Nếu như Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc thì không quá khi cho rằng Nam Cao là đại văn hào, bậc thầy trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Đề tài về người nông dân thời kì này là chủ đề quen thuộc mà mỗi nhà văn hướng tới.Song, với Nam Cao, ông đã tinh tế khi đào sâu vào nội tâm nhân vật. Đó không phải là cái gay gắt của sưu cao thuế nặng, không phải là nỗi đau của người phụ nữ phải bán con, bán sữa trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mà qua “Chí Phèo” đó chính là nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người. Nam Cao đã tìm đến nhân vật đi hết chặng đường với Chí, đem Chí trở về làm một con người lương thiện để rồi chết trên ngưỡng cửa làm người.
Nam Cao mang trong mình hai nhân cách để từ đó làm nên phong cách riêng của mình – “ngoài lạnh trong nóng” là văn phong của Nam Cao. “Trong sáng tác của Nam Cao, người ta nghe rõ tiếng vặn mình mệt mỏi của những thớ gỗ trong cái kèo, cái cột, những buổi trưa hè”. Đến với nhân vật, Nam Cao như hóa thân vào con người duy nhất bênh vực cho Chí Phèo – con người mà cả làng Vũ Đại cự tuyệt.
“Hãy sống rồi mới viết” là quan niệm của ông. Có chăng ông là đang sống trong cái làng Vũ Đại ấy mà nhìn rõ sự thay đổi, tha hóa của một con người – Chí Phèo . Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định: “ Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta mới nhận ra rằng đây mới chính là hiện than đầy đủ nhất những gì là khốn khổ, tủi nhục nhất của người nông dân. Cùng ở một mức độ thuộc địa lại chà đạp, dày xéo về nhân hình đến nhân tính. Chị Dậu phải bán con, bán sữa nhưng chị còn được làm người, còn Chí Phèo phải bán linh hồn và diện mạo của mình để trờ thành quỷ dữ của làng Vũ Đại . Chí Phèo là đứa con đáng thương nhất của Nam Cao và của xã hội. Xuất thân là một anh canh đền hiền lành chất phác, được nuôi dưỡng từ bàn tay của những người nghèo khó, thiện lương. Để rồi chính tên cường hào Bá Kiến đã hủy hoại con người anh. Xã hội bất nhân đã đóng dấu lên mặt anh ta những vết sẹo ngang dọc và tạo cho anh ta cái lý lịch đầy án tích. Và anh, mặc nhiên trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại . Sau khi ra tù anh đã thay đổi từ nhân hình đến nhân tính, bị Bá Kiến dụ dõ làm tay sai cho hắn – tay sai cho kẻ thù đã đẩy anh vào con đường tối tăm này:” Chí Phèo trở thành tay sai cho Bá Kiến , càng ngày càng hung hang, ngang ngược và triền miên say. Anh đã rơi vào bước đường cùng khi mà cả xã hội đều quay lưng với anh và chấp nhận sống kiếp thú vật bởi chính anh đã quay lưng với những con người nuôi nấng và dưỡng dục anh” sống trên máu và nước mắt của báo nhiêu người dân lương thiện” Nếu tác phẩm chỉ khép lại ở đây thì Nam Cao không khác gì so với những nhà văn học khác, nhưng ông đã vô cùng”chắc tay” khi đi đến cùng với nhân vật khi đưa người phụ nữ vào tác phẩm để cảm hóa Chí Phèo .
“Chí Phèo" là “bình cũ rượu mới” bởi cùng một hình tượng người nông dân mà Nam Cao có thể sáng tạo ra nhân vật từ giọng điệu đến ngôn từ đặc sắc đến như vậy.. “Truyện ngắn Thạch Lam gần với thơ, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan gần với kịch thì truyện ngắn Nam Cao là dòng xám buồn của chất văn xuôi đời thường”. Nếu Nam Cao chỉ đơn giản đưa người phụ nữ bình thường thì câu chuyện có phần kém đi vẻ đặc sắc. Thị Nở - một con người xấu ma chê quỷ hờn mà có thể cảm hóa một tên lưu manh.
Trong khung cảnh lãng mạn, một đêm trăng thanh gió mát” Chí Phèo đã gặp Thị Nở, một tên lưu manh và một người đàn bà dở hơi. Hai con người tột cùng ở đáy của xã hội gặp nhau. Trong cơn say, họ đã đến với nhau như đang nhấm nháp lấy cái tự vị lạc thú của cuộc đời. Thị Nở xuất hiện như thứ ánh sáng kỳ diệu soi sáng cuộc đời tối tăm của Chí. Thị như ngọn gió mát lành xoa dịu đi bao vết thương trong tâm hồn anh. Khoảnh khắc ấy Thị Nở thật đẹp vì đó là người duy nhất dang rộng vòng tay chở che anh khi mà cả xã hội ruồng bỏ, khinh miệt thậm chí xem anh như là điều cấm kị mà không ai liếc mắt ghé trông. Sau cái đêm mặn nồng ấy, sáng hôm sau, Chí đã tỉnh, đây là lần đầu tiên hắn tỉnh sau những cơn say triền miên, vô định. Hắn thấy một cái gì đó thay đổi, khơi sáng tâm hồn anh: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chày gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, chao ôi là buồn".
