Văn hóa Á Đông đã, đang và sẽ luôn tự hào về một trong những tài sản quý báu vươn tầm thế giới, thẩm thấu vào chiều sâu tâm hồn của loài người. Thi ca Nhật Bản không bắt nguồn từ những trường ca, những sử thi vĩ đại và đồ sộ như Iliad, hay Odyssey của Hy Lạp mà bắt nguồn từ vần thơ thấm đượm trữ tình Waka, rồi chắt lọc đến độ tinh xảo để góp nhặt nên Haiku. Xuyên suốt quá trình phát triển và gìn giữ nền văn học nước nhà, mặc cho từng xuất hiện nhà văn đầu tiên của Châu Á đoạt giải Nobel thế giới, mặc cho bao áng văn chương đã đi sâu vào tâm thức người Việt nói riêng và nhân loại nói chung thì HaiKu vẫn được coi trọng, tôn sùng và nghiền ngẫm. Người ta đọc HaiKu cũng giống như đọc văn Thạch Lam. Nếu hời hợt thì chẳng có gì đọng lại, chẳng thể khơi dậy niềm cảm hứng dâng trào bên trong trái tim nhưng khi đã thực sự nghiên cứu, cố tìm mà hiểu nó, cố đọc mà tiếp thu giá trị tinh thần mà nó để lại thì sức quảng đại của thơ Haiku là không hề nhỏ.
Thơ Haiku có điểm gì đặc biệt? Tại sao sức hút của nó qua bao thế hệ, bao cuộc biến thiên lịch sử vẫn vẹn nguyên? Tại sao từ một thể thơ Haiku của Nhật bản lại xuất hiện trên những trang báo nước ngoài đầy ca ngợi, tôn vinh?
Người ta nhìn thấy sự dung hòa và kết hợp của thứ dòng văn hóa thấm sâu xuyên suốt phương Đông từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Hơi thở của Thiền Tông thuộc văn học Lý Trần và linh hồn bao câu ca dao từ thuở sơ khai đường như thấp thoáng xuất hiện đằng sau bóng dáng của những bài thơ đầy kiệm lời này. Bên cạnh đó, hương sắc của nghệ thuật cắm hoa ikebana và không khí trà đạo chanoyu xuất hiện từ những năm của thế kỷ mười bốn với tinh thần căn bản là tĩnh tại, cổ kính cũng góp phần không nhỏ trong việc gây dựng nên bản mặt của thể thơ HaiKu
Được mệnh danh là thể thơ ngắn nhất trên thế giới. Nhưng đó không phải là điểm yếu của Haiku mà chính là sức sáng tạo, sự độc đáo văn chương Nhật Bản, mang tới luồng gió rất mới trong khu rừng cộng sinh không đồng nhất của văn chương loài người. Tìm về Haiku phải kể đến :
Tính cô đọng – tiêu biểu cho “ lời dừng mà ý chưa hết là điều tuyệt vời trong thi ca”, cho việc bao giờ cũng biết cách để trống, nghĩa là tạo một khoảng chân không trong thơ. Khoảng trống này được xem là rất cần thiết với nghệ thuật, tạo nên sự đồng điệu, chỗ đứng thỏa mãn tư duy không giới hạn, biên giới hay bản sao của bạn đọc. Một sự tôn trọng, không lấn đường, không chấp nhận sự thụ động và không đồng tình với việc lẻ bóng trong hành trình sáng tác. Người đọc đều có thể yêu và hiểu lấy thơ Haiku theo cái cách của riêng họ. Trong một khung cảnh đầy hoảng loạn với sự xuất hiện của tên trộm, người ta lại bình tâm, nhẹ nhõm mà nhận ra đến cuối cùng, thứ hắn không bao giờ có thể cướp đi lại chính là giá trị tinh thần, là vẻ đẹp thẩm mỹ
Tên Trộm đi rồi
Còn bên cửa sổ
Một vầng trăng soi ( Ryokan)
