Xin chào mọi người, rất tiếc khi phải dành riêng một bài viết để lên tiếng về việc Phong Cầm bị tố đạo văn của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời xin lỗi chân thành tới tác giả vì đã sử dụng bài viết của bác mà chưa được cho phép cũng không ghi nguồn.
(Đây là phần lên tiếng của chú Công trên trang cá nhân)
Hoạt động diễn đàn là hoạt động cùng chia sẻ tài nguyên cho nhau. Vì vậy, hễ thấy gì hay là tôi mang về đăng lên. Tôi đã lấy một phần nội dung tiểu luận của chú Hoàng Tuấn Công đăng, chia sẻ lên Diễn đàn Văn học trẻ và không ghi nguồn một cách vô trách nhiệm. Sự việc này đã dẫn đến hai hiểu lầm chính của chú Công về tôi khiến cho sự việc trở nên nặng nề như sau:
- Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công cho rằng tôi cố tình tu sửa tinh vi công trình của chú để làm của riêng, thỏa mãn hư danh hão huyền của tôi.
- Trên đà của sự hiểu lầm đó, chú tin rằng hành vi lấy cắp này sẽ còn lặp lại cho đến khi hết cuốn sách. Vì vậy, chú đã lên bài răn đe, cảnh cáo. Điều này là nên làm khi phát hiện bài viết của mình bị lấy trộm.
Tôi có thú nhận mình đã làm sai rất nhiều, chỉ do thấy nội dung bài rất cần thiết, hữu ích với lời ăn tiếng nói hiện nay, nhất là trong giới trẻ ngày càng sai lệch trong ngôn từ cha ông để lại. Mà cũng quên rằng ghi nguồn là một việc quan trọng. Việc hiểu nhầm rằng tôi đề tên mình trong bài viết của chú là không đúng, nick đăng bài luôn hiện tên người đăng.
Qua chuyện này, có 3 vấn đề tôi muốn làm rõ:
1/ Đầu tiên, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công về việc sử dụng nội dung bài tiểu luận của chú mà chưa được sự cho phép. Kể cả đó là vì mục đích chia sẻ phi thương mại.
2/ Bất cứ điều gì từ trích dẫn, lấy ý tưởng không phải của mình đều nên ghi lại cẩn thận nguồn. Tại diễn đàn, gần như là nơi trao đổi miễn phí và công khai nên nhiều bài viết không có nguồn gốc. Tôi thường dặn dò các mem về việc nhớ ghi nguồn, nếu tìm không được nguồn phải ghi sưu tầm. Nhưng đến bài viết này, chính tôi lại vi phạm. Tôi đãng trí hay không cẩn thận mà chính tôi cũng không hiểu lí do. Dù rằng nhiều người có thể cho rằng tôi bao biện. Tôi thực sự thấy nhục nhã về chuyện này. Mọi chuyện đã có thể diễn ra rất tốt đẹp nếu có thêm một dòng chữ: Bài viết từ tác giả Hoàng Tuấn Công.
3/ Các bạn nên mua cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công – NXB Hội Nhà văn – 2017) để hiểu hơn về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Nhờ việc bị chỉ danh mà tôi mới biết có cuốn sách hay và đầy đủ, dày công nghiên cứu như thế này. Một phần tôi lấy đã hữu ích như thế thì cả cuốn sách sẽ có nhiều điều bổ ích hơn. Rõ ràng, những câu thành ngữ rất hay và có ích khi sưu tầm chúng và cho mọi người xem. Tôi đã không hề biết tới tác giả Hoàng Tuấn Công và cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công – NXB Hội Nhà văn – 2017).
Tôi cũng đã nhắn tin riêng xin lỗi chân thành với chú Công, chú cũng đã biết được mục đích thật sự của tôi nên chú chấp nhận bỏ qua chuyện này.
Xin khép lại sự việc tại đây, đã rất nhiều lời công kích đến diễn đàn Văn học trẻ và cá nhân tôi. Do một số lí do cá nhân, tôi đã không thể đăng bài đính chính và xin lỗi ngay đêm qua mà chỉ có thể để đến hôm nay. Tôi đăng bài ngày mùng 5/2, sau đó đã xin nghỉ và hoàn toàn thông báo đã rời Văn học trẻ từ ngày 10/2 sau khi bàn giao hết công việc. Do vậy, việc làm của tôi gây ảnh hưởng tới danh tiếng của Văn học trẻ khiến tôi cảm thấy có lỗi. Tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình. Tôi nên làm việc thận trọng hơn, có hiểu biết hơn.
