Một trong những bài thơ tiêu biểu của Ngữ văn 9 là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cùng Triều Anh ôn tập thi tuyển sinh bằng đề thi và hướng dẫn làm bài sau đay nhé!
Ảnh sưu tầm
Chúc các em ôn thi hiệu quả!
Ảnh sưu tầm
Viết bài văn cảm nhận về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong hai khổ thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2005)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2005)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến qua hình ảnh người lính và các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn; Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được ra đời trong thời điểm kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất; In trong tập Vầng trăng quầng lửa.
- Giới thiệu nội dung bài thơ, giới thiệu khái quát về đoạn thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những phẩm chất tốt đẹp: tư thế ung dung, tâm hồn mơ mộng lãng mạn.
- Trích đoạn thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát
Giới thiệu vị trí của khổ thơ, đề tài, mạch cảm xúc.
2. Cảm nhận
* Luận điểm 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung của người lính lái xe.
(Trích dẫn đoạn thơ một)
- Hai câu thơ đầu rất gần với văn xuôi cùng giọng điệu thản nhiên đã làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính và hiện thực khốc liệt của chiến trường những năm tháng kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
- Hai câu thơ sau là tư thế ung dung, tự tại của người lính:
+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2 đã nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin pha chút ngang tàng của người lính lái xe vượt lên những khó khăn để làm nhiệm vụ.
+ Điệp ngữ “nhìn” được nhắc lại 3 lần, diễn tả đầy đủ cái nhìn của người lính. Nhìn đất là để xác định phương hướng đường đi; nhìn trời là để cảnh giác với lũ giặc trời; còn nhìn thẳng là cái nhìn hiên ngang, cái nhìn nghề nghiệp. Có thể nói, điệp ngữ nhìn tô đậm tư thế và thái độ của những người chiến sĩ lái xe. Một tư thế hiên ngang, một thái độ làm việc tập trung cao độ vừa ung dung tự tại.
* Luận điểm 2: Người lính lái xe bất chấp khó khăn bằng sự yêu đời, bằng tâm hồn mơ mộng.
(Trích dẫn đoạn thơ hai)
- Điệp từ nhìn thấy và phép liệt kê diễn tả rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính lái xe trên những chiếc xe không kính.
+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đem đến cho câu thơ ý nghĩa thật mới mẻ. Nó vừa gợi ra tốc độ rất nhanh của những chiếc xe quân sự trên đường ra trận, vừa tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính lái xe phải đối mặt. Động từ xoa và nghệ thuật nhân hóa gió vào xoa là cách nói giảm hiện thực. Cách nói này cho thấy tâm hồn lạc quan, tư thế vượt lên trên gian khổ giúp người lính biến thiên nhiên khắc nghiệt trở thành người bạn xoa dịu cảm giác bỏng rát của những đôi mắt thiếu ngủ nhiều đêm.
+ Trên những chiếc xe không kính đó, người lính còn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Hình ảnh thơ diễn tả thật cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Đó là con đường Trường Sơn nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Hình ảnh con đường còn là một hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường chiến đấu, con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Bom đạn chiến tranh, gió bụi, chiếc xe đầy thương tích đều không làm cho tâm hồn người lính trở nên khô cằn, chai sạn. Các từ nhìn thấy, thấy điệp lại cùng với động từ sa, ùa vừa đặc tả tốc độ xe lao nhanh vừa cho thấy tâm hồn rộng mở, phóng khoáng của người lính thả hồn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời ban tặng. Thiên nhiên, sao trời, cánh chim quấn quýt với người lính. Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ giúp người lính quên đi bao nhọc nhằn, gian khổ, hiểm nguy.
3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: liệt kê, điệp ngữ,...
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
- Lời thơ tự nhiên gần gũi với cuộc sống thường ngày.
- Giọng thơ trữ tình, sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch.
