Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ (sau khi mù lấy hiệu là Hối Trai), sinh ngày 13 tháng 05 năm Nhâm Ngọ, nhằm ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
Thân phụ là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, tỉnh Thừa Thiên, làm Thư lại trong Văn Hàn Ty của Tả quân Lê Văn Duyệt, mẹ là Trương Thị Thiệt, vợ thứ của Cụ Huy. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến đã tác động đến nhận thức của ông
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.

Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.

Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.

Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.

Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.

Quan điểm văn chương

Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm "văn dĩ tải đạo" của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.

Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

Nguồn: Sưu tầm
 
Từ khóa Từ khóa
mạnh trạch nguyễn đình huy nhà thơ lớn nhâm ngọ nhiệt tình yêu nước nhóm nghĩa binh trương định
651
0
0
Trả lời

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.