Một lần nữa tôi thừa nhận lỗi của mình về việc đã đăng bài lại mà không ghi quyền tác giả là chú một cách rõ ràng. Mong chú tha thứ cho sự cẩu thả và thiếu sót này.
Tôi xin lỗi công khai với tinh thần lo lắng, nhanh chóng muốn khắc phục hậu quả, không muốn ảnh hưởng tới bất kì ai cả.
***
<Phần bài viết của chú Công: Tôi lấy từ nguồn: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/nhung-sai-lam-mang-tinh-he-thong-trong_6.html >
Bụng đói như bò bắt nợ (Con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói, chẳng béo tốt gì) ý nói: đói quá.
- Đói có muôn vàn kiểu đói, sao lại ví “đói như bò bắt nợ” ? Câu này không đơn giản chỉ là “ý nói: đói quá”, đói vì “con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói” như GS hiểu sai nghĩa đen và suy diễn. “Chó gầy xấu mặt nhà nuôi” vì chó ăn theo người. Nhà nghèo, người còn thiếu cơm ăn, chó làm sao béo tốt được ? Nhưng bò đâu có ăn cơm, thóc lúa, lương thực ? Nó ăn cỏ và uống nước lã. Thế nên, bò nhà nghèo vẫn béo tốt như thường. Thậm chí được chăm sóc cẩn thận và rất béo tốt, bởi đó là cả gia tài của họ. Hơn nữa, có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến bị bắt nợ. Không hẳn nhà nghèo mới bị bắt nợ. Vậy sao lại “đói như bò bắt nợ” ? Thực ra “bò bắt nợ” là con bò bị chủ nợ bắt về, bị buộc (nhốt) một chỗ (gây sức ép buộc con nợ phải lo trả nợ và tránh bị đánh tháo). Trong khi chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của chủ nợ (bởi con nợ có thể đến chuộc) thì bò không được chăm sóc, cho ăn uống gì, luôn thể hiện vẻ sợ hãi, bồn chồn.
Ý thành ngữ là bị đói khát trong hoàn cảnh rất trớ trêu, bơ vơ nơi xa lạ, không được ăn uống chăm sóc, cũng không thể tự đi tìm kiếm thức ăn được…
Hoặc câu:
“Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư” Chế người lẩm bẩm trong miệng điều gì không dám nói ra.
-Không ít bạn đọc chắc hẳn sẽ thắc mắc “đĩ khấn tiên sư” là gì ? Tại sao lại phải khấn “lầm rầm” ? Rõ ràng GS mới chỉ dừng ở mức giải nôm cách dùng, mà cách giải thích cũng chưa đúng.
Có câu: "Tâm động quỷ thần tri" nghĩa là: trong lòng nghĩ gì quỷ thần đều biết.Khi khấn vái nghĩa là "giao tiếp" với “người âm” hay thần linh, người ta thường phải khấn lầm rầm, chỉ đủ để quỷ thần nghe thấy, đồng thời thể hiện sự tôn kính, sợ sệt. Tuy nhiên, ở đây thành ngữ dân gian không nói việc lầm rầm khấn vái nói chung mà là “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư”. Bên Tàu ngày xưa chốn lầu xanh thường có bàn thờ vị Tổ nghề thanh lâu “bạch mi xích nhãn” (mắt đỏ, lông mày trắng).Truyện Kiều có câu: “Giữa thì hương án hẳn hoi, Trên treo một tượng trắng đôi lông mày…Cô nào xấu vía có thưa mối hàng, Cổi xiêm lột áo sỗ sàng, Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm, Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi...” Đĩ khấn tiên sư nghĩa là khấn vái “tổ nghề” (bán trôn nuôi miệng), cầu xin được “đắt khách”. Mà khấn để cầu một việc đáng xấu hổ, buồn cười như vậy “đĩ” nào dám khấn to ? Thế nên, khi cúng bái nói chung người ta đã phải “lầm rầm” rồi, khấn tiên sư nghề làm đĩ lại càng phải lầm rầm hơn. Hơn nữa, cũng nên chú ý, lầm rầm là nói ra rồi, nhưng nói nhỏ chứ không phải là“không dám nói ra”như GS giải thích. Bởi “không dám nói ra” tức là chỉ để bụng mà thôi.