Căn cứ vào đó để thấy tính chính xác về lời mình và Tagore vĩ đại năm xưa từng nói “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”. Đơn sơ không đồng nghĩa nó đã rút ra sự hơn kém hay tầm vóc ý nghĩa lớn lao của thi ca. Đơn sơ là cách nó thể hiện, minh chứng cho một cá tính, một phong cách độc đáo của thời đại, của đất nước xứ sở mặt trời mọc
Tính thẩm mỹ với sự nỗ lực tìm kiếm cái đẹp bề sâu, cái đẹp ẩn chứa đằng sau vạn vật đời thường, thậm chí là tầm thường, giản đơn. Nó được phản ánh đặc biệt qua hệ thống nguyên lý thẩm mỹ mà người Nhật luôn gọi là sabi, wabi hay karumi. . Có thể là cảm thức cái đẹp trong trạng thái tĩnh lặng và cô độc, có thể là sự cảm nhận những vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc, thanh bần an lạc, có thể là dung hòa giữa tính chân phương trong phong cách và sự tinh thế trong nội dung. Cái tài đôi khi không nằm ở việc tôn sùng thứ cao siêu, quý hóa hay bày vẽ một địa trận có đủ đầy rồng bay phượng lúa mà trân quý sự vật gần gũi, hiện thực mà phải vượt qua hiện thực
Vầng trăng tan nhanh
Giọt mưa còn đọng
Đó đây trên cành ( Basho)
Giây phút kết thúc cơn mưa là lúc vạn vật thay da đổi thịt, khoác lên mình một tấm áo mới. Cơn mưa để lại một hạt sương sa trên cành, ánh nắng chiếu tỏa hóa thành giọt trăng. Trong cái khoảnh khắc tan nhanh ấy, Basho đang nỗ lực níu kéo cái đẹp trần gian mà mỏng manh vô cùng. Càng mỏng manh bao nhiêu thì sự nghiệm sinh về cuộc sống vô thường càng rõ nét, ý thức phải trân trọng nâng niu càng hiện hữu. Ấy là chất của Haiku
Gắn bó với thiên nhiên, xuất hiện trong thơ thường xuyên, lặp đi lặp lại các hình ảnh hoa đào, chim cu, trăng, tuyết, bùn, cỏ…. Đặc biệt là thời tiết và mùa cũng được xem là những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc trong cảm thức người làm thơ Haiku
Haiku xuất hiện từ thế kỉ mười ba nhưng đến thế kỉ mười bảy nó mới thực sự vươn tầm đạt đến độ đỉnh cao rực rỡ, có chỗ đứng không thể thay thế bằng bất cứ thể loại nào. Và cho đến bây giờ, chưa có bất kì ai, bất kỳ nhà thơ hay nhà phê bình nào dám nói là nó đã lạc hậu mà xem là một nghệ thuật rất hiện đại - thứ thơ cổ điển có ảnh hưởng đáng kể đối với thơ ca hiện đại thế giới.
Dần dần, người ta nhìn nhận Haiku không đơn thuần dừng lại ở một bài thơ, một câu chữ hay một hình thức nghệ thuật. Hơn hết, độc giả đã học cách nhìn nhận nó ở chỗ cách sống, là đường đi dẫn lối, là viên thuốc an thần trong tầm hồn con người. Cách nhìn, tâm hồn từ đấy nhất định được nới rộng biên giới, phong phú và sâu sắc hơn.
Mãi mãi, bước đi trên mảnh đất văn chương nghệ thuật này, người ta sẽ luôn giành cho Haiku nói riêng và văn học Nhật Bản nói chung sự tôn trọng tuyệt đối, sự biết ơn tuyệt đối, và sự tự hào tuyệt đối.
Thơ Haiku có điểm gì đặc biệt? Tại sao sức hút của nó qua bao thế hệ, bao cuộc biến thiên lịch sử vẫn vẹn nguyên? Tại sao từ một thể thơ Haiku của Nhật bản lại xuất hiện trên những trang báo nước ngoài đầy ca ngợi, tôn vinh?
