Truyện ngắn là một trong những thể loại tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Muốn đọc hiểu truyện ngắn, học sinh cần phải biết được một số yếu tố truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật; biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. Để học tốt bài 8 - Đất nước và con người trong Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo, VHT mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn tìm hiểu về các yếu tố của truyện sau đây:
Ảnh VHT
- Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
- Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có nghĩa.
- Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trong nhất, là bài học, là cách ứng xử mà văn bản truyền đến người đọc.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố :đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
- Đặc điểm tính cách nhân vật là nét riêng về ngoại hình, tính cách, hành động, tâm lí ngôn ngữ của nhân vật…giúp phân biệt với các nhân vật khác.
Khi đọc truyện người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác.
- Người kể chuyện là một vai mà tác giả tạo ra đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể có thể là nhân vật hoặc không, có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau.
- Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện trong tương quan với câu chuyện.
Tuỳ từng trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật (xưng tôi hay không xung tôi), điểm nhìn cố định hay di chuyển, thay đổi.
+ Điểm nhìn ngôi thứ nhất
Người kể chuyện ngôi thứ nhất (“hạn tri”) –là nhân vật trong truyện, xưng “tôi”.
+ Điểm nhìn ngôi thứ 3:
Người kể chuyện ngoi thứ 3 (thường là toàn tri” – không phải nhân vật trong truyên, không xưng “tôi”.
- Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
- Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có nghĩa.
- Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trong nhất, là bài học, là cách ứng xử mà văn bản truyền đến người đọc.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố :đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
- Đặc điểm tính cách nhân vật là nét riêng về ngoại hình, tính cách, hành động, tâm lí ngôn ngữ của nhân vật…giúp phân biệt với các nhân vật khác.
Khi đọc truyện người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác.
- Người kể chuyện là một vai mà tác giả tạo ra đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể có thể là nhân vật hoặc không, có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau.
- Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện trong tương quan với câu chuyện.
Tuỳ từng trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật (xưng tôi hay không xung tôi), điểm nhìn cố định hay di chuyển, thay đổi.
+ Điểm nhìn ngôi thứ nhất
Người kể chuyện ngôi thứ nhất (“hạn tri”) –là nhân vật trong truyện, xưng “tôi”.
+ Điểm nhìn ngôi thứ 3:
Người kể chuyện ngoi thứ 3 (thường là toàn tri” – không phải nhân vật trong truyên, không xưng “tôi”.
Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
.........................................
Chúc các em học tốt.
Sửa lần cuối: