MTX Tết không thể quên

MTX Tết không thể quên

T
Thanh
  • Thành Viên 40
Mỗi khi tết về mình lại nhớ nhất hồi nhỏ. Không biết khái niệm tết đến với mình lúc nào nhưng rõ nhất là năm mình khoảng ba, bốn tuổi gì đấy.
Mẹ mặc cho mình chiếc áo có họa tiết hoa rí và vào bà ngoại chơi. Quê ngoại mình nằm cạnh sông Hoài Nam, một nhánh của con sông hùng vĩ chảy về từ tận bên Lào. Lối về nhà bà ngoại qua con đê, không hiểu sao qua đoạn đê mình thường chú ý tới trạm bơm, theo trí nhớ của mình căn nhà nhỏ của trạm bơm bỏ trống và không bao giờ thấy bóng người, trạm bơm nay không còn nữa, nhớ về thưở nhỏ thăm quê ngoại, không sao quên được căn nhà bỏ trống chơ vơ giữa đoạn đê làng, đến đấy là nhận ra mình sắp về nhà bà ngoại.
Qua hết đoạn đê là tới rặng tre của làng. Làng thời xưa có tên cổ nhưng trùng với tên của một bà chúa trong cung vua nên đổi lại, tên đấy vẫn là tên gọi ngày nay của ngôi làng này. Bà mình có cái tên rất đẹp, giải nghĩa có nghĩa là vầng trăng sáng nhưng khi biết nhận thức và trở về quê ngoại, bao giờ rục rịch về quê, mọi người trong gia đình mình đều bảo “vào bà Lê”, “Lê” là tên gọi tắt của làng, nói như vậy nghĩa là nhắc tới quê là nhắc tới bà và ngược lại.

3398

Ảnh Internet​

Tết ấy, mình diện áo hoa, chiếc áo mà mình chờ đợi rất lâu. Mình vào “bà Lê” để khoe với người thân bên ngoại. Tết năm trước, mọi người từng xuýt xoa chiếc áo mình được mặc.
- Đẹp quá!
- Áo đẹp quá!
Mua áo mới, diện áo mới dịp tết trở thành thói quen mà bố mẹ dành cho chị em mình. Mặc dù kinh tế nhà mình không hề khá giả, bố mẹ mình vẫn làm thêm đồi, thêm ruộng giống như bao gia đình thôn quê ngoài giờ dạy trên trường, song năm mới nào, chị em mình cũng có những bộ cánh mới để mặc.
Tết không thể quên cảnh các chị mình giục nhau mua hạt hướng dương, bánh kẹo, mua hoa lay ơn chưng trong lọ, không quên được mẹ mình nướng cá bằng kẹp luồng nhỏ còn tươi, gói bánh chưng và luộc bánh chưng ngày giáp tết, không thể quên được tiếng bố mình nhắc mua cà phê, mua quần áo cho bà nội, bà ngoại và các món đồ lễ gửi cho các bác cả.
Năm ấy, mình là sinh viên đại học năm thứ nhất. Mình xa nhà đã nửa năm. Từ lúc sinh ra đến khi bước chân ra ngoài thủ đô, mình hầu như chưa xa nhà. Mình muốn đi xa và tự lập. Háo hức đó nhanh chóng vụt tắt bởi thực tế khác với hình dung và tưởng tượng của mình. Mãi tận sau này mình mới quen được cuộc sống độc lập và tự chủ. Kết thúc đợt thi học phần của học kì một đồng thời là năm mới đến, trường mình lịch thi môn cuối cùng thường rơi vào cuối năm, quãng đấy cũng tầm qua giữa tháng chạp, mình sẽ được nghỉ tết luôn.
Chuẩn bị đồ đạc và gấp quần áo để về quê ăn tết. Lòng mình xôn xao và rộn rạo niềm vui. Cùng đi chuyến xe hôm đấy cùng mình còn có chị Hải, học trên mình hai khóa. Xe đông và nhộn nhạo, chị Hải tìm được ghế ngồi phía trên, mình ngồi gần cuối xe. Tay mình ôm túi quần áo lỉnh kỉnh và đành để túi quà bánh cạnh rất nhiều hành lý khác của các hành khách trên xe. Tết này mình dự định nghỉ ngơi thật nhiều cho bõ công những ngày rèn luyện và học tập tại trường đại học. Mình sẽ có dịp ăn uống thỏa thích những món ăn ngày tết mà mẹ mình bỏ công sức ra làm. Mình sẽ đi thăm họ hàng. Mình sẽ tận dụng ngày nghỉ tết dài để đọc các cuốn sách mà mình ấp ủ bấy lâu nay, mình đã mua và sưu tầm khá nhiều sách hay, nhiều cuốn mà hồi phổ thông mình chỉ dám mơ ước chứ không bao giờ nghĩ có chúng trong tay, “Đất vỡ hoang” của Solokhop hay “Bông hồng vàng và bình minh mưa” của Pautopki.

