Bố cục:
Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Phần 2 (còn lại): Cuộc đối thoại Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Kết cấu truyền thống: trình tự thời gian, kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hãi nhưng được phù trợ và cứu giúp
Cuối cùng được đền đáp xưng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân), thể hiện khát vọng ở hiền gặp lành.
Câu 2 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Câu 3 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Nét đẹp tâm hồn nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói thể hiện sự khiêm nhường, mực thước, sự kính trọng, hàm ơn
- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn
- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ lễ nghi dù lòng không muốn
Câu 4 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian
+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện
+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành
+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí
Câu 5 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Ngôn ngữ trong tác phẩm: chân thực, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ
- Ngôn ngữ miêu tả của tác giả đa dạng, sinh động
- Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, sắp xếp theo thể lục bát dễ nhớ, dễ hiểu
Luyện tập
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :
- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.
- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.
- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.
Ý nghĩa - Giá trị
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật: Lục Vân Tiên - tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga - hiền hậu, nết na, ân tình. Từ đó thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.
- Bên cạnh đó, học sinh biết phân tích một nhân vật văn học thông qua ngôn ngữ, cử chỉ.
Nguồn TH
Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Phần 2 (còn lại): Cuộc đối thoại Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Kết cấu truyền thống: trình tự thời gian, kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hãi nhưng được phù trợ và cứu giúp
Cuối cùng được đền đáp xưng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân), thể hiện khát vọng ở hiền gặp lành.
Câu 2 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Câu 3 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Nét đẹp tâm hồn nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói thể hiện sự khiêm nhường, mực thước, sự kính trọng, hàm ơn
- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn
- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ lễ nghi dù lòng không muốn
Câu 4 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ
Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian
+ Nhân vật có sự nhất quán trong tính cách từ đầu đến cuối truyện
+ Truyện theo motip ở hiền gặp lành
+ Thể hiện khao khát về công bằng, chân lí
Câu 5 (trang 115 sgk ngữ văn 9 tập 1)
- Ngôn ngữ trong tác phẩm: chân thực, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ
- Ngôn ngữ miêu tả của tác giả đa dạng, sinh động
- Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, sắp xếp theo thể lục bát dễ nhớ, dễ hiểu
Luyện tập
Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :
- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.
- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.
- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.
Ý nghĩa - Giá trị
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật: Lục Vân Tiên - tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga - hiền hậu, nết na, ân tình. Từ đó thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.
- Bên cạnh đó, học sinh biết phân tích một nhân vật văn học thông qua ngôn ngữ, cử chỉ.
Nguồn TH
- Từ khóa
- cam nhan cổ tích luc van tien nam bộ sinh động