Khi nói về sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu có một nhà phê bình đã nói rằng: "Con người viết văn, con người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngòi bút Phan Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng". Thật vậy, ông chính là một cây bút xuất sắc của văn chương Cách mạng
Cùng www.vanhoctre.com đi tìm hiểu về Phan Bội Châu nhé!
- Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. Ông sinh năm 1867 và mất năm 1940.
- Phan Bội Châu sinh ra tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng là một người thông minh từ bé. Năm 6 tuổi, ông học thuộc Tam Tự Kinh trong vòng 3 ngày. 7 tuổi ông đã hiểu về sách luận ngữ và thi đỗ đầu huyện năm 13 tuổi.
- Năm 1885, ông cùng với một người bạn lập nên lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp nhưng không thành.
- Năm 1990, ông đậu giải Nguyên kì thi hương năm Canh Tý. Ông coi đây là một cơ hội thuận lợi để hoạt động con đường chính trị sau này.
- Sau khi đỗ đạt ông đã thoát li khỏi gia đình và hoạt động Cách mạng tích cực. Ông là người đã gây dựng nên phong trào Cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Ông đã sử dụng thế mạnh của mình là văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.
- Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm, bí mật lập ra tổ chức yêu nước, gọi là Duy Tân hội. Đồng chí Cường Để được cử làm chủ hội.
- Đầu năm 1905, theo kế hoạch của hội thì Phan Bội Châu được cử sang Nhật và nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Đông Du. Trong thời gian này, ông đã sáng tác được khá nhiều tác phẩm để gửi về nước, nhờ đó lòng yêu nước của nhân dân ta được thức tỉnh.
- Vì giã tâm của đế quốc Nhật và sự giã tâm của thực dân Pháp nên tháng 3 năm 1909 tổ chức Đông Du bị giải tán. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật và chạy trốn qua Trung Quốc, Thái Lan.
- Năm 1912, ông cùng với một số nhà cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu thành lập một tổ chức thay thế cho Duy Tân Hội. Tổ chức mới có tên là Việt Nam Quang Phục Hội và có tôn chỉ là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền Việt Nam và thành lập nên “Việt Nam Cộng hòa Dân quốc”.
- Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam cho đến năm 1917 ông mới được ra tù. Tổ chức yêu nước của ông đứng ra lãnh đạo càng ngày gặp càng nhiều khó khăn. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội” thành “Việt Nam quốc dân Đảng”, tuy nhiên chưa kịp thực hiện thì ông đã bị bắt.
- Từ năm 1926 trở về sau, ông bị sự theo dõi sát sao của mật thám nên coi như ông đã bị đoạn tuyệt với hoạt động chính trị. Trong thời gian này, công việc chính của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ông viết vào những năm cuối đời.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Trong sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu được chia ra làm 3 thời kỳ:
* Thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ
Yêu nước là nội dung chính của Văn học Việt Nam, khi đọc những tác phẩm của Phan Bội Châu, các bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nước da diết của tác giả:
- Tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu được thể hiện một cách gần gũi thông qua các tác phẩm:
Phan Bội Châu đã nhìn thấy được hậu quả của việc mất đoàn kết gây ra, chính nó đã gây ra sự chia rẽ dân tộc. Chính vì sự xung khắc bất hòa của nhân dân ta mà nên thực dân Pháp đã chiếm được nước ta và biến nước ta thành một nước thuộc địa.
Từ suy nghĩ đó nên ông đã khẳng định được sức mạnh của đoàn kết.
* Lý tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ
- Lý tưởng mới
- Thể loại: Ông vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kì trung đại và hiện đại. Các loại văn cử tử như phú, đường luật, câu đối. Các hình thức cổ điển như kí, minh… Các hình thức dân tộc như lục bát, song thất. Hình thức dân gian như vè, ca dao… Tất cả đều được ông sử dụng thành thục.
- Ngôn ngữ: Trong những sáng tác của Phan Bội Châu, ngôn ngữ của ông vẫn đang bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ trung đại. Tuy nhiên ông đã cố gắng khi viết những ngôn từ giản dị và dễ hiểu. Mục đích chính vẫn là nhằm đạt được hiệu quả cao trong tuyên truyền.
- Nhân vật: Nhân vật trong các tác phẩm của ông rất đa dạng. Ông đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội và hay viết về những người có tinh thần yêu nước.
Giọng điệu: Qua các tác phẩm của ông người đọc có thể nhận thấy được giọng văn thống thiết và hùng hồn. Nhiệt huyết cách mạng là mạch máu chính trong các tác phẩm.
