Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp
Đề: Phân tích vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của sông Hương trong đoạn trích sau:
Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của sông Hương. Ảnh Pinterest.
*Hướng dẫn chi tiết:
1.Vẻ đẹp hùng vĩ:
“Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh mẽ.
Động từ “vượt qua” gợi hành trình nhọc nhằn, gian truân; và sắc nước “xanh thẳm” là phần thưởng xứng đáng có được sau hành trình nhọc nhằn ấy. Hai chữ “xanh thẳm” gợi tả vẻ đẹp trong trẻo, trong sáng càng khiến cho dòng sông thêm phần quyến rũ. Sông Hương hùng vĩ, tráng lệ trôi đi giữa “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”. Từ láy tượng hình “sừng sững” gợi ra hình ảnh núi non trùng điệp, to lớn, kì vĩ khi hình ảnh so sánh “như thành quách” tái hiện độ cao uy nghiêm của một vùng núi đồi hoang sơ, hùng vĩ, hiểm trở.
Hai chữ “đột ngột" kết hợp liệt kê các địa danh gợi ra sự bất ngờ, ngỡ ngàng như một khám phá mới mẻ, thú vị. Từ những điểm cao ấy tác giả không khỏi xốn xang, xao xuyến bởi vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình: “mà từ đó người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chi bé vừa bằng con thoi”. Câu văn với hai lần so sánh mang đến một cảm nhận đẹp về dòng sông. “Sông mềm như tấm lụa” gợi tả vẻ đẹp mềm mại, êm đềm, yên ả, thanh bình, quyến rũ mà cũng vô cùng sang trọng, quý phái.
Hai chữ “xuôi ngược” gợi tả bức tranh động, so sánh với “con thoi" gợi liên tưởng đến bàn tay tạo hóa đã dệt nên bức tranh tổng thể, hài hòa về xứ Huế. Từ điểm cao nhìn xuống bức tranh thiên nhiên tạo vật này đã làm nên vùng non nước hữu tình, là bức họa đồ mà ca dao người Huế từng ngợi ca: “Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ". Có thể nói, vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu, là vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế.
2.Vẻ đẹp tráng lệ:
Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế còn hiện lên thật rực rỡ qua hình ảnh: "Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả." Câu văn như sự lý giải cụ thể mà cũng đầy lãng mạn về sắc màu cực quang hiếm có ở bất kỳ đâu: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc đồi và ánh chiếu lên bầu trời Tây Nam thành phố khiến Huế trở nên lộng lẫy như đóa hoa phù dung.
Cái sắc màu không trộn lẫn ấy cũng đã từng thổn thức trong thơ của Đoàn Thạch Biền: “Đã bốn lần đến Huế Vẫn lạ như lần đầu Sông Hương lơ đãng chảy Nắng tím vướng chân cầu” Đoạn tả sông Hương thay đổi dòng chảy chỉ có bốn câu văn nhưng bốn câu dài miên man với những từ ngữ đẹp đã tạo ra một bức họa sơn thủy tuyệt đẹp. Người đọc không khỏi tấm tắc ngợi ca cái tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi chỉ một cái vẩy bút mà ông đã tạo nên cái chất “thi trung hữu họa” hiếm thấy so với bất cứ tác giả nào viết về sông Hương.
Đề: Phân tích vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của sông Hương trong đoạn trích sau:
Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả.
Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của sông Hương. Ảnh Pinterest.
1.Vẻ đẹp hùng vĩ:
“Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh mẽ.
Động từ “vượt qua” gợi hành trình nhọc nhằn, gian truân; và sắc nước “xanh thẳm” là phần thưởng xứng đáng có được sau hành trình nhọc nhằn ấy. Hai chữ “xanh thẳm” gợi tả vẻ đẹp trong trẻo, trong sáng càng khiến cho dòng sông thêm phần quyến rũ. Sông Hương hùng vĩ, tráng lệ trôi đi giữa “hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”. Từ láy tượng hình “sừng sững” gợi ra hình ảnh núi non trùng điệp, to lớn, kì vĩ khi hình ảnh so sánh “như thành quách” tái hiện độ cao uy nghiêm của một vùng núi đồi hoang sơ, hùng vĩ, hiểm trở.
Hai chữ “đột ngột" kết hợp liệt kê các địa danh gợi ra sự bất ngờ, ngỡ ngàng như một khám phá mới mẻ, thú vị. Từ những điểm cao ấy tác giả không khỏi xốn xang, xao xuyến bởi vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình: “mà từ đó người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chi bé vừa bằng con thoi”. Câu văn với hai lần so sánh mang đến một cảm nhận đẹp về dòng sông. “Sông mềm như tấm lụa” gợi tả vẻ đẹp mềm mại, êm đềm, yên ả, thanh bình, quyến rũ mà cũng vô cùng sang trọng, quý phái.
Hai chữ “xuôi ngược” gợi tả bức tranh động, so sánh với “con thoi" gợi liên tưởng đến bàn tay tạo hóa đã dệt nên bức tranh tổng thể, hài hòa về xứ Huế. Từ điểm cao nhìn xuống bức tranh thiên nhiên tạo vật này đã làm nên vùng non nước hữu tình, là bức họa đồ mà ca dao người Huế từng ngợi ca: “Đường vô xứ Huế quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ". Có thể nói, vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì diệu, là vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế.
2.Vẻ đẹp tráng lệ:
Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế còn hiện lên thật rực rỡ qua hình ảnh: "Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả." Câu văn như sự lý giải cụ thể mà cũng đầy lãng mạn về sắc màu cực quang hiếm có ở bất kỳ đâu: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sắc nước hoà vào sắc núi, sắc đồi và ánh chiếu lên bầu trời Tây Nam thành phố khiến Huế trở nên lộng lẫy như đóa hoa phù dung.
Cái sắc màu không trộn lẫn ấy cũng đã từng thổn thức trong thơ của Đoàn Thạch Biền: “Đã bốn lần đến Huế Vẫn lạ như lần đầu Sông Hương lơ đãng chảy Nắng tím vướng chân cầu” Đoạn tả sông Hương thay đổi dòng chảy chỉ có bốn câu văn nhưng bốn câu dài miên man với những từ ngữ đẹp đã tạo ra một bức họa sơn thủy tuyệt đẹp. Người đọc không khỏi tấm tắc ngợi ca cái tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi chỉ một cái vẩy bút mà ông đã tạo nên cái chất “thi trung hữu họa” hiếm thấy so với bất cứ tác giả nào viết về sông Hương.