Trong cuộc đời đầy truân chuyên[1] của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm[2]. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại [...].
]
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho[10] xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần[11], một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
[1] Truân chuyên: gian nan, vất vả.
[2] Uyên thâm: có trình độ kiến thức rất sâu (uyên: vực sâu; thâm: sâu).
[3] Siêu phàm: vượt lên trên người thường hoặc những điều thường thấy (siêu: cao vượt lên; phàm: bình thường, tầm thường).
[4] Bộ Chính trị: ở đây chỉ cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
[5] Áo trấn thủ: áo bông ngắn đến thắt lưng, không có tay, may chần, mặc bó sát vào người, dùng trang bị cho bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
[6] Dép lốp: dép cao su, tận dụng lốp ô tô cũ làm đế dép
[7] Tiết chế: hạn chế, giữ cho không vượt quá mức.
[8] Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
[9] Thuần đức: đạo đức hoàn toàn trong sáng.
[10] Danh nho: nhà nho nổi tiếng.
[11] Di dưỡng tinh thần: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ.
Nguồn: Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và trong văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990
Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu )
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm[3] nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị[4], làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ[5], đôi dép lốp[6] thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế[7] như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết[8] ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú vui thuần đức[9]:
Thu ăn măng trúc, đông an giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm[3] nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị[4], làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ[5], đôi dép lốp[6] thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế[7] như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết[8] ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú vui thuần đức[9]:
Thu ăn măng trúc, đông an giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...
]
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho[10] xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần[11], một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
[1] Truân chuyên: gian nan, vất vả.
[2] Uyên thâm: có trình độ kiến thức rất sâu (uyên: vực sâu; thâm: sâu).
[3] Siêu phàm: vượt lên trên người thường hoặc những điều thường thấy (siêu: cao vượt lên; phàm: bình thường, tầm thường).
[4] Bộ Chính trị: ở đây chỉ cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
[5] Áo trấn thủ: áo bông ngắn đến thắt lưng, không có tay, may chần, mặc bó sát vào người, dùng trang bị cho bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
[6] Dép lốp: dép cao su, tận dụng lốp ô tô cũ làm đế dép
[7] Tiết chế: hạn chế, giữ cho không vượt quá mức.
[8] Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
[9] Thuần đức: đạo đức hoàn toàn trong sáng.
[10] Danh nho: nhà nho nổi tiếng.
[11] Di dưỡng tinh thần: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ.
Nguồn: Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và trong văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990