Tiểu sử của nhà văn Thạch Lam

Tiểu sử của nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.

Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam).

Ông bà Nhu có tất cả bảy người con (6 trai, 1 gái): Tường Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế, Tường Vinh và Tường Bách. Trừ Tường Thụy, làm công chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp văn chương. Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch Lam).

Một lần từ Cẩm Giàng lên Hà Nội tiếp tế tiền gạo cho hai con học tập, ông Nhu gặp lại người lãnh đạo cũ là viên Công sứ Hải Tường, mời sang Sầm Nứa (Lào) để làm thông ngôn cho ông. Gặp năm lũ lụt, mất mùa, buôn bán ế ẩm nên ông Nhu nhận lời ngay. Ngày 31 tháng 7 năm 1917, ông Nhu đi nhưng chỉ làm được tám tháng, thì ông mắc bạo bệnh qua đời (1918). Kể từ đó, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy người con…

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu). Đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người con này, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ.

Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy) về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng…

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài.


Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.

Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi.

Thạch Lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.

Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:

  • Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)
  • Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)
  • Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
  • Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
  • Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)
  • Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)
  • Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.
Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.

Thạch Lam thời trẻ

Cha mất sớm nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Vì muốn giúp đỡ mẹ nên Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung sớm hơn. Ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh.
 
Từ khóa Từ khóa
hà nội lê thị sâm nguyễn tường nhu tú tài việt sinh
  • Like
Reactions: Sơn Ca
1K
1
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.