<Phần bài viết tôi lấy đăng lại>
Bụng đói như bò bắt nợ
(Con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói, chẳng béo tốt gì, ý thường hiểu là: đói quá)
- Đói có muôn vàn kiểu đói, sao lại ví “đói như bò bắt nợ” ? Câu này không đơn giản chỉ là “ý nói: đói quá”, đói vì “con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói” như ta vẫn hiểu sai nghĩa đen và suy diễn. “Chó gầy xấu mặt nhà nuôi” vì chó ăn theo người. Nhà nghèo, người còn thiếu cơm ăn, chó làm sao béo tốt được? Nhưng bò đâu có ăn cơm, thóc lúa, lương thực? Nó ăn cỏ và uống nước lã. Thế nên, bò nhà nghèo vẫn béo tốt như thường. Thậm chí được chăm sóc cẩn thận và rất béo tốt, bởi đó là cả gia tài của họ. Hơn nữa, có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến bị bắt nợ. Không hẳn nhà nghèo mới bị bắt nợ. Vậy sao lại “đói như bò bắt nợ” ? Thực ra “bò bắt nợ” là con bò bị chủ nợ bắt về, bị buộc (nhốt) một chỗ (gây sức ép buộc con nợ phải lo trả nợ và tránh bị đánh tháo). Trong khi chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của chủ nợ (bởi con nợ có thể đến chuộc) thì bò không được chăm sóc, cho ăn uống gì, luôn thể hiện vẻ sợ hãi, bồn chồn.
Hiểu đúng thành ngữ là bị đói khát trong hoàn cảnh rất trớ trêu, bơ vơ nơi xa lạ, không được ăn uống chăm sóc, cũng không thể tự đi tìm kiếm thức ăn được…
Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
Ý thường hiểu của chúng ta về câu thành ngữ này là: Chế giễu người lẩm bẩm trong miệng điều gì không dám nói ra.
-Không ít bạn đọc chắc hẳn sẽ thắc mắc “đĩ khấn tiên sư” là gì ? Tại sao lại phải khấn “lầm rầm” ? Rõ ràng GS mới chỉ dừng ở mức giải nôm cách dùng, mà cách giải thích cũng chưa đúng.
Có câu: “Tâm động quỷ thần tri” nghĩa là: trong lòng nghĩ gì quỷ thần đều biết. Khi khấn vái nghĩa là “giao tiếp” với “người âm” hay thần linh, người ta thường phải khấn lầm rầm, chỉ đủ để quỷ thần nghe thấy, đồng thời thể hiện sự tôn kính, sợ sệt. Tuy nhiên, ở đây thành ngữ dân gian không nói việc lầm rầm khấn vái nói chung mà là “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư”. Bên Tàu ngày xưa chốn lầu xanh thường có bàn thờ vị Tổ nghề thanh lâu “bạch mi xích nhãn” (mắt đỏ, lông mày trắng). Truyện Kiều có câu: “Giữa thì hương án hẳn hoi, Trên treo một tượng trắng đôi lông mày…Cô nào xấu vía có thưa mối hàng, Cổi xiêm lột áo sỗ sàng, Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm, Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi…” Đĩ khấn tiên sư nghĩa là khấn vái “tổ nghề” (bán trôn nuôi miệng), cầu xin được “đắt khách”. Mà khấn để cầu một việc đáng xấu hổ, buồn cười như vậy “đĩ” nào dám khấn to ? Thế nên, khi cúng bái nói chung người ta đã phải “lầm rầm” rồi, khấn tiên sư nghề làm đĩ lại càng phải lầm rầm hơn. Hơn nữa, cũng nên chú ý, lầm rầm là nói ra rồi, nhưng nói nhỏ chứ không phải là“không dám nói ra” như thường hiểu. Bởi “không dám nói ra” tức là chỉ để bụng mà thôi.
****
(Hình ảnh cuốn sách đã xuất bản của chú. Cuốn sách hữu ích này nhưng bây giờ tôi mới biết đến nó và mong các bạn cũng biết đến giống như tôi)
Cảm ơn mọi người đã xem bài viết này.
(Đây là phần lên tiếng của chú Công trên trang cá nhân)
Hoạt động diễn đàn là hoạt động cùng chia sẻ tài nguyên cho nhau. Vì vậy, hễ thấy gì hay là tôi mang về đăng lên. Tôi đã lấy một phần nội dung tiểu luận của chú Hoàng Tuấn Công đăng, chia sẻ lên Diễn đàn Văn học trẻ và không ghi nguồn một cách vô trách nhiệm. Sự việc này đã dẫn đến hai hiểu lầm chính của chú Công về tôi khiến cho sự việc trở nên nặng nề như sau:
- Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công cho rằng tôi cố tình tu sửa tinh vi công trình của chú để làm của riêng, thỏa mãn hư danh hão huyền của tôi.
- Trên đà của sự hiểu lầm đó, chú tin rằng hành vi lấy cắp này sẽ còn lặp lại cho đến khi hết cuốn sách. Vì vậy, chú đã lên bài răn đe, cảnh cáo. Điều này là nên làm khi phát hiện bài viết của mình bị lấy trộm.
Tôi có thú nhận mình đã làm sai rất nhiều, chỉ do thấy nội dung bài rất cần thiết, hữu ích với lời ăn tiếng nói hiện nay, nhất là trong giới trẻ ngày càng sai lệch trong ngôn từ cha ông để lại. Mà cũng quên rằng ghi nguồn là một việc quan trọng. Việc hiểu nhầm rằng tôi đề tên mình trong bài viết của chú là không đúng, nick đăng bài luôn hiện tên người đăng.
Qua chuyện này, có 3 vấn đề tôi muốn làm rõ:
1/ Đầu tiên, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công về việc sử dụng nội dung bài tiểu luận của chú mà chưa được sự cho phép. Kể cả đó là vì mục đích chia sẻ phi thương mại.
2/ Bất cứ điều gì từ trích dẫn, lấy ý tưởng không phải của mình đều nên ghi lại cẩn thận nguồn. Tại diễn đàn, gần như là nơi trao đổi miễn phí và công khai nên nhiều bài viết không có nguồn gốc. Tôi thường dặn dò các mem về việc nhớ ghi nguồn, nếu tìm không được nguồn phải ghi sưu tầm. Nhưng đến bài viết này, chính tôi lại vi phạm. Tôi đãng trí hay không cẩn thận mà chính tôi cũng không hiểu lí do. Dù rằng nhiều người có thể cho rằng tôi bao biện. Tôi thực sự thấy nhục nhã về chuyện này. Mọi chuyện đã có thể diễn ra rất tốt đẹp nếu có thêm một dòng chữ: Bài viết từ tác giả Hoàng Tuấn Công.
3/ Các bạn nên mua cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công – NXB Hội Nhà văn – 2017) để hiểu hơn về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Nhờ việc bị chỉ danh mà tôi mới biết có cuốn sách hay và đầy đủ, dày công nghiên cứu như thế này. Một phần tôi lấy đã hữu ích như thế thì cả cuốn sách sẽ có nhiều điều bổ ích hơn. Rõ ràng, những câu thành ngữ rất hay và có ích khi sưu tầm chúng và cho mọi người xem. Tôi đã không hề biết tới tác giả Hoàng Tuấn Công và cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và Khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công – NXB Hội Nhà văn – 2017).
Tôi cũng đã nhắn tin riêng xin lỗi chân thành với chú Công, chú cũng đã biết được mục đích thật sự của tôi nên chú chấp nhận bỏ qua chuyện này.
Xin khép lại sự việc tại đây, đã rất nhiều lời công kích đến diễn đàn Văn học trẻ và cá nhân tôi. Do một số lí do cá nhân, tôi đã không thể đăng bài đính chính và xin lỗi ngay đêm qua mà chỉ có thể để đến hôm nay. Tôi đăng bài ngày mùng 5/2, sau đó đã xin nghỉ và hoàn toàn thông báo đã rời Văn học trẻ từ ngày 10/2 sau khi bàn giao hết công việc. Do vậy, việc làm của tôi gây ảnh hưởng tới danh tiếng của Văn học trẻ khiến tôi cảm thấy có lỗi. Tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình. Tôi nên làm việc thận trọng hơn, có hiểu biết hơn.
