Cuộc sống bây giờ khác nghìn lần so với những năm thời bao cấp. Những mảnh đời cơ cực của thời gian đó giờ đây không còn nhiều nữa. Con người, nếp nhà tranh dường như thiếu vắng nhiều, thi thoảng bắt gặp nơi nào đấy chỉ là mái nhà tạm bợ trong nương rẫy để họ làm ăn có chỗ nghỉ ngơi. Rồi tôi tự hỏi "Tại sao những năm 80, 90 có nét hao hao giống cuộc sống trong "Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố?”
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 (mất năm 1954) ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Tiêu biểu là tiểu thuyết “Tắt đèn”. Một cuốn tiểu thuyết mang giá trị nghệ thuật đầy tính nhân văn mà cho tới ngày nay, bạn đọc vẫn không quên.
Tôi lục soát lại kệ sách gia đình thì ngỡ ngàng tác phẩm vẫn còn nhưng màu đã phai đi với thời gian. Nhìn qua trông cuốn sách có dáng vẻ nhỏ gọn, dễ cầm. Hình minh họa thể hiện rõ nét nội dung chính với nhiều màu sắc bắt mắt, ưa nhìn. Cuốn sách có bìa màu vàng, gồm 278 trang, khổ 13 x19 cm do Nhà xuất bản văn hóa thông tin ấn hành. Tác phẩm này đã in ấn lại nhiều lần của nhiều nhà xuất bản với cách trang trí khác hẳn với bản gốc do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939 nhưng cốt truyện không thay đổi. Đọc tác phẩm "Tắt đèn” ta mới biết tỏ nhà văn Ngô Tất Tố phác họa cuộc sống của người nông dân đồng bằng Bắc bộ nghèo khổ như thế nào. Cảnh nông thôn hiện lên với cảnh đêm tĩnh mịch, yên ắng. Tiếng ếch, nhái, chẫu chuộc kêu dài thượt trong đêm nơi ao chuôm, ruộng đồng. Cảnh đình làng, thôn quê nghèo túng, đi làm thuê cho địa chủ. Tiếng chó sủa khi có bước chân của đoàn người đi đòi nộp sưu, thuế. Ngô Tất Tố đã dùng ngòi bút của mình để phản ánh chế độ phong kiến cũ xưa một cách tinh tế, thâm thúy.
Tắt đèn ca ngợi người phụ nữ Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 với những phẩm chất tốt đẹp thương chồng, thương con, đối thân, xử thế mẫu mực, hiền lành, chất phát, giàu tình cảm nhưng đươm nét buồn cơ cực. Nhân vật chị Dậu như một mẫu người của thời đại đó đáng khâm phục.
Với 12 chương của 12 hoàn cảnh được Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình vạch trần chế độ hà khắc, đục khoét, bóc lột người nông dân “Chân lấm tay bùn” dành cho người đọc những kiến thức, câu từ mạch lạc, cứng cỏi, thâm thúy. Tiểu thuyết đã mang vào nền văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 hiện thực phê phán. Chương nào đọc lên tôi cứ nghiền ngẫm sự đời thời đó. Oán trách những người có chức, có quyền không bảo vệ dân mà liếm gót giày Tây để hà hiếp, dồn họ vào chân tường, kinh rẻ kiếp nghèo. Ăn trên ngồi trốc mà chẳng biết thương dân.
Đọc tắt đèn chương nào hình ảnh người nông dân hiện lên, tôi đọc cũng rơi nước mắt. Tôi ấn tượng chương 10 và chương 11. Hình ảnh gia đình chị Dậu khốn khổ hiện lên trong bức tranh làng quê nghèo bằng những lời thoại của các con chị mà Ngô Tất Tố ghi lại nghe mà đứt ruột gan. Cái tuổi trẻ con như cái Tý, cu Dần thời ấy sao sành lẽ sống quá. Dường như cái tuổi ý thuở đó, chúng nếm đủ những nghèo khổ và nhận ra người lớn cũng cơ cực, chạy vạy để lo toan cho cuộc sống gia đình. Miếng cơm ngon, manh áo lành là ước mơ lớn lắm có khi về với đất mà chưa được thưởng thức, họa chăng là của bố thí của phú nông, địa chủ. Nghĩ mà thương, người nông dân nghèo khổ là thế! Bán vợ đợ con, cái đói, cái nghèo kéo dài đằng đẵng chẳng có lối thoát nhưng họ vẫn giữ lề lối thôn quê. Họ vẫn phải oằn mình gánh chịu. Ngô Tất Tố ghi lại tất cả những sinh hoạt thường ngày của cái xã hội của nhiều tầng lớp phú nông, bần nông, cố nông. Chắc nhà văn phải chứng kiến và tham gia nhiều vấn đề rắc rối trong xã hội thời đó mới có thể viết lên được những chương văn giá trị như “tắt đèn”.
Tắt đèn mở ra đọc rồi đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm để cảm nhận câu chữ, lời thoại của nhà văn ta oán trách thói hà hiếp dân quá mức đến khinh tởm của quan lại, lí trưởng, địa chủ thời đó. Chỉ có Ngô Tất Tố với các nhà văn thời đó mới vạch trần những thói xấu xa, bỉ ổi đó được. Thương cảnh nghèo khó đến rơi lệ với nông dân “áo rách khố ôm” bị giai cấp địa chủ bóc lột đến tận xương tủy, sống kiếp người chỉ nợ nần chồng chất mà ngóc đầu không nổi, canh cánh bên mình ngủ vẫn chiêm bao sự bủa vây khổ sở. Khép lại cảm thấy tiêng tiếc rồi ước đủ điều cho người dân.
Tắt đèn được chuyển thể thành bộ phim Chị Dậu. Bộ phim ra mắt khán giả năm 1981, là phim nhựa trắng đen chiếu trên màn ảnh rộng do xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất, phim Chị Dậu phản ánh được hiện thực khó khăn, nghèo khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. Phim có sự góp mặt của diễn viên Lê Vân và NSƯT Anh Thái, và là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh Việt. Bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945). Đọc các chương trong “Tắt đèn” và xem cảnh phim “Chị Dậu” ta lại càng khâm phục đạo diễn Phạm Văn Khoa hơn nhiều. Có lẽ đạo diễn cùng cộng sự thuộc và hiểu hết ý của nhà văn Ngô Tất Tố nên mới làm cho phim ăn khách thuở 80 thời mà thông tin văn hóa của người dân còn thiếu thốn đến như thế!
Chuyển thể truyện thành phim mang tới người thưởng thức rất khó. Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” vừa mang âm hưởng cốt cách của nhà văn, lại mang sức hấp dẫn của câu chuyện tới người đọc mà dường như đọc mới biết dòng đời, cuộc sống xưa ngày ấy không dễ gì mường tượng ra được. Tắt đèn” là một tác phẩm phản ánh sâu sắc xã hội xưa với những thứ thuế vô lý, bọn quan lại vô nhân đạo, những đau khổ mà xã hội bất nhân gây ra cho nhân dân thời đó. Lấy hình ảnh Chị Dậu để đại diện cho một tầng lớp nông dân nghèo khổ, Ngô Tất Tố khắc hoạ chân thật những gì bần cùng và đau khổ nhất mà những người tầng lớp thấp phải chịu đựng. Truyện cũng mang giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn sâu sắc. Càng đọc ta càng cảm nhận được ý chí kiên nhẫn, chịu đựng, chịu thương, chịu khó của Chị Dậu nhưng cũng không khỏi đau lòng trước những cảnh tượng bần cùng, khổ cực ấy. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những day dứt và đồng cảm không thể nào quên đối với những người nông dân xưa.
Ngày nay, bạn trẻ ít khi cầm đọc cuốn truyện ấy mà miệt mài ôm chiếc điện thoại thông minh để lướt xem những thứ ngoại lai cho phù hợp nhưng một số bạn vẫn thử xem và hoài nghi là người đời hay trách “Sao cứ nói khổ như chị Dậu nhỉ?” Hãy lướt facebook, Google tìm kiếm về tác phẩm “Tắt đèn” đi sẽ khắc rõ.
Phùng Văn Định
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 (mất năm 1954) ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Ông để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Tiêu biểu là tiểu thuyết “Tắt đèn”. Một cuốn tiểu thuyết mang giá trị nghệ thuật đầy tính nhân văn mà cho tới ngày nay, bạn đọc vẫn không quên.
Tôi lục soát lại kệ sách gia đình thì ngỡ ngàng tác phẩm vẫn còn nhưng màu đã phai đi với thời gian. Nhìn qua trông cuốn sách có dáng vẻ nhỏ gọn, dễ cầm. Hình minh họa thể hiện rõ nét nội dung chính với nhiều màu sắc bắt mắt, ưa nhìn. Cuốn sách có bìa màu vàng, gồm 278 trang, khổ 13 x19 cm do Nhà xuất bản văn hóa thông tin ấn hành. Tác phẩm này đã in ấn lại nhiều lần của nhiều nhà xuất bản với cách trang trí khác hẳn với bản gốc do Mai Lĩnh xuất bản năm 1939 nhưng cốt truyện không thay đổi. Đọc tác phẩm "Tắt đèn” ta mới biết tỏ nhà văn Ngô Tất Tố phác họa cuộc sống của người nông dân đồng bằng Bắc bộ nghèo khổ như thế nào. Cảnh nông thôn hiện lên với cảnh đêm tĩnh mịch, yên ắng. Tiếng ếch, nhái, chẫu chuộc kêu dài thượt trong đêm nơi ao chuôm, ruộng đồng. Cảnh đình làng, thôn quê nghèo túng, đi làm thuê cho địa chủ. Tiếng chó sủa khi có bước chân của đoàn người đi đòi nộp sưu, thuế. Ngô Tất Tố đã dùng ngòi bút của mình để phản ánh chế độ phong kiến cũ xưa một cách tinh tế, thâm thúy.
Tắt đèn ca ngợi người phụ nữ Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 với những phẩm chất tốt đẹp thương chồng, thương con, đối thân, xử thế mẫu mực, hiền lành, chất phát, giàu tình cảm nhưng đươm nét buồn cơ cực. Nhân vật chị Dậu như một mẫu người của thời đại đó đáng khâm phục.
Với 12 chương của 12 hoàn cảnh được Ngô Tất Tố dùng ngòi bút của mình vạch trần chế độ hà khắc, đục khoét, bóc lột người nông dân “Chân lấm tay bùn” dành cho người đọc những kiến thức, câu từ mạch lạc, cứng cỏi, thâm thúy. Tiểu thuyết đã mang vào nền văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 hiện thực phê phán. Chương nào đọc lên tôi cứ nghiền ngẫm sự đời thời đó. Oán trách những người có chức, có quyền không bảo vệ dân mà liếm gót giày Tây để hà hiếp, dồn họ vào chân tường, kinh rẻ kiếp nghèo. Ăn trên ngồi trốc mà chẳng biết thương dân.
Đọc tắt đèn chương nào hình ảnh người nông dân hiện lên, tôi đọc cũng rơi nước mắt. Tôi ấn tượng chương 10 và chương 11. Hình ảnh gia đình chị Dậu khốn khổ hiện lên trong bức tranh làng quê nghèo bằng những lời thoại của các con chị mà Ngô Tất Tố ghi lại nghe mà đứt ruột gan. Cái tuổi trẻ con như cái Tý, cu Dần thời ấy sao sành lẽ sống quá. Dường như cái tuổi ý thuở đó, chúng nếm đủ những nghèo khổ và nhận ra người lớn cũng cơ cực, chạy vạy để lo toan cho cuộc sống gia đình. Miếng cơm ngon, manh áo lành là ước mơ lớn lắm có khi về với đất mà chưa được thưởng thức, họa chăng là của bố thí của phú nông, địa chủ. Nghĩ mà thương, người nông dân nghèo khổ là thế! Bán vợ đợ con, cái đói, cái nghèo kéo dài đằng đẵng chẳng có lối thoát nhưng họ vẫn giữ lề lối thôn quê. Họ vẫn phải oằn mình gánh chịu. Ngô Tất Tố ghi lại tất cả những sinh hoạt thường ngày của cái xã hội của nhiều tầng lớp phú nông, bần nông, cố nông. Chắc nhà văn phải chứng kiến và tham gia nhiều vấn đề rắc rối trong xã hội thời đó mới có thể viết lên được những chương văn giá trị như “tắt đèn”.
