Từ bao đời nay, con cò gần gũi, thân thiết với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng con.
Sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và nếp sống thanh khiết. Điều đó đã được thể hiện một cách kín đáo qua bài ca dao mang tính ẩn dụ sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan niệm: Thà chết trong còn hơn sống đục.
Lời ca đậm cảm xúc buồn thương kể về thân phận và cảnh ngộ éo le của một con cò mẹ bị lâm nạn khi đi kiếm mồi để nuôi con nhưng lại gợi cho ta liên tưởng tới thân phận của người phụ nữ lao động nghèo khổ, lam lũ:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Từ hình ảnh cò mẹ lặn lội tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cho cuộc sống gia đình.
Kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mẹ phải kiếm ăn cả ban đêm. (Trái với thói quen của họ nhà cò). Vì trời tối, cò phải đậu cành mềm nên lộn cổ xuống ao.
Chi tiết này đã đẩy bi kịch thương tâm trong câu chuyện lên đến đỉnh điểm , gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc. Có lẽ cò mẹ không chỉ buồn vì cái chết gần kề mà còn buồn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung lời ca giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò:
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
"Ông" ở đây là kẻ giàu có, nắm quyền sinh quyền sát trong xã hội. Lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải vì muốn bảo toàn tính mạng mà là muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình: Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Lời thanh minh về sự vô tội cũng là lời thề danh dự. Tôi có lòng nào (nghĩa là nếu tôi có lòng dạ hoặc ý định xấu xa nào) thì ông hãy xáo măng (có nghĩa là ông xử tôi vào tội chết tôi cũng cam lòng).
Rõ ràng, cò mẹ không sợ chết và muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình khi chẳng may sa vào hoàn cảnh trớ trêu. Ước muốn cuối cùng của cò mẹ là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
Cò van xin đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Cò muốn được xáo nước trong. (Lấy ý từ thành ngữ : Chết trong còn hơn sống đục). Cò mẹ không muốn đàn còn phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ. Lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, đôn hậu của cò mẹ. Đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩa đến đàn con đói khát của mình đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ cất lời van xin nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Cò mẹ cảm thấy mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, khôn có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn.
Bài ca dao trên đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất cả cả đời vì chồng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Cò thân mẹ, gian nan, hiểm nguy nào có sá gì!
Nguồn: Sưu tầm
Sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và nếp sống thanh khiết. Điều đó đã được thể hiện một cách kín đáo qua bài ca dao mang tính ẩn dụ sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan niệm: Thà chết trong còn hơn sống đục.
Lời ca đậm cảm xúc buồn thương kể về thân phận và cảnh ngộ éo le của một con cò mẹ bị lâm nạn khi đi kiếm mồi để nuôi con nhưng lại gợi cho ta liên tưởng tới thân phận của người phụ nữ lao động nghèo khổ, lam lũ:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Từ hình ảnh cò mẹ lặn lội tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cho cuộc sống gia đình.
Kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mẹ phải kiếm ăn cả ban đêm. (Trái với thói quen của họ nhà cò). Vì trời tối, cò phải đậu cành mềm nên lộn cổ xuống ao.
Chi tiết này đã đẩy bi kịch thương tâm trong câu chuyện lên đến đỉnh điểm , gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc. Có lẽ cò mẹ không chỉ buồn vì cái chết gần kề mà còn buồn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung lời ca giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò:
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
"Ông" ở đây là kẻ giàu có, nắm quyền sinh quyền sát trong xã hội. Lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải vì muốn bảo toàn tính mạng mà là muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình: Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Lời thanh minh về sự vô tội cũng là lời thề danh dự. Tôi có lòng nào (nghĩa là nếu tôi có lòng dạ hoặc ý định xấu xa nào) thì ông hãy xáo măng (có nghĩa là ông xử tôi vào tội chết tôi cũng cam lòng).
Rõ ràng, cò mẹ không sợ chết và muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình khi chẳng may sa vào hoàn cảnh trớ trêu. Ước muốn cuối cùng của cò mẹ là:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.
Cò van xin đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Cò muốn được xáo nước trong. (Lấy ý từ thành ngữ : Chết trong còn hơn sống đục). Cò mẹ không muốn đàn còn phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ. Lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, đôn hậu của cò mẹ. Đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩa đến đàn con đói khát của mình đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ cất lời van xin nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Cò mẹ cảm thấy mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, khôn có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn.
Bài ca dao trên đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất cả cả đời vì chồng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Cò thân mẹ, gian nan, hiểm nguy nào có sá gì!
Nguồn: Sưu tầm