Tiểu sử Chu Mạnh Trinh vị tiến sĩ nho học tài ba

Tiểu sử Chu Mạnh Trinh vị tiến sĩ nho học tài ba

Hưng Yên nổi danh là đất có nhiều nhà khoa bảng đỗ đạt thời phong kiến. Trong số 138 vị đại khoa vẻ vang của “xứ nhãn Hưng Yên” có một vị tuy tuổi đời ngắn ngủi nhưng đã đi vào cõi bất tử. Không chỉ để lại nhiều giai thoại thơ văn thú vị, vị tiến sĩ này còn là nhà kiến trúc tài hoa, đã tạo dựng nên ngôi đền thờ vị thánh bất tử. Tạo nên cái bất tử, để cùng bất tử với công trình của mình. Vị tiến sĩ tạo nên giá trị văn hóa đó chính là Chu Mạnh Trinh...
Chu Mạnh Trinh - 朱孟楨 (1862-1905), tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, là một danh sĩ vào thời nhà Nguyễn.
Ông sinh năm 1862, người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thân phụ ông là Chu Duy Tĩnh, từng làm quan đến chức Ngự sử.

Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, có tài văn phú. Khi 19 tuổi, ông đỗ Tú tài, sau đó ông sang thụ giáo Phó bảng Phạm Hy Lượng và được thầy gả con gái cho. Đến 25 tuổi, ông đỗ Giải nguyên trường Hương khoa thi Bính Tuất (1885). Khoa thi Hội năm Nhâm Thìn (1892), ông đậu Tiến sĩ.

Sau khi thi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (đời Thành Thái thứ tư), ông được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội, có tiếng là công minh chính trực. Có lần ông đã phạt đánh roi một tu sĩ người Pháp có hành động cậy thế lộng hành.

Làm Tri phủ ít lâu thì thân phụ mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Sau đó, ông được giao chức Án sát tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên.

Ông mất năm 1905, khi 43 tuổi.

Ngày nay: Cụ Chu Mạnh Trinh được nhà nước công nhận là "Danh nhân văn hóa" của tỉnh Hưng yên. Nhiều trường học & con đường được đặt tên Cụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nguồn: Sưu tầm
 
Từ khóa Từ khóa
cẩn thận công minh chính trực danh nhân văn hóa hưng yên khoa bảng thái nguyên tiến sĩ
674
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.