Một lần nữa tôi thừa nhận lỗi của mình về việc đã đăng bài lại mà không ghi quyền tác giả là chú một cách rõ ràng. Mong chú tha thứ cho sự cẩu thả và thiếu sót này.
Tôi xin lỗi công khai với tinh thần lo lắng, nhanh chóng muốn khắc phục hậu quả, không muốn ảnh hưởng tới bất kì ai cả.
***
<Phần bài viết của chú Công: Tôi lấy từ nguồn: http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/nhung-sai-lam-mang-tinh-he-thong-trong_6.html >
Bụng đói như bò bắt nợ (Con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói, chẳng béo tốt gì) ý nói: đói quá.
- Đói có muôn vàn kiểu đói, sao lại ví “đói như bò bắt nợ” ? Câu này không đơn giản chỉ là “ý nói: đói quá”, đói vì “con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói” như GS hiểu sai nghĩa đen và suy diễn. “Chó gầy xấu mặt nhà nuôi” vì chó ăn theo người. Nhà nghèo, người còn thiếu cơm ăn, chó làm sao béo tốt được ? Nhưng bò đâu có ăn cơm, thóc lúa, lương thực ? Nó ăn cỏ và uống nước lã. Thế nên, bò nhà nghèo vẫn béo tốt như thường. Thậm chí được chăm sóc cẩn thận và rất béo tốt, bởi đó là cả gia tài của họ. Hơn nữa, có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến bị bắt nợ. Không hẳn nhà nghèo mới bị bắt nợ. Vậy sao lại “đói như bò bắt nợ” ? Thực ra “bò bắt nợ” là con bò bị chủ nợ bắt về, bị buộc (nhốt) một chỗ (gây sức ép buộc con nợ phải lo trả nợ và tránh bị đánh tháo). Trong khi chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của chủ nợ (bởi con nợ có thể đến chuộc) thì bò không được chăm sóc, cho ăn uống gì, luôn thể hiện vẻ sợ hãi, bồn chồn.
Ý thành ngữ là bị đói khát trong hoàn cảnh rất trớ trêu, bơ vơ nơi xa lạ, không được ăn uống chăm sóc, cũng không thể tự đi tìm kiếm thức ăn được…
Hoặc câu:
“Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư” Chế người lẩm bẩm trong miệng điều gì không dám nói ra.
-Không ít bạn đọc chắc hẳn sẽ thắc mắc “đĩ khấn tiên sư” là gì ? Tại sao lại phải khấn “lầm rầm” ? Rõ ràng GS mới chỉ dừng ở mức giải nôm cách dùng, mà cách giải thích cũng chưa đúng.
Có câu: "Tâm động quỷ thần tri" nghĩa là: trong lòng nghĩ gì quỷ thần đều biết.Khi khấn vái nghĩa là "giao tiếp" với “người âm” hay thần linh, người ta thường phải khấn lầm rầm, chỉ đủ để quỷ thần nghe thấy, đồng thời thể hiện sự tôn kính, sợ sệt. Tuy nhiên, ở đây thành ngữ dân gian không nói việc lầm rầm khấn vái nói chung mà là “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư”. Bên Tàu ngày xưa chốn lầu xanh thường có bàn thờ vị Tổ nghề thanh lâu “bạch mi xích nhãn” (mắt đỏ, lông mày trắng).Truyện Kiều có câu: “Giữa thì hương án hẳn hoi, Trên treo một tượng trắng đôi lông mày…Cô nào xấu vía có thưa mối hàng, Cổi xiêm lột áo sỗ sàng, Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm, Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi...” Đĩ khấn tiên sư nghĩa là khấn vái “tổ nghề” (bán trôn nuôi miệng), cầu xin được “đắt khách”. Mà khấn để cầu một việc đáng xấu hổ, buồn cười như vậy “đĩ” nào dám khấn to ? Thế nên, khi cúng bái nói chung người ta đã phải “lầm rầm” rồi, khấn tiên sư nghề làm đĩ lại càng phải lầm rầm hơn. Hơn nữa, cũng nên chú ý, lầm rầm là nói ra rồi, nhưng nói nhỏ chứ không phải là“không dám nói ra”như GS giải thích. Bởi “không dám nói ra” tức là chỉ để bụng mà thôi.