3399

Ảnh Internet​

Xe rời thành phố, nhích dần về phía quê mình. Mình nóng lòng lắm phút giây đặt chân xuống mảnh đất thân thuộc nơi mình đã sinh ra. Đang mơ màng và suy nghĩ mông lung bỗng chị Hải gọi giật giọng:
- Nghi, lên đây ngồi với chị!
Thấy mình luống cuống vì đồ đạc nhiều chị giục:
- Để đấy tí về xuống lấy.
Không an tâm chút nào đâu. Song mình vốn bị say xe mà ghế phía trên vẫn còn trống, thế là mình ôm túi quần áo lên ngồi cạnh chị. Lòng mình hơi phân vân, túi quà bánh của mình có bị lẫn giữa đống đồ đạc của khách đi xe, toàn người xa lạ mà mình không hề quen biết. Túi quà có gì mà mình giữ gìn và háo hức đến thế? Đó là cuốn “Đất vỡ hoang” và “Bông hồng vàng và bình minh mưa” cộng với những gói kẹo chíp chíp xanh đỏ mình mua về làm quà cho cháu mình. Mình đi học nhưng mình vẫn hay mua quà cho cháu, cháu gái mình hơn ba tuổi, gói kẹo chíp chíp thực ra không hề đắt đỏ nhưng quê mình không bán. Cháu mình tưởng Hà Nội không xa, Hà Nội nghĩa là gắn liền với nhà cao tầng. Nó nghĩ cái thị trấn sầm uất của huyện mình mà có lần mẹ nó chở qua là Hà Nội, “A, Hà Nội của dì Nghi đây phải không mẹ”, nó đã nói như vậy.
Mình đem hương vị của thành phố về làng quê. Hương vị ấy khác với cái đều đều, xam xám của huyện lị tỉnh lẻ. Chút hương vị nhỏ nhoi dù không thể làm cháu mình hay bất cứ người dân nào sống ở đây có thể hình dung hết về đô thị lớn bậc nhất của đất nước ta nhưng chắc chắn là thứ hương thơm ngọt lành và mới mẻ.
Xe về bến đỗ, điểm dừng cách làng mình trên năm cây số. Con đường bê tông qua làng hẹp và bị long vỡ khá nhiều, mùa nắng khá xóc, mùa mưa nước tạo thành các vũng. Nghe tiếng tài xế, mình chạy xuống cuối xe tìm túi đồ của mình, mình không hề thấy đồ đâu nữa, cuống cuồng ngó quanh đống đồ đạc bề bộn, mình đành nói với chị Hải:
- Em xuống xe đây, chị tìm cho em nhé.
Chị gật và đáp lại:
- Để chị tìm cho, bến đỗ gần nhà chị còn lâu mà.
Mình hơi buồn và hụt hẫng. Mình đã không đem được hương vị của thành phố về nhà. Ghé nhà chị gái, cháu mình không hề hỏi, trách móc nhưng mình phân vân. Nó chỉ bảo:
- Cháu thích Hà Nội.
- Lớn lên cháu sẽ được đi Hà Nội. Mình động viên con bé. Hình như nó biết mình nhắn nhủ nó.
Nhiều tết trôi qua. Tết có bao điều để nói. Tiếng pháo đêm giao thừa, nồi bánh chưng của mẹ, tấm ảnh chụp cùng bạn. Kỉ niệm về tết chật đầy. Mình nhớ bà ngoại mình và ngôi làng bên sông Hoài Nam. Mình không thể bé để ngồi sau xe đạp và được bố, mẹ chở trên đê làng, rặng tre già rủ rỉ. Quê ngoại mình, “vào bà Lê”, có lẽ là các cụm từ để nhớ chứ không quên. Chuyện mất đồ thành kỉ niệm, mất đồ nhưng mình không mất niềm tin, niềm tin là món quá lớn nhất mà mình muốn gửi trao.
 
Từ khóa
làng thời xưa nhà bà ngoại quê ngoại tet
  • Like
Reactions: Hoa Phù Sa and VHT
2K
2
3

Tieuthuyet

Cộng tác viên
17/9/19
399
65
28,000
30
Xu
0
Mình rất thích lối viết văn tả thực, mộc mạc của bạn. Những câu chuyện đời thường. Mỗi người đón một cái tết khác nhau nhưng có những cái tết nó đi vào kỉ niệm.
 
  • Like
Reactions: baivanhay

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Cảm ơn bạn! Đưa mình về Tết sớm quá :)
 
  • Like
Reactions: Thanh

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top