Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 31 đến từ Vietnam
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
1. Bố cục bài văn thuyết minh

MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh
TB: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh
KB: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.
2. Bố cục ba phần như vậy phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.
3.
So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh
- Mở bài
+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng
+ Điểm khác nhau:
• Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh
• Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…
- Kết bài
+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính
+ Điểm khác nhau:
• Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.
• Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.
4.
Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian
- Trình tự nhận thức của con người
- Trình tự chứng minh – phản bác.
Luyện tập
Đề bài: Giới thiệu một tác giả văn học
MB: Giới thiệu khái quát tác giả để thuyết minh (tên tuổi, quê quán…)
TB: Cuộc đời và sự nghiệp văn học
- Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời…

- Chặng đường sáng tác, tác phẩm chính, nổi bật
- Phong cách sáng tác:
+ Đặc điểm nổi bật về nội dung sáng tác
+ Đặc sắc nghệ thuật
KB: Khẳng định vị trí tác giả vừa thuyết minh, nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả
Đề bài: giới thiệu về một tấm gương học tốt
MB: Giới thiệu chung về gương học tốt
TB:
- Nêu hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, thái độ học tập
- Quá trình học tập
- Những kết quả học tập tốt
KB: Suy nghĩ và rút ra bài học

Đề bài: Giới thiệu một phong trào của trường, lớp mình
MB: giới thiệu chung về phong trào ( là phong trào, lĩnh vực, địa điểm diễn ra
TB: Phong trào được phát động, hưởng ứng vì mục đích?
- Diễn biến của phong trào
- Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào
KB: Nêu ý nghĩa của phong trào
Đề bài: Trình bày quy trình sản xuất
MB: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất
TB: Đặc điểm quy trình sản xuất, diễn biến:
+ Nguyên liệu
+ Các giai đoạn, quá trình
+ Điểm chú ý trong quá trình sản xuất
- Sản phẩm của quy trình sản xuất, giá trị, chất lượng sau
KB: Kết quả của quy trình sản xuất
Nguồn TH
 
Từ khóa Từ khóa
chất lượng hoc tap mục đích quy trình sự nghiệp
1K
0
3
Trả lời
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
Câu 1 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần:
- Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh
- Thân bài: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh
- Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.

Câu 2 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bố cục 3 phần có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.
Câu 3 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh
- Mở bài
+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

+ Điểm khác nhau:
• Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh
• Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…
- Kết bài
+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính
+ Điểm khác nhau:
• Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.
• Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.
Câu 4 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):
- Trình tự thời gian
- Trình tự không gian
- Trình tự nhận thức của con người
- Trình tự chứng minh – phản bác.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
III. Luyện tập

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu một tác giả văn học
a. MB: Giới thiệu khái quát về tác giả
b. TB
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
+ Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn.
+ Các giai đoạn sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.
+ Phong cách nghệ thuật.
+ Các mảng đề tài.
+ Nội dung sáng tác.
C. KB: Đánh giá vị thế của tác giả văn học trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và thế giới.
Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Giới thiệu về một tấm gương học tốt
a. MB: Dẫn dắt để giới thiệu ra một tấm gương học tập tốt (bạn bè, anh chị em, nhân vật lịch sử…)
b. TB
- Hoàn cảnh xuất thân
- Quá trình học tập
+ Phương pháp học tập của bạn ấy như thế nào?
+ Hiệu quả của việc học tập đó?
- Em và các bạn học tập được điều gì ở tấm gương đó?
c. KB:
- Khẳng định đây là một tấm gương học tập tốt
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.
Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu về một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình
a. MB: Giới thiệu chung về phong trào.
b. TB
- Nguyên nhân phát động phong trào đó.
- Phong trào đó được khai triển như thế nào?
+ Nội dung của phong trào.
+ Các thành phần tham gia phong trào đó.
- Phong trào đã thu được kết quả ra sao?
c. KB: Ý nghĩa của phong trào đó đối với mỗi cá nhân.
Câu 4 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)
a. MB: Giới thiệu chung một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)
b. TB
- Những nét cơ bản về quy trình sản xuất học học tập: sản xuất (học tập) cái gì? Tại sao chúng ta cần sản xuất/học tập những sản phẩm, môn học đó?
- Mô tả quá trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập: bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các khâu, các bước, giai đoạn?
- Sản phẩm của quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) là gì? Giá trị ra sao?
c. KB: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) và rút ra bài học, ý nghĩa gì cho bản thân?
Nguồn TH
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.