“Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện cách cảm nhận mới về đất nước của tác giả, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. Nhà thơ ca ngợi truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước đánh giặc của dân tộc và khẳng định, bộc lộ tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im” (Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng ta xốn xanh da diết! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là đất nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “đất nước”. Nhưng rất buồn là tôi không thể viết thành thơ. Trong những vần thơ “đất nước” mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, có tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Thành công của Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ này là nhà thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân mà tiêu biểu là đoạn thơ:
“Em ơi em hãy nhìn từ rất xa…
Đất Nước của ca dao thần thoại.”
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. “Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết: “Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”
Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm chín chương.“Đất nước” là phần đầu chương V bản trường ca này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của Nhân Dân”. Đoạn trích có hai phần. Đoạn thơ trên thuộc phần thứ hai trong đoạn trích “Đất Nước”.
Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự góp phần của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta :
“ Em ơi em
Hãy nhìn từ rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước”
“Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị:
"Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
...
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh"
Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”. Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vô danh. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. Khi có giặc người con trai ra trận/Người con gái trở về nuôi cái cùng con đã thể hiện sự chung sức, chung lòng để đánh giặc cứu nước, và khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh . Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam : sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù gặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử- truyền thống lâu đời của đất nước.
Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước:
"Nhiều người đã trở thành anh hùng
...
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt tên nhưng công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Bằng những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân.
Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”…cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình.
Đoạn thơ sau khẳng định Nhân Dân làm nên bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, giữ gìn những giá trị đó và truyền lại cho các thế hệ sau:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái”
Mọi giá trị vật chất, văn hoá, tinh thần của dân tộc đều do nhân dân sáng tạo ra, quý trọng nó, gìn giữ, lưu truyền: hạt lúa, ngọn lửa, ngôn ngữ, tên xã tên làng, phong tục tập quán… Đại từ “họ” mang ý nghĩ khái quát về nhân dân, số đông, tập thể. Đó là sự hiện diện của nhân dân qua các thời kì lịch sử, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm nên sức ống của dân tộc, truyền lại sức sống ấy cho các thế hệ sau.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa thể hiện sự nâng niu, quý trọng, giữ gìn, truyền lại những thành tựu của nền văn minh lúa nước, gieo mầm sự sống cho con cháu muôn đời sau.
Ngọn lửa là biểu tượng thiêng liêng của đời sống tinh thần, được nhân dân tìm mọi cách để giữ gìn: “chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi”, đem đến cho nhau ánh sáng, hơi ấm và sự sống, sức sống và sự yêu thương, chan hoà.
Giọng nói là sự biểu hiện và lưu giữ đời sống tinh thần thiêng liêng. “Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói” là truyền lại ngôn ngữ dân tộc, của cải vô giá của dân tộc, truyền lại tính cách và vẻ đẹp con người Việt. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ngôn ngữ dân tộc là người bảo vệ quý báu nhất chủ quyền dân tộc. Gìn giữ và yêu quý tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của tình yêu nước thiết tha.
Nhân dân là người làm nên ruộng đồng gò bãi, làm nên tên đất tên làng để mỗi không gian ấy vừa thân thuộc vừa rất thiêng liêng. Tên đất tên làng nhắc nhở mỗi người về nguồn cội, về quê hương, về phong tục tập quán, về bản sắc văn hoá và con người quê hương. Một ai đó dù đã chuyển dời, đã sống xa quê nhưng khi nhắc đến tên quê hương của mình thì bao tình cảm mến thương, bao yêu quý và niềm trân trọng, tự hào lại trở về rưng rưng. Chữ “gánh” gợi nhiệm vụ, trọng trách lớn lao – nhắc nhở con cháu về quê hương, bản quán.
Nhân dân là người đắp đập be bờ, xây dựng nền tảng sự sống, nền tảng vật chất và tinh thần cho người đời sau “trồng cây hái trái”, hưởng thụ thành quả và phát huy sức mạnh của những giá trị đó.
Sức mạnh tinh thần được thể hiện rất sâu sắc trong thái độ ứng xử với kẻ thù:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
Nhân dân vô danh, bình dị ấy là những người “cần cù làm lụng”, yêu chuộng hoà bình, sống nhân ái, chan hoà nhưng kiên cường trong đấu tranh và quyết liệt trong căm thì. Bất cứ thế lực nào đe doạ đến sự yên bình của đất nước, đe doạ đến sự sống của dân tộc, nhân dân đều “vùng lên đánh bại”. Đó là tính cách Việt Nam được nhân dân ta đời đời gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.