Thị Nở đến với Chí trong cái thời khắc mà hắn đang đứng trên bờ vực tối tăm nhất cuộc đời. Thị Nở xuất hiện chính là tấm lòng nhân đạo của Nam Cao, khi níu giữ Chí về lại những cái nhu tình ngày trước, làm sống dậy bao khát khao thời trẻ. Nhà văn có mặt ở trên đời trước hết làm công việc nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác, cái xấu dồn đến chân tường, để bênh vực những con người không còn được ai bênh vực. Thị chăm sóc Chí bằng cái tình người duy nhất trong diện mạo làm người khác kinh sợ nhưng đối với Chí đó là điều duy nhất mà Chí có được trong cuộc đời. Bát cháo hành với làn khói nghi ngút hương thơm” những ai chưa từng ăn cháo hành đâu biết cháo hành ngon đến vậy”. Hắn ăn bát cháo hành ấy mà từng giọt mồ hôi đổ ra những giọt to những hắn vẫn cười – một nụ cười hiền. Có chăng đó là nụ cười thật tâm nhất trong suốt bao nhiêu năm của cuộc đời, lần đầu tiên hắn biết cười, biết cái gì gọi là hạnh phúc chỉ đơn giản đến vậy. Hắn hạnh phúc” bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Từ xưa đến nay, hắn nào thấy ai cho hắn cái gì, hắn đều phải dọa nạt hoặc cướp giật, hắn phải làm cho người ta sợ”, “lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà”, khi trong thời điệm hắn trông thấy cái tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau và cô độc cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau.
Bát cháo hành ấm nóng tính đời, tình người đã có sức lay động sâu xa trong tâm hồn Chí. Mùi hương của bát cháo nghi ngút ấy đã thức tỉnh con người anh, làm sống dậy bao ước mơ thuở trước "hình như có một thời hắn ao ước có một gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Thị Nở không phải là hiện thân cho những điều tồi tệ nhất mà trong Thị mang trong mình cái duy nhất mà cả làng Vũ Đại mất đi – tình người. Thị Nở xuất hiện như “thiên sứ của tình yêu” dẫu cho “thiên sứ” ấy không có đôi cánh thiên thần nhưng đã bay đến bên Chí, thổi bay đi lớp tro tàn nguội lạnh vậy quanh anh, đốt cháy đi cái lớp vỏ quỷ dữ để trả lại cho anh một con người . Thị đã đem đến cho Chí sự tin tưởng về tình người, tình yêu nhân thế mà bấy lâu trái tim băng giá ấy không còn cảm nhận được.
(Còn tiếp...)
“Hãy sống rồi mới viết” là quan niệm của ông. Có chăng ông là đang sống trong cái làng Vũ Đại ấy mà nhìn rõ sự thay đổi, tha hóa của một con người – Chí Phèo . Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định: “ Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta mới nhận ra rằng đây mới chính là hiện than đầy đủ nhất những gì là khốn khổ, tủi nhục nhất của người nông dân. Cùng ở một mức độ thuộc địa lại chà đạp, dày xéo về nhân hình đến nhân tính. Chị Dậu phải bán con, bán sữa nhưng chị còn được làm người, còn Chí Phèo phải bán linh hồn và diện mạo của mình để trờ thành quỷ dữ của làng Vũ Đại . Chí Phèo là đứa con đáng thương nhất của Nam Cao và của xã hội. Xuất thân là một anh canh đền hiền lành chất phác, được nuôi dưỡng từ bàn tay của những người nghèo khó, thiện lương. Để rồi chính tên cường hào Bá Kiến đã hủy hoại con người anh. Xã hội bất nhân đã đóng dấu lên mặt anh ta những vết sẹo ngang dọc và tạo cho anh ta cái lý lịch đầy án tích. Và anh, mặc nhiên trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại . Sau khi ra tù anh đã thay đổi từ nhân hình đến nhân tính, bị Bá Kiến dụ dõ làm tay sai cho hắn – tay sai cho kẻ thù đã đẩy anh vào con đường tối tăm này:” Chí Phèo trở thành tay sai cho Bá Kiến , càng ngày càng hung hang, ngang ngược và triền miên say. Anh đã rơi vào bước đường cùng khi mà cả xã hội đều quay lưng với anh và chấp nhận sống kiếp thú vật bởi chính anh đã quay lưng với những con người nuôi nấng và dưỡng dục anh” sống trên máu và nước mắt của báo nhiêu người dân lương thiện” Nếu tác phẩm chỉ khép lại ở đây thì Nam Cao không khác gì so với những nhà văn học khác, nhưng ông đã vô cùng”chắc tay” khi đi đến cùng với nhân vật khi đưa người phụ nữ vào tác phẩm để cảm hóa Chí Phèo .
