Trong chương trình Ngữ Văn THPT có rất nhiều những bài thơ hay để lại ấn tượng cho người đọc. Mỗi bài đều có một nét riêng thể hiện chất thơ, cá tính, suy nghĩ của tác giả. Trong đó nổi bật là bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh. Vậy sức hấp dẫn của bài thơ "Sóng" là gì?
Hãy viết bài văn ngắn nói lên sức hấp dẫn của bài thơ "Sóng"
Sức hấp dẫn của bài thơ "Sóng" - Xuân Quỳnh* MỞ BÀI:
- Giới thiệu xuất xứ bài thơ Sóng.
- Bài thơ ra đời đã gần nửa thế kỉ, hoàn cảnh lịch sử – xã hội, tâm lí con người, nhất là tâm lí lứa tuổi thanh niên đã có nhiều thay đổi nhưng bài thơ vẫn còn nguyên sức hấp dẫn mạnh mẽ. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn lâu bền ấy?
* THÂN BÀI
Sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ chính là những tìm tòi sáng tạo của tác giả trong cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thơ.
1/ Sức hấp dẫn về nội dung tư tưởng
Sóng bộc lộ một khát vọng tình yêu chân thành sau đắm, thuỷ chung rất có cá tính của Xuân Quỳnh vừa chạm đúng chiều sâu khát vọng tình yêu muôn thuở của con người nhất là tuổi trẻ.
- Bằng hình tượng sóng nhà thơ đã khái quát được các trạng thái đối nghịch trong tâm trạng người đang yêu và khát vọng vươn tối môi trường cao rộng tự do trong tình yêu, vượt qua những định kiến hẹp hòi, những gò bó vô nghĩa. Nhà thơ đã khái quát được một gương mặt đích thực của tình yêu luôn tồn tại cùng nhân loại (khổ 1-2).
- Bài thơ đã nói hộ những trăn trở, băn khoăn, nhu cầu lí giải cội nguồn của tình yêu và lời thú nhận thành thật sự bất lực của con người _ nhận thức trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho điểm khởi nguồn đầy bí ẩn của tình yêu ( khổ 3-4).
- Bài thơ đã miêu tả , thể hiện thật sống động, đầy day dứt những trạng thái thường trực của tình yêu: nỗi nhớ , khao khát hướng về nhau có nhau, khát vọng chung thuỷ (Khổ 5-6-7).
- Bài thơ đã diễn tả được những suy tư rất nhân bản về cuộc đời và bày tỏ khát vọng vĩnh viễn hoá tình yêu của mỗi con người, mỗi cuộc đời vào tình yêu vĩnh hằng của nhân loại ( khổ 8+9).
Với bấy nhiêu lời giãi bày của nữ sĩ, tất thảy những người đang yêu, người đã yêu có thể tìm thấy sự đồng điệu ở thi phẩm đặc sắc này.
2/ Sức hấp dẫn về nghệ thuật
Thể hiện rõ nét ở những tìm tòi nghệ thuật đáng trân trọng sau:
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: Hình ảnh trung tâm là sóng hiện diện suốt chiều dài bài thơ với nhiều biểu hiện độc đáo; những nét đối lập trong tính cách (dữ dội , ồn ào/ dịu êm, lặng lẽ); sóng nhớ bờ, hướng vào bờ, biển lớn tình yêu. Những hình ảnh ấy trùng khít với những trạng thái của tâm trạng của nhân vật trữ tình - người con gái đang yêu, say đắm hết mình.
- Về nghệ thuật kết cấu:
+ Bài thơ kết cấu theo lối phát triển song song và đan cài vào nhau giữa sóng và “em” - cái tôi trữ tình của nhà thơ để soi chiếu, bổ sung, bồi thấm tạo nên một lực hấp dẫn lớn: Ôi con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức.
+ Về âm điệu: Bài thơ đã xây dựng được một hình tượng âm thanh sóng vỗ suốt từ dòng đầu đến dòng cuối và mãi vang vọng dư ba nhờ việc lựa chọn đắc địa thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhanh tươi tắn; sử dụng linh hoạt phép điệp, phép song hành.
3/ Nhận định, đánh giá
- Về nội dung: Sóng biểu hiện một hồn thơ có khát vọng về một tình yêu đích thực, lớn lao và vĩnh hằng mà cũng rất đời thường. Tình yêu trong bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ân nghĩa, thuỷ chung nhưng cũng thật hiện đại: đó là một tình yêu tự do, chân thành, say đắm và biết hi sinh của người phụ nữ.
-Về nghệ thuật: Bài thơ là một khúc nhạc lòng sôi nổi trào dâng, một hình tượng đẹp của khát vọng tình yêu. Tạo được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ ấy là do thi phẩm đạt đến sự hoà quyện tuyệt vời giữa nội dung và hình thức thể hiện.
