Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 3, 4 SGK Ngữ văn 7 bộ Cánh diều

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 3, 4 SGK Ngữ văn 7 bộ Cánh diều sẽ đưa ra những kiến thức đầy đủ, cần thiết nhất trong phần học Truyện ngụ ngôn và tục ngữ mà các bạn sắp được tiếp xúc tới đây. Bên cạnh đó là khái niệm, đặc điểm của tục ngữ, thành ngữ và các biện pháp thường dùng trong văn học dân gian như nói quá, nói giảm, nói tránh.

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 3, 4  SGK.png

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 3, 4 - Cánh diều​

1. Truyện ngụ ngôn là truyện gì?

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

NỘI DUNG TRUYỆN NGỤ NGÔN:

a. Truyện ngụ ngôn có nội dung đã kích giai cấp thống trị.

Truyện ngụ ngôn được nhân dân dùng làm vũ khí đấu tranh chống giai cấp thống trị. Bộ phận truyện này nêu lên được những nhận xét sâu sắc về tầng lớp thống trị trong xã hội cũ: đó là thói ngang ngược của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngả bệnh) tội cướp của hại người (Chèo bẻo và ác là) thói đạo đức giả của chúng (Mèo ăn chay).

b . Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của mọi người.

Truyện ngụ ngôn cũng là tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật xấu của con người như: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan (Ếch ngồi đáy giếng) , tính tham lam vô độ (Người nông dân và con lừa , Thả mồi bắt bóng) thói đoán mò của người kém hiểu biết (Cà cuống với người tịt mũi).

c. Triết lý dân gian trong truyện ngụ ngôn.

Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống. Những kinh nghiệm nầy tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích. Chẳng hạn, truyện ngụ ngôn khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình (Qụa mặc lông công) , sống cần có lập trường (Ðẽo cày giữa đường) tác hại của óc xa rời thực tế (Chị bán nồi đất) nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết (Chuyện bó đũa).

Có những kinh nghiệm sống của nhân dân đã được truyện ngụ ngôn khái quát lên thành những quan niệm triết học. Ðó có thể là quan niệm về tính tương đối của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội (Mèo lại hoàn mèo) sự vận động và phát triển của thế giới theo qui luật khách quan…Chính vì vậy mà so với cổ tích và truyện cười thì truyện ngụ ngôn thiên về giáo dục hơn.

2. Tục ngữ, thành ngữ

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người. Ví dụ: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,... Việc sử dụng tục ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

Cũng như tục ngữ, cách thể hiện của thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao. Nhưng khác với tục ngữ, thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ. Ví dụ: dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,...

3. Nói quá, nói giảm - nói tránh.

- Nói quá (khoa trương) là biện pháp tu từ dùng cách phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Bằng biện pháp nói quá thể hiện qua các thành ngữ cản sành ra mỡ, vắt cố chày ra nước, tác giả dân gian đã làm rõ mức độ của thói keo kiệt, bủn xỉn; đồng thời, thể hiện thái độ phê phán đối với thói xấu này: không ai có thể rán được sành (loại đồ đất nung già) ra mỡ, cũng không ai có thể vắt được cổ cái chày gỗ ra nước. Chắt bóp đến mức như vậy thì quá keo kiệt, keo kiệt đến mức không tưởng tượng được.

- Nói giảm - nói tránh (nhà ngữ) là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo léo nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ, trong câu: “Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình." (Nguyễn Khải), cụm từ bỏ đi là cách nói giảm – nói tránh để biểu thị cái chết của nhân vật đứa con. Cách nói giảm - nói tránh ở câu này nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn khi nói về nỗi đau của người mẹ (nhân vật chị) trước việc mất người thân.
 
Từ khóa Từ khóa
nói giảm nói quá nói tránh sgk ngữ văn 7 bộ cánh diều soạn bài kiến thức ngữ văn trang 3 truyện ngụ ngôn là truyện gì tục ngữ là những câu nói dân gian
313
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.