Còn mấy ngày nữa là tôi được nghỉ Tết. Lòng rạo rực sung sướng khi được trở về nhà. Không khí tết khắp nơi đã nhộn nhịp hẳn lên. Tôi về quê ăn tết. Lòng lâng lâng dâng tràn cảm xúc.
Trên mỗi chuyến xe, người ta cắm một cành đào phía trước xe làm nôn nao những người xa quê về nhà ăn tết, đón xuân sang. Vẫn cái lành lạnh chen chút mưa phùn bay lất phất nhè nhẹ vương lên mái tóc. Vẫn những tất bật đến vội vàng để nhanh chân kịp chuyến xe kẻo muộn giờ. Phương tiện đi lại ngày nay khác hẳn với ngày xưa. Thoắt cái đã về đến nhà. Con đường làng in dấu ấn tuổi thơ tôi. Tôi bần thần tưởng nhớ mẹ tôi. Bao nhiêu mùa xuân về, mẹ tôi không còn sum vầy cùng cháu con bên mâm cỗ Tết khi thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới và cùng với ngày đầu năm mồng Một tết nữa ? Mẹ tôi chỉ còn là ảnh hình vô vọng nhìn cháu con trong ngôi nhà thuở xưa. Nghĩ lại tôi thấy bùi ngùi, tiêng tiếc và thương mẹ vô cùng. Ôi! Người mẹ dấu yêu ơi ! Ở nơi cuối trời đó, mẹ có hay xuân đang gõ cửa mọi nhà? Người có hay chăng con cháu đã trưởng thành nay trở về đón xuân chẳng thấy người đâu, cứ nhìn lên bàn thờ, mắt rớm lệ thương thương, nhớ nhớ?
Bước chân của mẹ - Văn Học Trẻ - Ảnh Internet
Ngày Tết đối với chúng tôi được gần mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Dẫu suốt cuộc đời có gặp những gian truân nhưng mẹ vẫn là người cho chúng tôi vững bước để vượt qua. Nhớ cái thuở nghèo khó triền miên của những năm 80 thế kỉ trước. Tết chỉ có khoai lang chất thành đống trong nhà không chỗ chen chân. Cận tết rồi còn phải ra đồng đào bới khoai mang về kẻo nước vụ cấy lúa xuân tràn về thì coi như đi tong tất cả. Công việc vất vả nhưng ráng thu hoạch xong trước ngày ba mươi tết. Chợ búa mẹ tôi lo tất tật. Mẹ mang khoai lên chợ đổi gạo mang về ăn trong ba ngày tết. Hạt gạo thời buổi khó khăn quý như ngọc ngà. Thương mẹ khi Tết về lo toan đủ thứ để anh em chúng tôi được cơm ngon, áo đẹp, được vui chơi thỏa thích dẫu đói nghèo vương bận đời mẹ bao tháng, bao năm.
Nhớ cái năm nào gia đình tôi lận đận, lao đao khi chị tôi nằm viện trị bệnh sốt rét ác tính. Chúng tôi cứ tưởng năm ấy tết chẳng đến với gia đình tôi. Mẹ tôi chưa tới năm mươi mà già đi trông thấy. Người chạy ăn từng bữa nuôi chúng tôi khôn lớn. Chẳng hiểu sao nghèo khó vương vào đời mẹ suốt bao nhiêu thập niên.
Tôi cứ nhìn lên bàn thờ mà thương cho mẹ. Suốt cuộc đời oằn vai, mòn hai đầu đòn gánh nuôi con. Tết nghèo giấu trong nỗi nhọc nhằn của mẹ đến khi chúng tôi trưởng thành. Ước làm có tiền mua cho mẹ áo bông nhung mặc ấm mùa đông. Áo lụa sang mặc ngày Tết đoàn viên nhưng lời ước theo mẹ về khoảng trời xa xôi ấy. Nghĩ mà thương, mà nhớ đến nao lòng!
Mẹ tôi đã xa mãi chúng tôi. Mùa xuân này đã là một con giáp. Tôi lại bàn thờ đốt nén nhang thơm cho ấm lòng người thiên cổ. Và mong mẹ phù hộ độ trì cho cháu con khỏe mạnh. Làn khói hương bay chạm vào tấm hình lồng khung kính niềm nhớ thương “khói hương ơi! Có tới nơi mẹ ta ở, hãy nói với mẹ rằng tôi đã về với mẹ rồi đấy! Mẹ cứ ngủ yên giấc ngủ thiên thu mẹ nhé!”
Tôi thầm gọi và cứ ước một điều kì diệu để mẹ sống mãi với thời gian nhưng làm sao ước thấy. Đôi mắt cay cay nước đọng khoé bờ mi.