Tắt đèn mở ra đọc rồi đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm để cảm nhận câu chữ, lời thoại của nhà văn ta oán trách thói hà hiếp dân quá mức đến khinh tởm của quan lại, lí trưởng, địa chủ thời đó. Chỉ có Ngô Tất Tố với các nhà văn thời đó mới vạch trần những thói xấu xa, bỉ ổi đó được. Thương cảnh nghèo khó đến rơi lệ với nông dân “áo rách khố ôm” bị giai cấp địa chủ bóc lột đến tận xương tủy, sống kiếp người chỉ nợ nần chồng chất mà ngóc đầu không nổi, canh cánh bên mình ngủ vẫn chiêm bao sự bủa vây khổ sở. Khép lại cảm thấy tiêng tiếc rồi ước đủ điều cho người dân.
Tắt đèn được chuyển thể thành bộ phim Chị Dậu. Bộ phim ra mắt khán giả năm 1981, là phim nhựa trắng đen chiếu trên màn ảnh rộng do xưởng phim truyện Việt Nam sản xuất, phim Chị Dậu phản ánh được hiện thực khó khăn, nghèo khó của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. Phim có sự góp mặt của diễn viên Lê Vân và NSƯT Anh Thái, và là một trong những bộ phim biểu tượng của điện ảnh Việt. Bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20. Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa. Tác phẩm điện ảnh Việt Nam đạt được thành công lớn về nhiều mặt khi khắc họa cuộc sống nông thôn cũng như nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa của Việt Nam trước Cách mạng Tháng tám (1945). Đọc các chương trong “Tắt đèn” và xem cảnh phim “Chị Dậu” ta lại càng khâm phục đạo diễn Phạm Văn Khoa hơn nhiều. Có lẽ đạo diễn cùng cộng sự thuộc và hiểu hết ý của nhà văn Ngô Tất Tố nên mới làm cho phim ăn khách thuở 80 thời mà thông tin văn hóa của người dân còn thiếu thốn đến như thế!
Chuyển thể truyện thành phim mang tới người thưởng thức rất khó. Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” vừa mang âm hưởng cốt cách của nhà văn, lại mang sức hấp dẫn của câu chuyện tới người đọc mà dường như đọc mới biết dòng đời, cuộc sống xưa ngày ấy không dễ gì mường tượng ra được. Tắt đèn” là một tác phẩm phản ánh sâu sắc xã hội xưa với những thứ thuế vô lý, bọn quan lại vô nhân đạo, những đau khổ mà xã hội bất nhân gây ra cho nhân dân thời đó. Lấy hình ảnh Chị Dậu để đại diện cho một tầng lớp nông dân nghèo khổ, Ngô Tất Tố khắc hoạ chân thật những gì bần cùng và đau khổ nhất mà những người tầng lớp thấp phải chịu đựng. Truyện cũng mang giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn sâu sắc. Càng đọc ta càng cảm nhận được ý chí kiên nhẫn, chịu đựng, chịu thương, chịu khó của Chị Dậu nhưng cũng không khỏi đau lòng trước những cảnh tượng bần cùng, khổ cực ấy. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những day dứt và đồng cảm không thể nào quên đối với những người nông dân xưa.
Ngày nay, bạn trẻ ít khi cầm đọc cuốn truyện ấy mà miệt mài ôm chiếc điện thoại thông minh để lướt xem những thứ ngoại lai cho phù hợp nhưng một số bạn vẫn thử xem và hoài nghi là người đời hay trách “Sao cứ nói khổ như chị Dậu nhỉ?” Hãy lướt facebook, Google tìm kiếm về tác phẩm “Tắt đèn” đi sẽ khắc rõ.
Phùng Văn Định
- Từ khóa
- chị dậu ngay nay phùng văn định tắt đèn