Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn biểu cảm

Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn biểu cảm

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định

I. Lý thuyết​

1. Đặc điểm của đoạn văn biểu cảm​

- Đoạn văn biểu cảm có bố cục 3 phần

+ Mở đoạn: Có thể giới thiệu, sự vật cảnh vật trong thời gian và không gian, cảm xúc ban đầu của người viết.

+ Phát triển đoạn: Biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.

+ Kết thúc đoạn: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ của mình.

2. Yêu cầu của đoạn văn biểu cảm​

- Đoạn văn có giá trị khi tình cảm và tư tưởng hoàn quện nhau chặt chẽ, cảm xúc phải chân thực trong sáng, tư tưởng phải tiến bộ đúng đắn, câu văn, lời văn, giọng văn phải có trí biểu cảm.

3. Các cách biểu cảm​


a. Biểu cảm trực tiếp: Thông qua việc sử dụng các từ cảm: Ôi, hỡi, tôi, ta.
b. Biểu cảm gián tiếp: Thông qua cách miêu tả

Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp không đối lập nhau, không tách rời nhau mà cần được bổ sung cho nhau để igups cho biểu cảm sâu sắc hơn.

4. Hình thức của đoạn văn​

Đoạn văn là môt phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm qua hàng.

5. Các bước viết đoạn văn​

- Tìm hiểu đề, xác định ý

- Xây dựng câu chủ đề ( có thể đứng đầu đoạn hoặc cuối đoạn)

- Lựa chọn phép liên kết, phương tiện liên kết, cách dùng từ ngữ cho phù hợp.

6. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn​

a. Diễn dịch: Là cách trình bày nội dung trong một đoạn văn đi từ ý chung, ý khái quát đến ý cụ thể, ý chi tiết để làm sáng tỏ ý chung, ý khái quát đó. Câu chủ đề của đoạn văn mang ý chung, ý khái quát, đứng ở đầu đoạn văn.

Ví dụ:

“ Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trong đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong cảnh lầm than. Có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của em bé Trung Hoa. Nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bến sông. Nhớ lá cờ khởi nghĩa đang tung bay trước gió. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả lúc mơ”

b. Cách quy nạp

- Khái niệm: Là cách trình bày nội dung trong đoạn văn đi từ ý cụ thể chi tiết đến ý chung, làm sáng tỏ ý chung, ý khái quát đó. Câu chủ đề của doạn văn mang ý chung, ý khái quát đứng ở cuối đoạn văn.

c. Cách tổng phân hợp

- Mở đoạn: Nêu chủ đề của đoạn văn

- Thân đoạn: Triển khai các khía cạnh, các mặt biểu hiện của chủ đề, cụ thể hóa và phát triển chủ đề bằng việc phân tích chứng minh, miêu tả cụ thể, nêu nguyên nhân.

- Kết đoạn: Thâu tóm nội dung của chủ đề, nâng cao nội dung của chủ đề lên một bước khái quát mới.

VD:

Ca dao là cây đàn muôn điệu để bộc lộ những tư tưởng cảm xúc của người dân lao động. Những câu ca dao mượt mà, thiết tha luôn mang đến ấn tượng khó phai. Đặc biệt là bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và ngợi ca công lao xây dựng đất nước của các vị anh hùng

“ Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài nghiên Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng lên non nước này”


Trong bài ca dao trên ba câu đầu đã nhắc đến địa danh rất nổi tiếng là Hồ Gươm, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên rồi Tháp Bút. Tất cả đều rất đẹp đẽ và đều được giữ gìn lâu dài. Tất cả đều rất đẹp và chải qua một quá trình gây dựng và bảo vệ. Ông cha ta muốn ca ngợi công lao của ai đã gây dựng lên non nước tươi đẹp này.Đó chính là các Vua Hùng và những thế hệ đi trước đã phải tốn bao công sức, mồ hôi xương máu để bảo vệ và giữ gìn. Câu hỏi tu từ ở cuối bài đã nói lên lòng biết ơn và kính trọng các Vua Hùng và những thế hệ đi trước. Đồng thời với giọng điệu nhẹ nhàng tha thiết. Câu hỏi cuối cùng cũng đã nói lên sự tôn kính, đồng thời gợi ramotoj bài học vô cùng thấm thía. Nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

=> Giới thiệu nội dung chính của bài ca dao -> phân tích nghệ thuật và nội dung - > câu cuối khái quát lại giá trị của bài ca dao.

d. Cách song hành

- Là cách trình bày nội dung trong đoạn văn, trong đó các ý có vai trò bình đẳng nhau trong việc thể hiện nội dung chính của doạn văn cùng hướng tới nội dung chính. Không có hiện tượng ý này bao quát ý kia, không có ý móc nối với nhau.

Ví dụ:

Ca dao là bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ. Ca dao là những hình thức trò chuyện tâm tình của những tràng trai, cô gái “ Hát ví, hát xoan, hát ghẹo” Ca dao là tiếng nói biết ơn tự hào về công đức tổ tiên và anh linh những người đã mất “ Ca dao lễ hội”. Ca dao là phương tiện để bộc lộ nỗi tức giận và lòng hân hoan của những người sản xuất “ Hò, Lí”

e. Cách móc xích

- Là cách trình bày nội dung của đoạn văn mà ý nọ nối tiếp ý kia bằng các từ ngữ được lặp lại ở cuối câu trước và đầu câu sau.

Ví dụ: Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc thì phải nâng cao đời sống cho đồng bào. Không phải cứ nói mà ra cơm ra gạo. Cơm gạo không phải từ trên trời rơi xuống. Muốn có cơm gạo thì đồng bào phải làm cái gì. Muốn ấm no thì phải làm cái gì, phải làm như thế nào. Phải tăng gia sản xuất.

II. Luyện tập​


BT1: Viết đoạn văn về dòng sông quê em theo lối diễn dịch.
BT2: Viết đoạn văn theo lối quy nạp.

- VD: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà tra tấn cho con Vượng Ông, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh vì tiền mà buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm. Quyển Ưng vì tiền mà lao vào vòng tội ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền.


>> Văn học trẻ vừa đem tới cho các bạn bài viết Rèn kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm, những lí thuyết cần nắm vững và một số bài tập đi kèm. Hãy học theo kiến thức này, có thể làm bài tập và đăng ở phần bình luận để Văn học trẻ xem - sửa cho các bạn nhé. Chúc các bạn yêu thích môn Văn hơn mỗi ngày.
 
Từ khóa
các cách biểu cảm đoạn văn biểu cảm
1K
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top