Họ truyền cho nhau ngọn lửa mang tên sức sống của dân tộc Việt Nam. Họ bảo vệ đất đai xứ sở từ thời vua Hùng cầm gươm đi mở cõi. Họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần, vật chất và cả tình yêu đất nước của lớp lớp con người. Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã, tên làng và truyền thống chống thù trong giặc ngoài. Để rồi khi đọc đến đây, từ trong trái tim của mỗi người yêu văn chương vọng lại những vần thơ cùa Hoàng Trung Thông trong “Bài thơ báng súng”:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
(Bài thơ báng súng – Hoàng Trung Thông)
Chính nhân dân đã viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, để viết lên trang sử vẻ vang của dãn tộc Việt Nam thì đó là máu, là mồ hòi, là nước mắt của nhân dân. Cũng như vậy, ta lại nhớ đến hình ảnh anh giỏi phóng quân trong bàỉ thơ “Dáng đứng việt Nam” của Lê Anh Xuân:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Người lính đã ngã xuống nhưng tư thế chiến đấu của anh mãi mãi đi vào lịch sử. Đó là dáng đứng Việt Nam, là biểu tượng của tinh thần bất khuất, kiên trung của dân tọc Việt Nam. kẻ thù có thể giết chết họ nhưng không thể nào hủy diệt được tinh thần và lòng yêu nước của họ. Chính họ đã làm nên đất nước thiêng liêng:
“Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Không một dòng địa chỉ cùng chẳng có một tấm hình trước lúc hy sinh nhưng những con người ấy vẫn nguyện ra đi để bảo vệ đất đai, xứ sở. Họ nguyện ngã xuống để “Tổ quốc bay lên bót ngớt mùa xuân” đến muôn đời. Để mặt đất không còn bóng giặc và trên bầu trời không còn khói lửa của chiến tranh. Chính máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao con người đã kết tụ thành tinh anh đất nước.
Từ những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ mà gần gũi về Đất Nước, về vai trò to lớn của nhân dân, tác giả khẳng định: Đất Nước của Nhân Dân. Đó là tư tưởng chủ đạo, là chiều sâu dòng cảm hứng trữ tình – chính luận của trang thơ này:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhà thơ đã vận dụng rất khéo léo những câu ca dao gắn liền với đời sống tinh thần, tâm hồn của nhân dân để khẳng định truyền thống của nhân dân ta: giàu lòng yêu thương, thuỷ chung son sắt, quý trọng nghĩa tình và kiên cường bất khuất. Nhân Dân đã làm nên Đất Nước, văn hoá bằng chính tính cách, lẽ sống, tâm hồn của mình. Từ sự nhận thức về Đất Nước, về Nhân Dân, tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm càng thêm tự hào và muốn ngân lên khúc hát dạt dào say mê ngợi ca về Đất Nước, Nhân Dân mình.
Vẫn biết rằng trường ca là một thể thơ dài, khó thuộc, khó nhớ và người viết trường ca dễ bị sa vào lối liệt kê, kể lể. Trích đoạn "Đất Nước" nói riêng, trường ca "Mặt đường khát vọng" nói chung tuy không tránh khỏi tì vết này nhưng với tất cả những gì Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại cho bài thơ "Đất nước", với tư tưởng đất nước của Nhân dân, với những cảm nhận rất đời thường về đất nước, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.
“Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im” (Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng ta xốn xanh da diết! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là đất nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “đất nước”. Nhưng rất buồn là tôi không thể viết thành thơ. Trong những vần thơ “đất nước” mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, có tác phẩm “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Thành công của Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ này là nhà thơ đã thể hiện được tư tưởng đất nước của nhân dân mà tiêu biểu là đoạn thơ:
“Em ơi em hãy nhìn từ rất xa…
Đất Nước của ca dao thần thoại.”
Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. “Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết: “Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt”
Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm chín chương.“Đất nước” là phần đầu chương V bản trường ca này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất Nước của Nhân Dân”. Đoạn trích có hai phần. Đoạn thơ trên thuộc phần thứ hai trong đoạn trích “Đất Nước”.
Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự góp phần của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta :
“ Em ơi em
Hãy nhìn từ rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước”
“Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị:
"Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
...
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh"
Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”. Nhưng cũng có hàng triệu, hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống, họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân. Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vô danh. Họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ trở thành những người anh hùng cứu nước. Khi có giặc người con trai ra trận/Người con gái trở về nuôi cái cùng con đã thể hiện sự chung sức, chung lòng để đánh giặc cứu nước, và khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh . Nhà thơ đã khẳng định truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam : sức mạnh đoàn kết, nhất trí một lòng và có lòng căm thù gặc sâu sắc. Đó là truyền thống được phát huy từ đời này sang đời khác. Chính bằng sự đóng góp một cách tự nhiên đó mà họ đã làm nên lịch sử- truyền thống lâu đời của đất nước.
Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước:
"Nhiều người đã trở thành anh hùng
...
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. Những con người anh hùng vô danh ấy có một cuộc sống thật giản dị, chết bình tâm, cống hiến và hy sinh một cách tự nguyện, vô tư, thầm lặng cho Đất Nước. Mặc dù không ai nhớ mặt đặt tên nhưng công lao của họ thật to lớn và đầy ý nghĩa, chính họ đã làm ra Đất Nước. Bằng những câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng nhà thơ đã cho ta thấy một sự khẳng định chắc chắn và chặt chẽ về tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân.
Với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”, tác giả đã khẳng định tất cả những gì do nhân dân làm ra, những gì thuộc về nhân dân như “hạt lúa, ngọn lửa, giọng nói, tên xã tên làng”…cũng như chính những con người vô danh bình dị đó đã góp phần giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước. Chính họ đã tạo dựng nền móng sự sống cho đất nước, cho nhân dân.Không những vậy, họ còn luôn sẵn sàng vùng lên chống ngoại xâm, đánh nội thù để giữ gìn sự sống đó và bảo vệ đất nước thân yêu của mình.
Đoạn thơ sau khẳng định Nhân Dân làm nên bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc, giữ gìn những giá trị đó và truyền lại cho các thế hệ sau:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái”
Mọi giá trị vật chất, văn hoá, tinh thần của dân tộc đều do nhân dân sáng tạo ra, quý trọng nó, gìn giữ, lưu truyền: hạt lúa, ngọn lửa, ngôn ngữ, tên xã tên làng, phong tục tập quán… Đại từ “họ” mang ý nghĩ khái quát về nhân dân, số đông, tập thể. Đó là sự hiện diện của nhân dân qua các thời kì lịch sử, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm nên sức ống của dân tộc, truyền lại sức sống ấy cho các thế hệ sau.
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa thể hiện sự nâng niu, quý trọng, giữ gìn, truyền lại những thành tựu của nền văn minh lúa nước, gieo mầm sự sống cho con cháu muôn đời sau.
Ngọn lửa là biểu tượng thiêng liêng của đời sống tinh thần, được nhân dân tìm mọi cách để giữ gìn: “chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi”, đem đến cho nhau ánh sáng, hơi ấm và sự sống, sức sống và sự yêu thương, chan hoà.
Giọng nói là sự biểu hiện và lưu giữ đời sống tinh thần thiêng liêng. “Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói” là truyền lại ngôn ngữ dân tộc, của cải vô giá của dân tộc, truyền lại tính cách và vẻ đẹp con người Việt. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, ngôn ngữ dân tộc là người bảo vệ quý báu nhất chủ quyền dân tộc. Gìn giữ và yêu quý tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của tình yêu nước thiết tha.
Nhân dân là người làm nên ruộng đồng gò bãi, làm nên tên đất tên làng để mỗi không gian ấy vừa thân thuộc vừa rất thiêng liêng. Tên đất tên làng nhắc nhở mỗi người về nguồn cội, về quê hương, về phong tục tập quán, về bản sắc văn hoá và con người quê hương. Một ai đó dù đã chuyển dời, đã sống xa quê nhưng khi nhắc đến tên quê hương của mình thì bao tình cảm mến thương, bao yêu quý và niềm trân trọng, tự hào lại trở về rưng rưng. Chữ “gánh” gợi nhiệm vụ, trọng trách lớn lao – nhắc nhở con cháu về quê hương, bản quán.
