Việt Bắc là quê hương cách mạng, là cái nôi vững chắc cuả cộc kháng chiến của bộ đội, của Chính phủ trong suốt thời kì kháng chiến trống Pháo gian khổ. Sau chiến thằng Điện Biên tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giownevo được kí kết, miền Bắc nước ta giải phóng, mở ra trang sử mới cho nền cách mạng nước nhà. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắt về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện trọng đại này, Tố Hữu đã viết bài thơ " Việt Bắc"
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Mình đi có nhớ những ngày
...
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
Các ý chính:
Phần thứ nhất bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cả một thời kỳ vận động cách mạng và thời kỳ kháng chiến.
1. Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp giao duyên chia tay lịch sử này, Việt Bắc là kẻ ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời vận động cách mạng, đấu tranh gian khổ, khoảng sáu năm trước Cách mạng tháng Tám, để sau đó, kẻ ra đi nhớ lại kỷ niệm thời kháng chiến chín năm.
2. Lời của Việt Bắc ở đây chỉ có mười hai câu lục bát nhưng tất cả đều xoáy vào kỷ niệm không thể nào quên của những ngày cách mạng còn trong trứng nước.
- Trước hết là kỷ niệm của một thời vận động đấu tranh cách mạng gian nan và khổ cực. Những từ ngữ, những hình ảnh chỉ cần nhắc lại là cũng đủ tạo nên nỗi nhớ cảm động:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù"
Hình ảnh mưa lũ, mây mù vừa là tả thực nhưng cũng vừa là ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại để cho người trong cuộc nhớ đến bao nhiêu khó khăn, thử thách, về những lúc khốn khó, cơ cực mà đồng bào và cán bộ đã phải chịu đựng.
- Đó là những kỷ niệm thắm thiết nghĩa tình sâu nặng.
Cũng chính trong hoàn cảnh ấy, xứ sở Việt Bắc, con người Việt Bắc càng "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh. Bao nhiêu điều tốt đẹp đọng lại trong cụm từ - quán ngữ: "đậm đà lòng son".
- Biện pháp tiểu đối với sử dụng sáng tạo càng làm nổi bật cảm xúc. Câu thơ "Miếng cơm chấm muối / mối thù nặng vai" tạo một tiểu đối vừa gợi gian khổ vừa như cụ thể hóa mối thù của cách mạng: phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Mối thù dân tộc như đè nặng lên hai vai trách nhiệm của mọi người. Cũng như vậy, ở tiểu đối "Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son" vừa gợi cho ta nhớ về những mái nhà tranh nghèo của đồng bào Việt Bắc và tấm lòng son đỏ của họ dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
- Đoạn thơ ngắn tám câu đã điệp từ đến bốn từ "mình" và bốn từ ngữ "nhớ", "có nhớ". Những từ "mình" điệp ở đầu mỗi câu thơ đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào. Những từ "nhớ", "có nhớ" gợi đến âm hưởng của ca dao, dân ca, góp phần diễn tả một cách cảm động tràn đầy nỗi nhớ về cái nôi Việt Bắc - quê hương cách mạng.
- Từ đạo lý truyền thống của dân tộc, tác giả đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, góp phần làm nổi bật chủ đề của toàn bài: ân tình cách mạng. Việt Bắc là quê hương chung của mọi người, là cội nguồn của sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng, của kháng chiến.
- Bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, Tố Hữu nhắn nhủ với chúng ta hãy nhớ mãi, hãy giữ lấy cái đạo lý ân tình chung thủy quý báu của cách mạng.
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Mình đi có nhớ những ngày
...
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”
Các ý chính:
Phần thứ nhất bài thơ gợi nhớ những kỷ niệm "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cả một thời kỳ vận động cách mạng và thời kỳ kháng chiến.
1. Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp giao duyên chia tay lịch sử này, Việt Bắc là kẻ ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời vận động cách mạng, đấu tranh gian khổ, khoảng sáu năm trước Cách mạng tháng Tám, để sau đó, kẻ ra đi nhớ lại kỷ niệm thời kháng chiến chín năm.
2. Lời của Việt Bắc ở đây chỉ có mười hai câu lục bát nhưng tất cả đều xoáy vào kỷ niệm không thể nào quên của những ngày cách mạng còn trong trứng nước.
- Trước hết là kỷ niệm của một thời vận động đấu tranh cách mạng gian nan và khổ cực. Những từ ngữ, những hình ảnh chỉ cần nhắc lại là cũng đủ tạo nên nỗi nhớ cảm động:
"Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù"
Hình ảnh mưa lũ, mây mù vừa là tả thực nhưng cũng vừa là ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại để cho người trong cuộc nhớ đến bao nhiêu khó khăn, thử thách, về những lúc khốn khó, cơ cực mà đồng bào và cán bộ đã phải chịu đựng.
- Đó là những kỷ niệm thắm thiết nghĩa tình sâu nặng.
Cũng chính trong hoàn cảnh ấy, xứ sở Việt Bắc, con người Việt Bắc càng "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh. Bao nhiêu điều tốt đẹp đọng lại trong cụm từ - quán ngữ: "đậm đà lòng son".
- Biện pháp tiểu đối với sử dụng sáng tạo càng làm nổi bật cảm xúc. Câu thơ "Miếng cơm chấm muối / mối thù nặng vai" tạo một tiểu đối vừa gợi gian khổ vừa như cụ thể hóa mối thù của cách mạng: phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Mối thù dân tộc như đè nặng lên hai vai trách nhiệm của mọi người. Cũng như vậy, ở tiểu đối "Hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son" vừa gợi cho ta nhớ về những mái nhà tranh nghèo của đồng bào Việt Bắc và tấm lòng son đỏ của họ dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
- Đoạn thơ ngắn tám câu đã điệp từ đến bốn từ "mình" và bốn từ ngữ "nhớ", "có nhớ". Những từ "mình" điệp ở đầu mỗi câu thơ đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào. Những từ "nhớ", "có nhớ" gợi đến âm hưởng của ca dao, dân ca, góp phần diễn tả một cách cảm động tràn đầy nỗi nhớ về cái nôi Việt Bắc - quê hương cách mạng.
- Từ đạo lý truyền thống của dân tộc, tác giả đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, góp phần làm nổi bật chủ đề của toàn bài: ân tình cách mạng. Việt Bắc là quê hương chung của mọi người, là cội nguồn của sức mạnh làm nên thắng lợi của cách mạng, của kháng chiến.
- Bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, Tố Hữu nhắn nhủ với chúng ta hãy nhớ mãi, hãy giữ lấy cái đạo lý ân tình chung thủy quý báu của cách mạng.
- Từ khóa
- ngữ văn 12 ôn thi văn thptqg to huu việt bắc