Bài Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 2 bộ cánh diều sẽ giúp các bạn tự ôn lại phần truyện ngụ ngôn và tục ngữ chuẩn xác và hiệu quả hơn.
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 20 - Cánh diều
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm hiểu thêm thông tin về truyện ngụ ngôn và tục ngữ đã học, thu thập các nguồn tư liệu như bài viết, hình ảnh, video,.. liên quan đến truyện ngụ ngôn và các câu tục ngữ ấy.Kiến thức cần xem lại: Kiến thức ngữ văn trang 3, 4 SGK Ngữ văn 7 bộ Cánh diều
Trả lời:Những câu tuc ngữ viết về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện. Những câu tục ngữ này chú trọng tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có trong cuộc sống. Nội dung các câu tục ngữ chủ yếu chỉ quan hệ giữa người với người trong xã hội thường được tuân theo một chuẩn mực đạo đức luân lí nhất định. Chuẩn mực đạo đức đó đã được cộng đồng chấp nhận và được người dân lao động sử dụng như một nguyên tắc sinh sống và giao tiếp hằng ngày.
Truyện ngụ ngôn, tục ngữ | Tài liệu liên quan |
- Truyện ngụ ngôn Heo Rừng và Thỏ | Có con Heo rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào. Trời gần sáng rồi. Bỗng Heo rừng liền giận dữ quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi tập tễnh bước nhanh vào rừng. Một con Thỏ thấy Heo rừng chân cụt đẫm máu, bèn hỏi ra đầu đuôi câu chuyện. Thỏ khen Heo rõ thật là gan. Heo rừng đáp: – Có gan góc gì đâu, chẳng qua ở lại đó thì sẽ bị giết thịt, thà mất một chân mà được trả lại với rừng có phải hơn không? |
- Truyện ngụ ngôn Con Vẹt biết nói | Có một anh Vẹt sau khi học được vài ba tiếng Người thì lấy làm hãnh diện và tự phụ lắm. Anh ta tuyên bố: – Ta biết nói tiếng Người. Từ nay các người sẽ không bao giờ nghe ta nói một lời nào bằng tiếng chim nữa! – Ồ, ồ! – Mấy chị chim Chìa Vôi thốt lên – Thông minh làm sao! Anh ta chỉ nói bằng tiếng Người! Anh ta khinh rẻ tiếng chim! – Anh ta biết nói tiếng Người ư? – Bác Quạ già hỏi – Thì đã sao! Thế càng tốt! Nhưng như thế không có nghĩa là anh ta thông minh hơn tất cả những kẻ khác. Tôi cũng biết nói tiếng Người nhưng chưa bao giờ tôi cho mình là một nhà thông thái. – Thế thì bác nói đi, nói với anh ta bằng tiếng Người đi! Mấy chị chim Chìa Vôi năn nỉ – Chúng em cam đoan là anh ta chẳng bao giờ nói với bác bằng tiếng chim đâu. Đấy, rồi bác sẽ thấy! – Nào, để tôi thử xem! – Bác Quạ nói rồi nhảy sang cành cây, nơi anh Vẹt đang ngồi với vẻ quan trọng. – Chào anh Vẹt! Bác Quạ cất tiếng chào và giới thiệu bằng tiếng Người rành rẽ – Tôi là Quạ! – Vẹt là thằng ngu! Vẹt là thằng ngu! – Anh Vẹt cũng đáp lại tiếng Người rất trịnh trọng – Vẹt là thằng ngu! – Bác nghe thấy chưa? – Mấy chị Chìa Vôi thán phục reo lên – Anh ta làm cho bác tin rồi chứ? Anh ta nói toàn bằng tiếng Người, bác tin rồi chứ? – Vâng, tôi tin! Và tôi công nhận là anh ta nói rất đúng! |
- Tục ngữ:+ Lạt mềm buộc chặt + Một mặt người bằng mười mặt của + Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc… | +Đôi khi cư xử mềm mỏng có tác dụng hơn ép buộc bằng sức mạnh rất nhiều. + Con người có giá trị hơn của cải +Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. |
Trả lời: Các bạn tự sưu tầm thông qua sách, báo, Internet,...