Nhân dân là người đắp đập be bờ, xây dựng nền tảng sự sống, nền tảng vật chất và tinh thần cho người đời sau “trồng cây hái trái”, hưởng thụ thành quả và phát huy sức mạnh của những giá trị đó.
Sức mạnh tinh thần được thể hiện rất sâu sắc trong thái độ ứng xử với kẻ thù:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
Nhân dân vô danh, bình dị ấy là những người “cần cù làm lụng”, yêu chuộng hoà bình, sống nhân ái, chan hoà nhưng kiên cường trong đấu tranh và quyết liệt trong căm thì. Bất cứ thế lực nào đe doạ đến sự yên bình của đất nước, đe doạ đến sự sống của dân tộc, nhân dân đều “vùng lên đánh bại”. Đó là tính cách Việt Nam được nhân dân ta đời đời gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.
Họ truyền cho nhau ngọn lửa mang tên sức sống của dân tộc Việt Nam. Họ bảo vệ đất đai xứ sở từ thời vua Hùng cầm gươm đi mở cõi. Họ đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần, vật chất và cả tình yêu đất nước của lớp lớp con người. Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, cả tên xã, tên làng và truyền thống chống thù trong giặc ngoài. Để rồi khi đọc đến đây, từ trong trái tim của mỗi người yêu văn chương vọng lại những vần thơ cùa Hoàng Trung Thông trong “Bài thơ báng súng”:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
(Bài thơ báng súng – Hoàng Trung Thông)
Chính nhân dân đã viết lên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, để viết lên trang sử vẻ vang của dãn tộc Việt Nam thì đó là máu, là mồ hòi, là nước mắt của nhân dân. Cũng như vậy, ta lại nhớ đến hình ảnh anh giỏi phóng quân trong bàỉ thơ “Dáng đứng việt Nam” của Lê Anh Xuân:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Người lính đã ngã xuống nhưng tư thế chiến đấu của anh mãi mãi đi vào lịch sử. Đó là dáng đứng Việt Nam, là biểu tượng của tinh thần bất khuất, kiên trung của dân tọc Việt Nam. kẻ thù có thể giết chết họ nhưng không thể nào hủy diệt được tinh thần và lòng yêu nước của họ. Chính họ đã làm nên đất nước thiêng liêng:
“Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước”
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Không một dòng địa chỉ cùng chẳng có một tấm hình trước lúc hy sinh nhưng những con người ấy vẫn nguyện ra đi để bảo vệ đất đai, xứ sở. Họ nguyện ngã xuống để “Tổ quốc bay lên bót ngớt mùa xuân” đến muôn đời. Để mặt đất không còn bóng giặc và trên bầu trời không còn khói lửa của chiến tranh. Chính máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao con người đã kết tụ thành tinh anh đất nước.
Từ những cảm nhận sâu sắc, mới mẻ mà gần gũi về Đất Nước, về vai trò to lớn của nhân dân, tác giả khẳng định: Đất Nước của Nhân Dân. Đó là tư tưởng chủ đạo, là chiều sâu dòng cảm hứng trữ tình – chính luận của trang thơ này:
“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
Nhà thơ đã vận dụng rất khéo léo những câu ca dao gắn liền với đời sống tinh thần, tâm hồn của nhân dân để khẳng định truyền thống của nhân dân ta: giàu lòng yêu thương, thuỷ chung son sắt, quý trọng nghĩa tình và kiên cường bất khuất. Nhân Dân đã làm nên Đất Nước, văn hoá bằng chính tính cách, lẽ sống, tâm hồn của mình. Từ sự nhận thức về Đất Nước, về Nhân Dân, tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm càng thêm tự hào và muốn ngân lên khúc hát dạt dào say mê ngợi ca về Đất Nước, Nhân Dân mình.
Vẫn biết rằng trường ca là một thể thơ dài, khó thuộc, khó nhớ và người viết trường ca dễ bị sa vào lối liệt kê, kể lể. Trích đoạn "Đất Nước" nói riêng, trường ca "Mặt đường khát vọng" nói chung tuy không tránh khỏi tì vết này nhưng với tất cả những gì Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại cho bài thơ "Đất nước", với tư tưởng đất nước của Nhân dân, với những cảm nhận rất đời thường về đất nước, "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm xứng đáng là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.
Sửa lần cuối: