Trong truyện cổ nước ta thường có những nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho vẻ đẹp của trí tuệ, tài năng và tâm hồn của con người Việt Nam.
Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Tiếng đàn của chàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt chí quân xâm lược.
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong truyện có nhiều chi tiết thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…). Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có những nét vừa bình thường vừa khác thường.
Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì vợ chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần đầu thai làm côn. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ có khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy.
Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. Khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã thành người cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời và số phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn đã mất luôn cả mẹ. Chàng sống một thân một mình từ tấm bé. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật Thạch Sanh còn có tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.
Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
Đầu tiên là chuyện chàng bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. Bằng tài năng của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh.
Sau đó là chuyện công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống hang tiêu diệt đại bàng, cứu được công chúa. Chàng bị Lí Thông cố tình hạm hãi, lấp mất cửa hang. Trong khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Nỗi oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn với công chúa. Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện, khó khăn, trắc trở cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ cũng gay go hơn thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì.
Qua thử thách, Thạch Sanh đã dần dần bộc lộ những phẩm chất quý báu. Đó là tính thật thà chất phác, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên thân, lòng nhân ái và yêu chuộng hòa bình.
Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất đẹp đẽ của chàng. Tác giả dân gian đã phản ánh điều ấy rất thành công bằng nghệ thuật hoang đường, kì ảo của truyện cổ tích.
Ngoại hình của Thạch Sanh được miêu tả đơn sơ nhưng rất rõ nét. Đó là một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, quanh năm mình trần, đóng khố. Gia tài của chàng chỉ có hai thứ tầm thường là lưỡi búa đốn củi và túp lều nát dưới gốc đa.
Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh có đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, tài năng, nghị lực; có công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.
Nhờ cây búa của cha để lại và phép thuật mà các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng có thêm chiếc cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn thần.
Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa.
Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn thần). Tài năng của chàng là tài năng của con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách và tài năng của Thạch Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao động thuở xưa.
Nguồn ST
Thạch Sanh là truyện kể về người dũng sĩ chém chằn tinh, diệt đại bàng, cứu người bị hại. Tiếng đàn của chàng vạch mặt kẻ vong ơn bội nghĩa và làm nhụt chí quân xâm lược.
Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Trong truyện có nhiều chi tiết thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…). Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam xây dựng nên thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất và tiêu biểu nhất.
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có những nét vừa bình thường vừa khác thường.
Xét về nguồn gốc thì Thạch Sanh không phải người thường. Theo truyện kể thì vợ chồng nhà họ Thạch (ở Cao Bằng), tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống trần đầu thai làm côn. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Như vậy Thạch Sanh là "người trời".
Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân dân quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ có khả năng, phẩm chất phi thường và sẽ lập được nhiều chiến công lừng lẫy.
Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của một gia đình nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. Khi đầu thai vào nhà họ Thạch, Thạch Sanh đã thành người cõi trần, có cha mẹ, họ tên, quê quán, nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng. Cuộc đời và số phận Thạch Sanh rất gần gũi với nhân dân.
Thạch Sanh mồ côi cha từ khi còn ở trong bụng mẹ, rồi vừa mới lớn đã mất luôn cả mẹ. Chàng sống một thân một mình từ tấm bé. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kì. Ngoài đặc điểm ấy, nhân vật Thạch Sanh còn có tính chất của nhân vật thần thoại và nhân vật anh hùng trong truyền thuyết.
Thạch Sanh sống trong túp lều cũ ở dưới gốc đa. Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Thân cô, thế cô, chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc đời.
Đầu tiên là chuyện chàng bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ để thế mạng. Bằng tài năng của mình, Thạch Sanh đã diệt được chằn tinh.
Sau đó là chuyện công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Thạch Sanh đã xuống hang tiêu diệt đại bàng, cứu được công chúa. Chàng bị Lí Thông cố tình hạm hãi, lấp mất cửa hang. Trong khi tìm lối thoát, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề và được tặng cây đàn thần. Trở về gốc đa, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. Nỗi oan của chàng được giải. Mẹ con Lí Thông độc ác bị trừng trị, biến thành bọ hung. Thạch Sanh được kết hôn với công chúa. Hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họp nhau kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, quân sĩ mười tám nước rút lui. Thạch Sanh và công chúa từ đó sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện, khó khăn, trắc trở cứ tăng dần, thử thách sau bao giờ cũng gay go hơn thử thách trước. Thạch Sanh đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các phương tiện thần kì.
Qua thử thách, Thạch Sanh đã dần dần bộc lộ những phẩm chất quý báu. Đó là tính thật thà chất phác, tinh thần dũng cảm vì nghĩa quên thân, lòng nhân ái và yêu chuộng hòa bình.
Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất đẹp đẽ của chàng. Tác giả dân gian đã phản ánh điều ấy rất thành công bằng nghệ thuật hoang đường, kì ảo của truyện cổ tích.
Ngoại hình của Thạch Sanh được miêu tả đơn sơ nhưng rất rõ nét. Đó là một chàng trai khôi ngô, khỏe mạnh, quanh năm mình trần, đóng khố. Gia tài của chàng chỉ có hai thứ tầm thường là lưỡi búa đốn củi và túp lều nát dưới gốc đa.
Tuy nghèo nhưng Thạch Sanh có đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, tài năng, nghị lực; có công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.
Nhờ cây búa của cha để lại và phép thuật mà các vị thần dạy cho, Thạch Sanh đã chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác quái vật, chàng có thêm chiếc cung tên bằng vàng. Thạch Sanh đã dùng cung tên diệt đại bàng, cứu công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn thần.
Ở nhân vật Thạch Sanh, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa.
Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên, Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn thần). Tài năng của chàng là tài năng của con người kết hợp với sức mạnh của thần thánh.
Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng nhụt chí, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống yên vui cho mọi người.
Giặc chấp nhận lui binh, được Thạch Sanh dọn một bữa cơm thết đãi. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ vơi lại đầy, làm cho quân sĩ mười tám nước lúc đầu coi thường và chế giễu, sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của nhân dân ta.
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách và tài năng của Thạch Sanh. Kết thúc có hậu ấy thể hiện quan điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác, đồng thời phản ánh ước mơ công lí, ước mơ đổi đời của người lao động thuở xưa.
Nguồn ST
- Từ khóa
- cam nghi dũng cảm nhân nghĩa phẩm chất thạch sanh