Hướng dẫn Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Hương

Hướng dẫn  Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Hương

Xuân Vũ
Xuân Vũ
  • Thành Viên 20
Nhà phê bình văn học Nga Leonit — Lêonop từng nói: "Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết đẫm theo đường mòn thì tác phẩm sẽ chết". Điều này rất đúng trong trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi đề tài sông nước là đề tài không hề mới trong văn học. Thế nhưng bằng sự tài hoa, bằng cách nói riêng, nhà văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về sông Hương bằng một lối viết độc đáo, hấp dẫn, trí tuệ, sáng tạo...đoạn thơ trích dẫn là một bằng chứng cho “tiếng nói riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Vẻ đẹp trữ tình của sông Hương.jpg

Vẻ đẹp trữ tình của sông Hương. Ảnh Pinterest.

Đề: Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Hương trong đoạn trích sau:
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế.

Hướng dẫn chi tiết:

1. Mở đầu đoạn trích là hình ảnh sông Hương chảy qua cánh đồng Châu Hóa, dưới góc nhìn nhân cách hỏa, tác giả ví von sông Hương như một “người gái đẹp”:
“Phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”.

-Câu vẫn như thảm lụa ngôn từ dệt nên một huyền thoại đẹp. Tác giả sử dụng yếu tố thời gian “nhiều thế kỷ” gợi quá khứ xa xăm, một cõi hoài niệm mênh mông. Dùng thời gian miêu tả không gian, nhà thơ đã khéo léo gợi lên cái tĩnh lặng của một con sông trữ tình ngủ yên qua năm tháng.

-Câu văn gợi sự miền viễn của thời gian kết hợp liên tưởng lãng mạn tới truyện cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” gợi ra cõi xa xăm huyền hoặc. So sánh, liên tưởng đến “người gái đẹp”, tác giả khẳng định sông Hương là một dòng sông mang vẻ đẹp thiếu nữ, trẻ trung. Từ láy “mơ màng" gợi tả hình ảnh một giấc ngủ đẹp và đầy quyến rũ của dòng sông. Giấc ngủ toát lên vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, trong trẻo, ngây thơ, khiến dòng sông như tỉnh như mơ, như thực như mộng.

-Hình ảnh cánh đồng hoa đại gợi tả một không gian hoang sơ, trong trẻo, thơ mộng nhuốm màu cổ tích. Chỉ một câu vẫn ngắn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm toát lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của dòng sông, để từ đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút người đọc vào thuỷ trình đầy mê hoặc của Hương giang.

2. Dưới góc nhìn địa lý, hội họa, sông Hương hiện lên với dòng chảy quanh co; dưới góc nhìn nhân cách hóa, sông Hương giống “như một cuộc tìm kiếm có ý thức”.

-Giấu khuôn mặt mình vào chân núi Kim Phụng, “sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức”. Câu văn mềm mại, uyển chuyển biết bao. Sông Hương sau vài thế kỷ ngủ quên giữa cánh đồng Châu Hóa đã được người tình mong đợi đến đánh thức, nhưng đánh thức rồi người tình không biết đã đi đâu, nên nàng ngơ ngác đi tìm, vô tình cuộc tìm kiếm ấy đã làm cho dòng sông càng trở nên có lính hồn. Từ “chuyển dòng” gợi tả sự bừng tỉnh của sông Hương sau một giấc ngủ dài và bắt đầu cuộc hành trình đi tìm người yêu.

-Từ "đột ngột" gợi ta sự bất ngờ, ngỡ ngàng. Những từ ngữ như “vòng giữa”, “khúc quanh”, “uốn mình”, “đường cong thật mềm” mang tính miêu tả làm hiện lên dòng chảy quanh co, chùng chình, những đường nét, hình khối của dòng sông. Qua những từ ngữ gợi hình cùng với phép so sánh “như một cuộc tìm kiếm có ý thức” đã gợi ra hình ảnh dòng sông mềm mại, nữ tính, thướt tha, quyến rũ. Nét đẹp ấy cũng khiến ta liên tưởng đến nét “ngoằn ngoèo", hay “áng tóc trữ tình" tuôn dài, tuôn dài của sông Đà dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân cho ta thêm một nét cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên bao la của đất nước mà thêm trân quý những vẻ đẹp của non sông đất nước mình.

-Không chỉ dừng lại ở đó, men theo thủy trình của dòng sông, men theo đường cong mềm mại, thướt tha ấy của cô gái Hương giang nhà văn còn phát hiện ra: “Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Câu văn sử dụng phép liệt kê điện Hòn Chén, Ngọc Tràn, Nguyệt Biểu, Lương Quán, Thiên Mụ mang đến cho người đọc những danh lam thắng canh nổi tiếng của xứ Huế cũng như cho thấy dòng chảy sông hương qua những cột mốc quan trọng và vốn hiểu biết sâu rộng, kiến thức địa lý phong phú của nhà văn.

-Tác giả sử dụng nhiều động từ chỉ đường nét khiến ta hình dung về dòng chảy trữ tình của con sông thật sống động “vấp - chuyển hướng - vòng qua – vẽ một hình cùng thật tròn - xuôi dần”. Hệ thống động từ đặc tả dòng chảy ấy làm sông Hương hiện lên chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và giàu sức sống.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa Từ khóa
ai đã đặt tên cho dòng sông hoàng phủ ngọc tường sông hương vẻ đẹp trữ tình
1K
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.