4. Tác phẩm tiêu biểu
Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần:
Cùng www.vanhoctre.com đi tìm hiểu về Phan Bội Châu nhé!
Tìm hiểu về Phan Bội Châu
1. Tiểu sử- Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. Ông sinh năm 1867 và mất năm 1940.
- Phan Bội Châu sinh ra tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng là một người thông minh từ bé. Năm 6 tuổi, ông học thuộc Tam Tự Kinh trong vòng 3 ngày. 7 tuổi ông đã hiểu về sách luận ngữ và thi đỗ đầu huyện năm 13 tuổi.
- Năm 1885, ông cùng với một người bạn lập nên lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp nhưng không thành.
- Năm 1990, ông đậu giải Nguyên kì thi hương năm Canh Tý. Ông coi đây là một cơ hội thuận lợi để hoạt động con đường chính trị sau này.
- Sau khi đỗ đạt ông đã thoát li khỏi gia đình và hoạt động Cách mạng tích cực. Ông là người đã gây dựng nên phong trào Cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản ở đầu thế kỉ XX. Ông đã sử dụng thế mạnh của mình là văn chương để phục vụ cho hoạt động chính trị.
- Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm, bí mật lập ra tổ chức yêu nước, gọi là Duy Tân hội. Đồng chí Cường Để được cử làm chủ hội.
- Đầu năm 1905, theo kế hoạch của hội thì Phan Bội Châu được cử sang Nhật và nhận trách nhiệm tổ chức phong trào Đông Du. Trong thời gian này, ông đã sáng tác được khá nhiều tác phẩm để gửi về nước, nhờ đó lòng yêu nước của nhân dân ta được thức tỉnh.
- Vì giã tâm của đế quốc Nhật và sự giã tâm của thực dân Pháp nên tháng 3 năm 1909 tổ chức Đông Du bị giải tán. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi nước Nhật và chạy trốn qua Trung Quốc, Thái Lan.
- Năm 1912, ông cùng với một số nhà cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu thành lập một tổ chức thay thế cho Duy Tân Hội. Tổ chức mới có tên là Việt Nam Quang Phục Hội và có tôn chỉ là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền Việt Nam và thành lập nên “Việt Nam Cộng hòa Dân quốc”.
- Ngày 24 tháng 12 năm 1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam cho đến năm 1917 ông mới được ra tù. Tổ chức yêu nước của ông đứng ra lãnh đạo càng ngày gặp càng nhiều khó khăn. Ông đã cải tổ “Việt Nam quang phục hội” thành “Việt Nam quốc dân Đảng”, tuy nhiên chưa kịp thực hiện thì ông đã bị bắt.
- Từ năm 1926 trở về sau, ông bị sự theo dõi sát sao của mật thám nên coi như ông đã bị đoạn tuyệt với hoạt động chính trị. Trong thời gian này, công việc chính của ông là sáng tác. Nhiều tác phẩm được ông viết vào những năm cuối đời.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Trong sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu được chia ra làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ đầu: Trước khi ông ra nước ngoài, ông đã viết một số tác phẩm, trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như: Hịch Bình Tây Thu Bắc, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.
- Thời kỳ thứ hai: Trong thời gian hoạt động chính trị tại nước ngoài, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm gửi về nước như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.
- Thời kỳ thứ ba: Đây là khoảng thời gian ông bị giam lỏng ở Huế, mặc dù lượng tác phẩm ra đời khá lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng. Tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là “Phan Bội Châu niên biểu”. Bên cạnh đó phải kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo.
* Thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ
Yêu nước là nội dung chính của Văn học Việt Nam, khi đọc những tác phẩm của Phan Bội Châu, các bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nước da diết của tác giả:
- Tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu được thể hiện một cách gần gũi thông qua các tác phẩm:
- Tình cảm của con người đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
- Thể hiện lòng căm thù giặc: Ông căm ghét sự xuất hiện của thực dân Pháp trên đất nước và ghét tất cả những gì thuộc về chúng. Ông thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ đối với những kẻ bán nước.
- Vạch trần tội ác của kẻ thù: Ông sử dụng văn học để làm vũ khí phơi bày nên những tội ác mà bọn thực dân đã gây ra.
- Thể hiện tình yêu với đồng bào, dân tộc: Ông thông cảm trước những cảnh lầm than, cơ cực của người dân nghèo vô tội.
- Quan điểm của ông chính là đưa đất nước phát triển thành một đất nước không cần vua.