“Chí Phèo" là “bình cũ rượu mới” bởi cùng một hình tượng người nông dân mà Nam Cao có thể sáng tạo ra nhân vật từ giọng điệu đến ngôn từ đặc sắc đến như vậy.. “Truyện ngắn Thạch Lam gần với thơ, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan gần với kịch thì truyện ngắn Nam Cao là dòng xám buồn của chất văn xuôi đời thường”. Nếu Nam Cao chỉ đơn giản đưa người phụ nữ bình thường thì câu chuyện có phần kém đi vẻ đặc sắc. Thị Nở - một con người xấu ma chê quỷ hờn mà có thể cảm hóa một tên lưu manh.
Trong khung cảnh lãng mạn, một đêm trăng thanh gió mát” Chí Phèo đã gặp Thị Nở, một tên lưu manh và một người đàn bà dở hơi. Hai con người tột cùng ở đáy của xã hội gặp nhau. Trong cơn say, họ đã đến với nhau như đang nhấm nháp lấy cái tự vị lạc thú của cuộc đời. Thị Nở xuất hiện như thứ ánh sáng kỳ diệu soi sáng cuộc đời tối tăm của Chí. Thị như ngọn gió mát lành xoa dịu đi bao vết thương trong tâm hồn anh. Khoảnh khắc ấy Thị Nở thật đẹp vì đó là người duy nhất dang rộng vòng tay chở che anh khi mà cả xã hội ruồng bỏ, khinh miệt thậm chí xem anh như là điều cấm kị mà không ai liếc mắt ghé trông. Sau cái đêm mặn nồng ấy, sáng hôm sau, Chí đã tỉnh, đây là lần đầu tiên hắn tỉnh sau những cơn say triền miên, vô định. Hắn thấy một cái gì đó thay đổi, khơi sáng tâm hồn anh: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chày gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, chao ôi là buồn".
Thị Nở đến với Chí trong cái thời khắc mà hắn đang đứng trên bờ vực tối tăm nhất cuộc đời. Thị Nở xuất hiện chính là tấm lòng nhân đạo của Nam Cao, khi níu giữ Chí về lại những cái nhu tình ngày trước, làm sống dậy bao khát khao thời trẻ. Nhà văn có mặt ở trên đời trước hết làm công việc nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác, cái xấu dồn đến chân tường, để bênh vực những con người không còn được ai bênh vực. Thị chăm sóc Chí bằng cái tình người duy nhất trong diện mạo làm người khác kinh sợ nhưng đối với Chí đó là điều duy nhất mà Chí có được trong cuộc đời. Bát cháo hành với làn khói nghi ngút hương thơm” những ai chưa từng ăn cháo hành đâu biết cháo hành ngon đến vậy”. Hắn ăn bát cháo hành ấy mà từng giọt mồ hôi đổ ra những giọt to những hắn vẫn cười – một nụ cười hiền. Có chăng đó là nụ cười thật tâm nhất trong suốt bao nhiêu năm của cuộc đời, lần đầu tiên hắn biết cười, biết cái gì gọi là hạnh phúc chỉ đơn giản đến vậy. Hắn hạnh phúc” bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Từ xưa đến nay, hắn nào thấy ai cho hắn cái gì, hắn đều phải dọa nạt hoặc cướp giật, hắn phải làm cho người ta sợ”, “lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà”, khi trong thời điệm hắn trông thấy cái tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau và cô độc cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau.
Bát cháo hành ấm nóng tính đời, tình người đã có sức lay động sâu xa trong tâm hồn Chí. Mùi hương của bát cháo nghi ngút ấy đã thức tỉnh con người anh, làm sống dậy bao ước mơ thuở trước "hình như có một thời hắn ao ước có một gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Thị Nở không phải là hiện thân cho những điều tồi tệ nhất mà trong Thị mang trong mình cái duy nhất mà cả làng Vũ Đại mất đi – tình người. Thị Nở xuất hiện như “thiên sứ của tình yêu” dẫu cho “thiên sứ” ấy không có đôi cánh thiên thần nhưng đã bay đến bên Chí, thổi bay đi lớp tro tàn nguội lạnh vậy quanh anh, đốt cháy đi cái lớp vỏ quỷ dữ để trả lại cho anh một con người . Thị đã đem đến cho Chí sự tin tưởng về tình người, tình yêu nhân thế mà bấy lâu trái tim băng giá ấy không còn cảm nhận được.
(Còn tiếp...)