<Phần bài viết tôi lấy đăng lại>
Bụng đói như bò bắt nợ
(Con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói, chẳng béo tốt gì, ý thường hiểu là: đói quá)
- Đói có muôn vàn kiểu đói, sao lại ví “đói như bò bắt nợ” ? Câu này không đơn giản chỉ là “ý nói: đói quá”, đói vì “con bò mà người có nợ phải trả hẳn là bị đói” như ta vẫn hiểu sai nghĩa đen và suy diễn. “Chó gầy xấu mặt nhà nuôi” vì chó ăn theo người. Nhà nghèo, người còn thiếu cơm ăn, chó làm sao béo tốt được? Nhưng bò đâu có ăn cơm, thóc lúa, lương thực? Nó ăn cỏ và uống nước lã. Thế nên, bò nhà nghèo vẫn béo tốt như thường. Thậm chí được chăm sóc cẩn thận và rất béo tốt, bởi đó là cả gia tài của họ. Hơn nữa, có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến bị bắt nợ. Không hẳn nhà nghèo mới bị bắt nợ. Vậy sao lại “đói như bò bắt nợ” ? Thực ra “bò bắt nợ” là con bò bị chủ nợ bắt về, bị buộc (nhốt) một chỗ (gây sức ép buộc con nợ phải lo trả nợ và tránh bị đánh tháo). Trong khi chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của chủ nợ (bởi con nợ có thể đến chuộc) thì bò không được chăm sóc, cho ăn uống gì, luôn thể hiện vẻ sợ hãi, bồn chồn.
Hiểu đúng thành ngữ là bị đói khát trong hoàn cảnh rất trớ trêu, bơ vơ nơi xa lạ, không được ăn uống chăm sóc, cũng không thể tự đi tìm kiếm thức ăn được…
Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
Ý thường hiểu của chúng ta về câu thành ngữ này là: Chế giễu người lẩm bẩm trong miệng điều gì không dám nói ra.
-Không ít bạn đọc chắc hẳn sẽ thắc mắc “đĩ khấn tiên sư” là gì ? Tại sao lại phải khấn “lầm rầm” ? Rõ ràng GS mới chỉ dừng ở mức giải nôm cách dùng, mà cách giải thích cũng chưa đúng.
Có câu: “Tâm động quỷ thần tri” nghĩa là: trong lòng nghĩ gì quỷ thần đều biết. Khi khấn vái nghĩa là “giao tiếp” với “người âm” hay thần linh, người ta thường phải khấn lầm rầm, chỉ đủ để quỷ thần nghe thấy, đồng thời thể hiện sự tôn kính, sợ sệt. Tuy nhiên, ở đây thành ngữ dân gian không nói việc lầm rầm khấn vái nói chung mà là “lầm rầm như đĩ khấn tiên sư”. Bên Tàu ngày xưa chốn lầu xanh thường có bàn thờ vị Tổ nghề thanh lâu “bạch mi xích nhãn” (mắt đỏ, lông mày trắng). Truyện Kiều có câu: “Giữa thì hương án hẳn hoi, Trên treo một tượng trắng đôi lông mày…Cô nào xấu vía có thưa mối hàng, Cổi xiêm lột áo sỗ sàng, Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm, Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi…” Đĩ khấn tiên sư nghĩa là khấn vái “tổ nghề” (bán trôn nuôi miệng), cầu xin được “đắt khách”. Mà khấn để cầu một việc đáng xấu hổ, buồn cười như vậy “đĩ” nào dám khấn to ? Thế nên, khi cúng bái nói chung người ta đã phải “lầm rầm” rồi, khấn tiên sư nghề làm đĩ lại càng phải lầm rầm hơn. Hơn nữa, cũng nên chú ý, lầm rầm là nói ra rồi, nhưng nói nhỏ chứ không phải là“không dám nói ra” như thường hiểu. Bởi “không dám nói ra” tức là chỉ để bụng mà thôi.
****
(Hình ảnh cuốn sách đã xuất bản của chú. Cuốn sách hữu ích này nhưng bây giờ tôi mới biết đến nó và mong các bạn cũng biết đến giống như tôi)
Cảm ơn mọi người đã xem bài viết này.
Sửa lần cuối:
- Từ khóa
- phong cầm văn học trẻ