- Ông có suy nghĩ tiến bộ hơn so với các nho sĩ cùng thời, nhiệm vụ giải phóng đất nước bằng con đường bạo động cách mạng.
- Theo ông, nhiệm vụ cấp bách là cứu nước và vấn đề về xã hội cũng cần được thay đổi.
- Ông đã khẳng định rằng đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước cũng chính là để bảo vệ giống nòi Việt Nam.
- Phan Bội Châu đã xác lập vai trò làm chủ đất nước của người dân.
Phan Bội Châu đã nhìn thấy được hậu quả của việc mất đoàn kết gây ra, chính nó đã gây ra sự chia rẽ dân tộc. Chính vì sự xung khắc bất hòa của nhân dân ta mà nên thực dân Pháp đã chiếm được nước ta và biến nước ta thành một nước thuộc địa.
Từ suy nghĩ đó nên ông đã khẳng định được sức mạnh của đoàn kết.
* Lý tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ
- Lý tưởng mới
- Thơ văn Phan Bội Châu đã nêu lên được lý tưởng cuộc sống mới và sáng tạo được mẫu người lý tưởng cho thời đại.
- Ông cho rằng mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp nhất của con người đó chính là cứu nước, bởi vì cứu nước cũng là đang cứu chính mình.
- Ông cũng nêu lên rằng mẫu người lý tưởng đó chính là những người yêu nước, có lòng căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh bản thân vì đất nước.
- Trong các tác phẩm của ông hay viết về những người bình thường nhưng làm nên những điều phi thường.
- Thể loại: Ông vận dụng hầu hết các thể loại văn học của thời kì trung đại và hiện đại. Các loại văn cử tử như phú, đường luật, câu đối. Các hình thức cổ điển như kí, minh… Các hình thức dân tộc như lục bát, song thất. Hình thức dân gian như vè, ca dao… Tất cả đều được ông sử dụng thành thục.
- Ngôn ngữ: Trong những sáng tác của Phan Bội Châu, ngôn ngữ của ông vẫn đang bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ trung đại. Tuy nhiên ông đã cố gắng khi viết những ngôn từ giản dị và dễ hiểu. Mục đích chính vẫn là nhằm đạt được hiệu quả cao trong tuyên truyền.
- Nhân vật: Nhân vật trong các tác phẩm của ông rất đa dạng. Ông đề cập đến nhiều hạng người trong xã hội và hay viết về những người có tinh thần yêu nước.
Giọng điệu: Qua các tác phẩm của ông người đọc có thể nhận thấy được giọng văn thống thiết và hùng hồn. Nhiệt huyết cách mạng là mạch máu chính trong các tác phẩm.
4. Tác phẩm tiêu biểu
Phan Bội Châu viết tập "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư", gồm 5 phần:
- Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai
- Mở mang dân trí
- Chấn động dân khí
- Vun trồng nhân tài
- Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lơn họ được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.
- Kí niệm lục (19??)
- Vấn đề phụ nữ (19??)
- Luận lí vấn đáp (19??)
- Sào nam văn tập (19??)
- Hậu Trần dật sử (19??) – Hà Nội: NXB Văn hóa-thông tin, 1996
- Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: NXB Xuân Thu, 1986
- Phan Bội Châu Niên Biểu (19??) – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971
- Phan Bội Châu Toàn Tập (19??) – Huế: NXB Thuận hóa: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001
- Trùng Quang Tâm Sử (19??) Hà Nội: NXB Văn học, 1971
- Việt Nam Quốc sử khảo (1909)
- Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn: NXB Tân Việt, 1950
- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??)
- Việt Nam vong quốc sử (1905)
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927)
- Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo (19??) – Huế: NXB Anh-Minh, 1957
- Chủng diêt dự ngôn(19??) – Hà Nội: NXB Khoa hoc xã hội, 1991
- Tân Việt Nam (19??) – Hà Nội: NXB Cục lưu trữ nhà nước, 1989
- Thiên Hồ Đế Hồ (19??) – Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1978
- Khuyến quốc dân du học ca (19??)
- Hải ngoại huyết thư (1906)
- Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa (19??)
- Hà thành liệt sĩ ca (19??)
- Truyện Lê Thái Tổ (19??)
- Tuồng Trưng nữ vương (19??)
- Gia huấn ca (19??)
- Giác quần thư (19??)
- Nam quốc dân tu tri (19??)
- Nữ quốc dân tu tri (19??)
- Truyện Chân tướng quân (1917)
- Truyện tái sinh sinh (19??)
- Truyện Phạm Hồng Thái (19??)
- Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt (1927)