Truyện ngụ ngôn: Con lợn nhỏ khôn ngoan
Ngày xưa có một con lợn nhỏ sống trong rừng rậm. Một hôm trời rét căm căm, có lão chó sói tìm đến hang, cất tiếng gọi:– Chú lợn ơi! Chú cho ta vào nhà chú ngồi một tí cho đỡ lạnh.
Chú lợn nhỏ trả lời:
– Chẳng cho vào! Vào rồi ông ăn thịt tôi thì sao?
Sói ngọt ngào dụ dỗ:
– Không đời nào thế. Ta chẳng thèm ăn thịt chú đâu. Cứ cho ta vào ẩn một tí thôi!
Nhưng mặc sói nằn nì, lợn con vẫn không đồng ý cho sói vào nhà. Lão sói lại nói:
– Chú lợn bé thân yêu ơi! Thôi, nếu ta chui hẳn vào thìchú sợ, bây giờ cho ta để một chân vào thôi vậy, ở ngoài này lạnh quá.
Ngay lúc ấy, chú lợn nhỏ liền đặt một thùng nước lên bếp đun sôi và để sẵn một chiếc bị lớn. Một lúc sau, sói lại nằn nì:
– Chú lợn bé ơi! Chỉ để một chân vào nhà thì khó chịu quá. Chú cho ta duỗi luôn chân kia vào nhé?
Chú lợn nhỏ cũng đồng ý cho sói bỏ thêm một chận trước vào. Nhưng được một tí, lão sói lại khẩn khoản:
– Chú lợn nhỏ thân mến ơi! Cho ta để thêm một chân nữa vào nhé. Tiếc gì mà không cho?
Chú lợn ngần ngại, nhưng rồi cũng bằng lòng cho sói bỏ cái chân thứ ba vào. Nhưng sói ta vẫn chưa vừa lòng. lão cố làm ra bộ rét mướt, run rẩy kêu gào:
– Chú lợn ơi! Ngoài này chân ta cóng mất rồi. Lạnh quá không chịu được nữa. Chú cho ta để luôn chân kia vào nhé?
Chú lợn nhỏ biết sói sắp giở quẻ, liền căng ngay cái bị để ở trước cửa hang và đồng ý cho sói thò chân vào. Sói ta nhảy nhày vào vồ lợn thì vừa vặn chui tọt vào cái bị. Chú lợn thắt miệng bị lại thật chặt rồi kéo ra để ngoài trời giá lạnh. Chú lại lấy nước đun sôi sẵn trên lò ra, đến bên cái bị mà nói:
– Hừ, phen này ta mới làm lông lão sói này. Phải cảo thật sạch mới được.
Nói rồi, lợn giội nước sôi vào bị. Sói bị bỏng kêu thét ầm ĩ, nó cố cắn rách bị chui ra và cắm cổ chạy mất.
Tục ngữ về thầy cô
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Mồng 1 tết cha, mồng ba tết thầy.
- Nhất quý nhì sư.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
Tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải
- Thật vàng, không sợ lửa.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
- Khó mà biết lẽ biết trời. ...
- Của phi nghĩa có giàu đâu. ...
- Lời hơn lẽ thiệt. ...
- Làm người mà chẳng biết suy.
- Từ khóa
- bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính kháng chiến chống mỹ miền nam một số truyện ngụ ngôn những chiếc xe không kính pham tien duat sgk ngữ văn 7 tập 2 bộ cánh diều soạn bài hướng dẫn tự học trang 20 thơ phạm tiến duật thông tin về truyện ngụ ngôn và tục ngữ tiểu đội xe không kính xe khong kinh đời sống đường trường sơn