Hướng dẫn Suy nghĩ về truyển thống “Tôn sư trọng đạo" trong xã hội hiện nay.

Hướng dẫn  Suy nghĩ về truyển thống “Tôn sư trọng đạo" trong xã hội hiện nay.

* Xác định vấn đề nghị luận: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo" trong xã hội hiện nay.

* Triển khai luận điểm:

- Tôn sư trọng đạo là gì?

+ Tôn sư (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng, đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người).

=> Tôn sư trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội.....

- Mỗi người học sinh đều phải biết tôn sư trọng đạo, bởi thấy có là người trao truyền cho ta tri thức để sau này làm người có ích. Thầy cô dạy cho ta những bài học, mở ra chân trời tri thức cho ta từng bước khám phá, lĩnh hội và nâng bước ta trên hành trình hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân. Trong sự giáo dục ấy, khi theo đuổi nghiêm túc, thấm nhuần từng lời dạy, ta sẽ từng bước thành công và trở thành người có ích cho xã hội.

- Thế nhưng, trong xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, đã có một số học sinh không tôn trọng thầy cô giáo, có thái độ vô lễ với thầy cô. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong văn hóa ứng xử của học sinh với giáo viên. Thậm chỉ có học sinh sẵn sảng chửi bới, hành hung giáo viên.
=> Đây là thực trạng hết sức đáng buồn và đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh, bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân. Từ việc cha mẹ quá yêu chiều con, mải mê kiếm tiền mà quên đi nhiệm vụ giáo dục, đến việc nhà trường quả tập trung giáo dục tri thức mà giảm nhẹ phản giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Vì thế, cha mẹ cần có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái. Giáo viên cần nghiêm khắc với những sai phạm của học sinh, ngoài ra còn phải có tấm lòng đỏ lượng, khoan dung, biết động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ (dù nhỏ) của học trò. Bản thân mỗi học sinh cần ý thức được lễ nghĩa, chừng mực cần có, sự tôn trọng - kính trọng dành cho mỗi giáo viên dạy mình. Đó chính là bước chân vững chắc trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
 
Từ khóa Từ khóa
nhà trường tôn sư trọng đạo
88
2
1
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.