* KẾT BÀI:
- Sóng có sức hấp dẫn lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện.
- Sóng có sức sống lâu bền vì đã tạo nên một “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” ở người đọc nhiều thế hệ.
Hãy viết bài văn ngắn nói lên sức hấp dẫn của bài thơ "Sóng"
Sức hấp dẫn của bài thơ "Sóng" - Xuân Quỳnh
- Giới thiệu xuất xứ bài thơ Sóng.
- Bài thơ ra đời đã gần nửa thế kỉ, hoàn cảnh lịch sử – xã hội, tâm lí con người, nhất là tâm lí lứa tuổi thanh niên đã có nhiều thay đổi nhưng bài thơ vẫn còn nguyên sức hấp dẫn mạnh mẽ. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn lâu bền ấy?
* THÂN BÀI
Sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ chính là những tìm tòi sáng tạo của tác giả trong cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thơ.
1/ Sức hấp dẫn về nội dung tư tưởng
Sóng bộc lộ một khát vọng tình yêu chân thành sau đắm, thuỷ chung rất có cá tính của Xuân Quỳnh vừa chạm đúng chiều sâu khát vọng tình yêu muôn thuở của con người nhất là tuổi trẻ.
- Bằng hình tượng sóng nhà thơ đã khái quát được các trạng thái đối nghịch trong tâm trạng người đang yêu và khát vọng vươn tối môi trường cao rộng tự do trong tình yêu, vượt qua những định kiến hẹp hòi, những gò bó vô nghĩa. Nhà thơ đã khái quát được một gương mặt đích thực của tình yêu luôn tồn tại cùng nhân loại (khổ 1-2).
- Bài thơ đã nói hộ những trăn trở, băn khoăn, nhu cầu lí giải cội nguồn của tình yêu và lời thú nhận thành thật sự bất lực của con người _ nhận thức trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho điểm khởi nguồn đầy bí ẩn của tình yêu ( khổ 3-4).
- Bài thơ đã miêu tả , thể hiện thật sống động, đầy day dứt những trạng thái thường trực của tình yêu: nỗi nhớ , khao khát hướng về nhau có nhau, khát vọng chung thuỷ (Khổ 5-6-7).
- Bài thơ đã diễn tả được những suy tư rất nhân bản về cuộc đời và bày tỏ khát vọng vĩnh viễn hoá tình yêu của mỗi con người, mỗi cuộc đời vào tình yêu vĩnh hằng của nhân loại ( khổ 8+9).
Với bấy nhiêu lời giãi bày của nữ sĩ, tất thảy những người đang yêu, người đã yêu có thể tìm thấy sự đồng điệu ở thi phẩm đặc sắc này.
2/ Sức hấp dẫn về nghệ thuật
Thể hiện rõ nét ở những tìm tòi nghệ thuật đáng trân trọng sau:
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: Hình ảnh trung tâm là sóng hiện diện suốt chiều dài bài thơ với nhiều biểu hiện độc đáo; những nét đối lập trong tính cách (dữ dội , ồn ào/ dịu êm, lặng lẽ); sóng nhớ bờ, hướng vào bờ, biển lớn tình yêu. Những hình ảnh ấy trùng khít với những trạng thái của tâm trạng của nhân vật trữ tình - người con gái đang yêu, say đắm hết mình.
- Về nghệ thuật kết cấu:
+ Bài thơ kết cấu theo lối phát triển song song và đan cài vào nhau giữa sóng và “em” - cái tôi trữ tình của nhà thơ để soi chiếu, bổ sung, bồi thấm tạo nên một lực hấp dẫn lớn: Ôi con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức.
+ Về âm điệu: Bài thơ đã xây dựng được một hình tượng âm thanh sóng vỗ suốt từ dòng đầu đến dòng cuối và mãi vang vọng dư ba nhờ việc lựa chọn đắc địa thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhanh tươi tắn; sử dụng linh hoạt phép điệp, phép song hành.
3/ Nhận định, đánh giá
- Về nội dung: Sóng biểu hiện một hồn thơ có khát vọng về một tình yêu đích thực, lớn lao và vĩnh hằng mà cũng rất đời thường. Tình yêu trong bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ân nghĩa, thuỷ chung nhưng cũng thật hiện đại: đó là một tình yêu tự do, chân thành, say đắm và biết hi sinh của người phụ nữ.
-Về nghệ thuật: Bài thơ là một khúc nhạc lòng sôi nổi trào dâng, một hình tượng đẹp của khát vọng tình yêu. Tạo được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ ấy là do thi phẩm đạt đến sự hoà quyện tuyệt vời giữa nội dung và hình thức thể hiện.
* KẾT BÀI:
- Sóng có sức hấp dẫn lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện.
- Sóng có sức sống lâu bền vì đã tạo nên một “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” ở người đọc nhiều thế hệ.