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến qua hình ảnh người lính và các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn; Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được ra đời trong thời điểm kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất; In trong tập Vầng trăng quầng lửa.
- Giới thiệu nội dung bài thơ, giới thiệu khái quát về đoạn thơ: Hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với những phẩm chất tốt đẹp: tư thế ung dung, tâm hồn mơ mộng lãng mạn.
- Trích đoạn thơ.
II. Thân bài
1. Khái quát
Giới thiệu vị trí của khổ thơ, đề tài, mạch cảm xúc.
2. Cảm nhận
* Luận điểm 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế ung dung của người lính lái xe.
(Trích dẫn đoạn thơ một)
- Hai câu thơ đầu rất gần với văn xuôi cùng giọng điệu thản nhiên đã làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính và hiện thực khốc liệt của chiến trường những năm tháng kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.
- Hai câu thơ sau là tư thế ung dung, tự tại của người lính:
+ Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2 đã nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin pha chút ngang tàng của người lính lái xe vượt lên những khó khăn để làm nhiệm vụ.
+ Điệp ngữ “nhìn” được nhắc lại 3 lần, diễn tả đầy đủ cái nhìn của người lính. Nhìn đất là để xác định phương hướng đường đi; nhìn trời là để cảnh giác với lũ giặc trời; còn nhìn thẳng là cái nhìn hiên ngang, cái nhìn nghề nghiệp. Có thể nói, điệp ngữ nhìn tô đậm tư thế và thái độ của những người chiến sĩ lái xe. Một tư thế hiên ngang, một thái độ làm việc tập trung cao độ vừa ung dung tự tại.
* Luận điểm 2: Người lính lái xe bất chấp khó khăn bằng sự yêu đời, bằng tâm hồn mơ mộng.
(Trích dẫn đoạn thơ hai)
- Điệp từ nhìn thấy và phép liệt kê diễn tả rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính lái xe trên những chiếc xe không kính.
+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đem đến cho câu thơ ý nghĩa thật mới mẻ. Nó vừa gợi ra tốc độ rất nhanh của những chiếc xe quân sự trên đường ra trận, vừa tô đậm những khó khăn gian khổ mà người lính lái xe phải đối mặt. Động từ xoa và nghệ thuật nhân hóa gió vào xoa là cách nói giảm hiện thực. Cách nói này cho thấy tâm hồn lạc quan, tư thế vượt lên trên gian khổ giúp người lính biến thiên nhiên khắc nghiệt trở thành người bạn xoa dịu cảm giác bỏng rát của những đôi mắt thiếu ngủ nhiều đêm.
+ Trên những chiếc xe không kính đó, người lính còn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Hình ảnh thơ diễn tả thật cụ thể cảm giác của những người lính khi được lái những chiếc xe không kính. Đó là con đường Trường Sơn nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Hình ảnh con đường còn là một hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường chiến đấu, con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Bom đạn chiến tranh, gió bụi, chiếc xe đầy thương tích đều không làm cho tâm hồn người lính trở nên khô cằn, chai sạn. Các từ nhìn thấy, thấy điệp lại cùng với động từ sa, ùa vừa đặc tả tốc độ xe lao nhanh vừa cho thấy tâm hồn rộng mở, phóng khoáng của người lính thả hồn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời ban tặng. Thiên nhiên, sao trời, cánh chim quấn quýt với người lính. Thiên nhiên là người bạn tri âm, tri kỉ giúp người lính quên đi bao nhọc nhằn, gian khổ, hiểm nguy.
3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: liệt kê, điệp ngữ,...
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
- Lời thơ tự nhiên gần gũi với cuộc sống thường ngày.
- Giọng thơ trữ tình, sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của bản thân: Lòng kính trọng, tự hào và biết ơn thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu chiến đấu bảo vệ đất nước.
..........................................- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của bản thân: Lòng kính trọng, tự hào và biết ơn thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu chiến đấu bảo vệ đất nước.
Chúc các em ôn thi hiệu quả!