Người ta nhìn thấy sự dung hòa và kết hợp của thứ dòng văn hóa thấm sâu xuyên suốt phương Đông từ Ấn Độ đến Nhật Bản. Hơi thở của Thiền Tông thuộc văn học Lý Trần và linh hồn bao câu ca dao từ thuở sơ khai đường như thấp thoáng xuất hiện đằng sau bóng dáng của những bài thơ đầy kiệm lời này. Bên cạnh đó, hương sắc của nghệ thuật cắm hoa ikebana và không khí trà đạo chanoyu xuất hiện từ những năm của thế kỷ mười bốn với tinh thần căn bản là tĩnh tại, cổ kính cũng góp phần không nhỏ trong việc gây dựng nên bản mặt của thể thơ HaiKu
Được mệnh danh là thể thơ ngắn nhất trên thế giới. Nhưng đó không phải là điểm yếu của Haiku mà chính là sức sáng tạo, sự độc đáo văn chương Nhật Bản, mang tới luồng gió rất mới trong khu rừng cộng sinh không đồng nhất của văn chương loài người. Tìm về Haiku phải kể đến :
Tính cô đọng – tiêu biểu cho “ lời dừng mà ý chưa hết là điều tuyệt vời trong thi ca”, cho việc bao giờ cũng biết cách để trống, nghĩa là tạo một khoảng chân không trong thơ. Khoảng trống này được xem là rất cần thiết với nghệ thuật, tạo nên sự đồng điệu, chỗ đứng thỏa mãn tư duy không giới hạn, biên giới hay bản sao của bạn đọc. Một sự tôn trọng, không lấn đường, không chấp nhận sự thụ động và không đồng tình với việc lẻ bóng trong hành trình sáng tác. Người đọc đều có thể yêu và hiểu lấy thơ Haiku theo cái cách của riêng họ. Trong một khung cảnh đầy hoảng loạn với sự xuất hiện của tên trộm, người ta lại bình tâm, nhẹ nhõm mà nhận ra đến cuối cùng, thứ hắn không bao giờ có thể cướp đi lại chính là giá trị tinh thần, là vẻ đẹp thẩm mỹ
Tên Trộm đi rồi
Còn bên cửa sổ
Một vầng trăng soi ( Ryokan)
Căn cứ vào đó để thấy tính chính xác về lời mình và Tagore vĩ đại năm xưa từng nói “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”. Đơn sơ không đồng nghĩa nó đã rút ra sự hơn kém hay tầm vóc ý nghĩa lớn lao của thi ca. Đơn sơ là cách nó thể hiện, minh chứng cho một cá tính, một phong cách độc đáo của thời đại, của đất nước xứ sở mặt trời mọc
Tính thẩm mỹ với sự nỗ lực tìm kiếm cái đẹp bề sâu, cái đẹp ẩn chứa đằng sau vạn vật đời thường, thậm chí là tầm thường, giản đơn. Nó được phản ánh đặc biệt qua hệ thống nguyên lý thẩm mỹ mà người Nhật luôn gọi là sabi, wabi hay karumi. . Có thể là cảm thức cái đẹp trong trạng thái tĩnh lặng và cô độc, có thể là sự cảm nhận những vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc, thanh bần an lạc, có thể là dung hòa giữa tính chân phương trong phong cách và sự tinh thế trong nội dung. Cái tài đôi khi không nằm ở việc tôn sùng thứ cao siêu, quý hóa hay bày vẽ một địa trận có đủ đầy rồng bay phượng lúa mà trân quý sự vật gần gũi, hiện thực mà phải vượt qua hiện thực
Vầng trăng tan nhanh
Giọt mưa còn đọng
Đó đây trên cành ( Basho)
Giây phút kết thúc cơn mưa là lúc vạn vật thay da đổi thịt, khoác lên mình một tấm áo mới. Cơn mưa để lại một hạt sương sa trên cành, ánh nắng chiếu tỏa hóa thành giọt trăng. Trong cái khoảnh khắc tan nhanh ấy, Basho đang nỗ lực níu kéo cái đẹp trần gian mà mỏng manh vô cùng. Càng mỏng manh bao nhiêu thì sự nghiệm sinh về cuộc sống vô thường càng rõ nét, ý thức phải trân trọng nâng niu càng hiện hữu. Ấy là chất của Haiku
Gắn bó với thiên nhiên, xuất hiện trong thơ thường xuyên, lặp đi lặp lại các hình ảnh hoa đào, chim cu, trăng, tuyết, bùn, cỏ…. Đặc biệt là thời tiết và mùa cũng được xem là những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc trong cảm thức người làm thơ Haiku
Haiku xuất hiện từ thế kỉ mười ba nhưng đến thế kỉ mười bảy nó mới thực sự vươn tầm đạt đến độ đỉnh cao rực rỡ, có chỗ đứng không thể thay thế bằng bất cứ thể loại nào. Và cho đến bây giờ, chưa có bất kì ai, bất kỳ nhà thơ hay nhà phê bình nào dám nói là nó đã lạc hậu mà xem là một nghệ thuật rất hiện đại - thứ thơ cổ điển có ảnh hưởng đáng kể đối với thơ ca hiện đại thế giới.
Dần dần, người ta nhìn nhận Haiku không đơn thuần dừng lại ở một bài thơ, một câu chữ hay một hình thức nghệ thuật. Hơn hết, độc giả đã học cách nhìn nhận nó ở chỗ cách sống, là đường đi dẫn lối, là viên thuốc an thần trong tầm hồn con người. Cách nhìn, tâm hồn từ đấy nhất định được nới rộng biên giới, phong phú và sâu sắc hơn.
Mãi mãi, bước đi trên mảnh đất văn chương nghệ thuật này, người ta sẽ luôn giành cho Haiku nói riêng và văn học Nhật Bản nói chung sự tôn trọng tuyệt đối, sự biết ơn tuyệt đối, và sự tự hào tuyệt đối.
- Từ khóa
- thơ haiku có điểm gì đặc biệt