Ngoài kia, đường làng, ngõ xóm đang trang trí cổng chào để đón tết. Ôi! Mùa xuân về với quê hương mang nhiều niềm vui hát khúc khải hoàn ca.
Phùng Văn Định
Trên mỗi chuyến xe, người ta cắm một cành đào phía trước xe làm nôn nao những người xa quê về nhà ăn tết, đón xuân sang. Vẫn cái lành lạnh chen chút mưa phùn bay lất phất nhè nhẹ vương lên mái tóc. Vẫn những tất bật đến vội vàng để nhanh chân kịp chuyến xe kẻo muộn giờ. Phương tiện đi lại ngày nay khác hẳn với ngày xưa. Thoắt cái đã về đến nhà. Con đường làng in dấu ấn tuổi thơ tôi. Tôi bần thần tưởng nhớ mẹ tôi. Bao nhiêu mùa xuân về, mẹ tôi không còn sum vầy cùng cháu con bên mâm cỗ Tết khi thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới và cùng với ngày đầu năm mồng Một tết nữa ? Mẹ tôi chỉ còn là ảnh hình vô vọng nhìn cháu con trong ngôi nhà thuở xưa. Nghĩ lại tôi thấy bùi ngùi, tiêng tiếc và thương mẹ vô cùng. Ôi! Người mẹ dấu yêu ơi ! Ở nơi cuối trời đó, mẹ có hay xuân đang gõ cửa mọi nhà? Người có hay chăng con cháu đã trưởng thành nay trở về đón xuân chẳng thấy người đâu, cứ nhìn lên bàn thờ, mắt rớm lệ thương thương, nhớ nhớ?
Bước chân của mẹ - Văn Học Trẻ - Ảnh Internet
Ngày Tết đối với chúng tôi được gần mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Dẫu suốt cuộc đời có gặp những gian truân nhưng mẹ vẫn là người cho chúng tôi vững bước để vượt qua. Nhớ cái thuở nghèo khó triền miên của những năm 80 thế kỉ trước. Tết chỉ có khoai lang chất thành đống trong nhà không chỗ chen chân. Cận tết rồi còn phải ra đồng đào bới khoai mang về kẻo nước vụ cấy lúa xuân tràn về thì coi như đi tong tất cả. Công việc vất vả nhưng ráng thu hoạch xong trước ngày ba mươi tết. Chợ búa mẹ tôi lo tất tật. Mẹ mang khoai lên chợ đổi gạo mang về ăn trong ba ngày tết. Hạt gạo thời buổi khó khăn quý như ngọc ngà. Thương mẹ khi Tết về lo toan đủ thứ để anh em chúng tôi được cơm ngon, áo đẹp, được vui chơi thỏa thích dẫu đói nghèo vương bận đời mẹ bao tháng, bao năm.
Nhớ cái năm nào gia đình tôi lận đận, lao đao khi chị tôi nằm viện trị bệnh sốt rét ác tính. Chúng tôi cứ tưởng năm ấy tết chẳng đến với gia đình tôi. Mẹ tôi chưa tới năm mươi mà già đi trông thấy. Người chạy ăn từng bữa nuôi chúng tôi khôn lớn. Chẳng hiểu sao nghèo khó vương vào đời mẹ suốt bao nhiêu thập niên.
Tôi cứ nhìn lên bàn thờ mà thương cho mẹ. Suốt cuộc đời oằn vai, mòn hai đầu đòn gánh nuôi con. Tết nghèo giấu trong nỗi nhọc nhằn của mẹ đến khi chúng tôi trưởng thành. Ước làm có tiền mua cho mẹ áo bông nhung mặc ấm mùa đông. Áo lụa sang mặc ngày Tết đoàn viên nhưng lời ước theo mẹ về khoảng trời xa xôi ấy. Nghĩ mà thương, mà nhớ đến nao lòng!
Mẹ tôi đã xa mãi chúng tôi. Mùa xuân này đã là một con giáp. Tôi lại bàn thờ đốt nén nhang thơm cho ấm lòng người thiên cổ. Và mong mẹ phù hộ độ trì cho cháu con khỏe mạnh. Làn khói hương bay chạm vào tấm hình lồng khung kính niềm nhớ thương “khói hương ơi! Có tới nơi mẹ ta ở, hãy nói với mẹ rằng tôi đã về với mẹ rồi đấy! Mẹ cứ ngủ yên giấc ngủ thiên thu mẹ nhé!”
Tôi thầm gọi và cứ ước một điều kì diệu để mẹ sống mãi với thời gian nhưng làm sao ước thấy. Đôi mắt cay cay nước đọng khoé bờ mi.
Ngoài kia, đường làng, ngõ xóm đang trang trí cổng chào để đón tết. Ôi! Mùa xuân về với quê hương mang nhiều niềm vui hát khúc khải hoàn ca.
Phùng Văn Định