trời cho cũng đã biến mất như chưa từng xuất hiện. Có thể thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rất tài tình khi xây dựng tình huống truyện này. Nhà văn đã để mọi thứ được mở ra bằng một bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên vùng biển, nhưng ngay sau đó tất cả đã bị phá tan bởi cảnh bạo lực gia đình của những con người bước ra từ chiếc thuyền ấy. Tưởng chừng như người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trong sáng, một vẻ đẹp có đầy đủ các yếu tố chân - thiện - mỹ nhưng để rồi cuối cùng lại để lộ ra những điều xấu xa, đáng sợ.

Tiếp sau đó, nhà văn lại xây dựng một tình huống truyện thứ hai ở toà án huyện. Trước những điều mà mình chứng kiến cũng như suy nghĩ, về gia đình đó, Phùng và chánh án toà án huyện - Đẩu đã muốn giúp cho người đàn bà ấy ly hôn. Tưởng chừng như đó là một sự giải thoát khỏi những trận đòn roi, khỏi những sự tra tấn về tinh thân cho người đàn bà ấy, thế nhưng chị lại từ chối việc ly hôn này: "Con lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó..." Sự phản ứng của người đàn bà ấy đã gây ra bất ngờ và sự khó hiểu cho Phùng và Đẩu, nó khiến cho không gian của căn phòng ấy trở nên thật ngột ngạt. Thế nhưng, có lẽ Phùng đã dần hiểu ra được nỗi lòng của người đàn bà ấy qua những lời lý giải của chị ta. Chị cam chịu, nhẫn nhục như vậy bởi lẽ rằng chị vẫn còn những đứa con trên thuyền, và nếu như không có chồng thì một mình chị chẳng thể nào có thể gồng gánh để nuôi từng ấy đứa con. Trong cái khổ cực, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần ấy, chị vẫn tìm ra được niềm vui cho mình khi mà thấy những đứa con có bữa ăn no, và chỉ cần từng đó thôi là chị đã có thể vượt qua hết những khó khăn, để chị cam chịu sống cùng gã chồng vũ phu ấy. Giờ đây, Phùng và Đẩu mới lý giải được cái phản ứng tưởng chừng như vô lý của người đàn bà, thế nhưng khi đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của chị thì phản ứng ấy lại chẳng vô lý chút nào. Không những vậy, người đàn bà ấy cũng giải thích rằng sự vũ phu đó không phải do bản chất của người chồng mà cũng bởi vì chồng chị quá khổ.

Chỉ bằng hai tình huống truyện nơi bãi biển và toà án huyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khiến người đọc có những góc nhìn toàn diện về cuộc đời và con người. Chúng ta không thể nhìn sự việc ở một góc độ, chỉ nhìn từ cái nhìn chủ quan của bản thân mình mà cần phải thay đổi nhìn nhận đa chiều. Cũng không thể chỉ vì một vẻ đẹp tĩnh lặng mà bỏ qua sự tồn tại của con người trong đó, và càng không thể vì nghệ thuật mà trốn tránh đi sự thật của cuộc sống, trốn tránh những sự thật tàn nhẫn đang ẩn sau đó. Qua tình huống truyện của tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn cũng cho người đọc có được những cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời cũng như giúp người đọc có những chiêm nghiệm sâu sắc về những nghịch lý rất có lý của thực tế cuộc sống.


Nguồn: st
 

Thích Văn Học

Sáng tạo nội dung (content)
30/9/21
149
15
18,000
Hà Nội
forum.vanhoctre.com
Xu
954,737
Bài làm tham khảo

Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt nam hiện đại. Truyện ngắn”Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông sau năm 1975. Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống hết sức độc đáo, thu hút người đọc, mang ý nghĩa khám phá và phát hiện đời sống.

Câu chuyện xoay quanh đến chuyến đi của nhiếp ảnh Phùng tại vùng biển miền Trung sau khi nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng. Tại nơi đây, Phùng đã nhận thức ra được rất nhiều điều sâu sắc. Tình huống truyện diễn ra với hai phát hiện của nhân vật Phùng nhưng lại trái ngược nhau hoàn toàn. Phát hiện thứ nhất chính là vẻ đẹp toàn bích của một chiếc thuyền ngoài khơi trong buổi sáng sớm phủ đầy sương. Phùng đã khám phá được vẻ đẹp của con thuyền ngoài xa ấy, là một cảnh đắt trời cho. Đối với Phùng khi đứng trước cảnh tuyệt đẹp đó anh đã vô cùng xúc động và hạnh phúc. Anh bấm máy liên tục để ghi lại khoảnh khắc hiếm có này. Tuy nhiên, khi con thuyền ấy vừa cập bến thì cũng chính là lúc anh phát hiện ra nghịch cảnh trái ngược hoàn toàn với lần phát hiện đầu tiên của mình. Trước mắt Phùng là cảnh bạo hành gia đình dã man từ một người đàn ông to lớn đánh đập và chửi rủa thậm tệ một người đàn bà. Ngạc nhiên hơn là hình ảnh thằng Phác lao vào đánh lại bố để bảo vệ mẹ nó. Sau hai phát hiện đầy bất ngờ của Phùng dường như trong nhận thức anh đã có sự chuyển biến.

Tình huống truyện kế tiếp là cuộc trò chuyện ở Toà án huyện giữa chánh án Đẩu, Phùng và người đàn bà hàng chài. Từ người đàn ấy cả Phùng và Đẩu đều được thay đổi nhận thức và có được nhiều bài học từ cuộc sống. Đẩu đã khuyên người đàn bà hàng chài là bỏ chồng. Nhưng không, người phụ nữ ấy lại cầu xin không ly hôn với người đàn ông vũ phu thậm chí là quỳ xuống để xin được ở cùng chồng. Sau khi nghe người đàn bà kể về người chồng và lí do phải ở với người đàn ông đấy tất cả chỉ vì cuộc sống mưu sinh trên biển phải cần đến bàn tay của người đàn ông. Cả Đẩu và Phùng đã nhận thấy trong cuộc sống còn rất nhiều góc khuất qua đó giúp họ nhận ra được nhiều chân lý của cuộc sống.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nhiều thông điệp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tô đậm giá trị nhân đạo thông qua tình huống truyện của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Qua đó, khi nhìn nhận đánh giá một hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn đa diện, đa chiều.

Nguồn: sưu tầm
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top