Nam Cao (1915/1917 – 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
1. Tiểu sử và sự nghiệp văn học
a. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng.
b. Sự nghiệp Văn học của Nam Cao trải dài trên 2 thời kỳ trước và sau CMT 8.
- Trước CMT8: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.
+ Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo đáng chú ý là các truyện ngắn:"Những truyện không muốn viết"; "Trăng sáng" "Đời thừa" "Mua nhà" "Nước mắt" "Cười"...và tiểu thuyết "Sống mòn"(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ bế tắc của những nhà văn nghèo những "Giáo khổ trường tư" học sinh thất nghiệp...Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm muốn sống có hoài bão nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho "chết mòn" phải sống" đời thừa"
+ Ở đề tài về người nông dân đáng chú ý nhất là các truyện:"Chí Phèo" "Trẻ con không được ăn thịt chó" " Một bữa no" " Lão Hạc" " Một đám cưới" "Lang Rận"...ở đề tài này Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng những số phận hẩm hiu bị ức hiếp bị lưu manh hoá ...Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ cao quí trong tâm hồn họ (Lão Hạc)
- Sau CMT8 Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) "Nhật ký ở rừng" (1948) và tập bút kí "Chuyện biên giới" (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.
- Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo sắc lạnh vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học VN.
2. Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
+Truyện ngắn "Trăng sáng" (1943): "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than"
+Truyện ngắn"Đời thừa (1943)
+ Một tác phẩm" thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc:
" Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương tình bác ái sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn".
+ Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có"
- Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm của người cầm bút: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.
- Trong tác phẩm "Đôi mắt" (1948) Nam Cao đã nêu 1 quan điểm của mình: "Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều càng quan sát lắm người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".
3. Phong cách nghệ thuật: Nam Cao có phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần - con người bên trong của con người.
- Biệt tài phát hiện miêu tả phân tích tâm lí nhân vật.
- Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Kết cấu truyện chặt chẽ.
- Cốt truyện đơn giản rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọng sâu xa có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
- Giọng điệu lời văn: lạnh lùng mà đầy thương cảm đằm thắm yêu thương.
- Ngôn ngữ tự nhiên sinh động gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng.
Nguồn : Tổng hợp
1. Tiểu sử và sự nghiệp văn học
a. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng.
b. Sự nghiệp Văn học của Nam Cao trải dài trên 2 thời kỳ trước và sau CMT 8.
- Trước CMT8: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.
+ Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo đáng chú ý là các truyện ngắn:"Những truyện không muốn viết"; "Trăng sáng" "Đời thừa" "Mua nhà" "Nước mắt" "Cười"...và tiểu thuyết "Sống mòn"(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ bế tắc của những nhà văn nghèo những "Giáo khổ trường tư" học sinh thất nghiệp...Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm muốn sống có hoài bão nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho "chết mòn" phải sống" đời thừa"
+ Ở đề tài về người nông dân đáng chú ý nhất là các truyện:"Chí Phèo" "Trẻ con không được ăn thịt chó" " Một bữa no" " Lão Hạc" " Một đám cưới" "Lang Rận"...ở đề tài này Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng những số phận hẩm hiu bị ức hiếp bị lưu manh hoá ...Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ cao quí trong tâm hồn họ (Lão Hạc)
- Sau CMT8 Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) "Nhật ký ở rừng" (1948) và tập bút kí "Chuyện biên giới" (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó.
- Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo sắc lạnh vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học VN.
2. Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
+Truyện ngắn "Trăng sáng" (1943): "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than"
+Truyện ngắn"Đời thừa (1943)
+ Một tác phẩm" thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc:
" Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương tình bác ái sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn".
+ Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có"
- Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm của người cầm bút: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.
- Trong tác phẩm "Đôi mắt" (1948) Nam Cao đã nêu 1 quan điểm của mình: "Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều càng quan sát lắm người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản".
3. Phong cách nghệ thuật: Nam Cao có phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần - con người bên trong của con người.
- Biệt tài phát hiện miêu tả phân tích tâm lí nhân vật.
- Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Kết cấu truyện chặt chẽ.
- Cốt truyện đơn giản rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọng sâu xa có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
- Giọng điệu lời văn: lạnh lùng mà đầy thương cảm đằm thắm yêu thương.
- Ngôn ngữ tự nhiên sinh động gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng.
Nguồn : Tổng hợp
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Từ khóa
- cuộc đời nam cao nghe thuat phong cách sự nghiệp tiểu sử