Đề cương Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đề cương Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " - đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em. Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.
4672


Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ

và phát triển của trẻ em


A. Kiến thức cơ bản


* Hoàn cảnh

Văn bản trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30-9-1990, trong cuốn “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997).
* Nội dung:

Văn bản gồm 17 mục : chia 3 phần

1. Phần Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Cụ thể:

+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.

+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
2- Phần Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể:

+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.

+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả: phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh.

+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề này ngày càng sâu sắc.
3. Phần nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lý và tính cấp bách trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. Cụ thể:

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.

+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.

+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

*Nghệ thuật:

- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản thân các tiêu đề đã nói lên điều đó.

- Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lại được bố cục thành 3 phần. Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể hiện tính chặt chẽ, hợp lí của văn bản. Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đủ và cụ thể.

- Phần Nhiệm vụ, các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).
 
Từ khóa
kiến thức luyện đề quyền được bảo về và phát triển của trẻ em tuyên bố thế giới về sự sống còn văn bản nhật dụng văn 9
  • Like
Reactions: Vanhoctre
855
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
B. Luyện đề

I. Dạng đề đọc – hiểu

Đề bài:
Tại sao vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cấp bách, được cộng đồng quốc tế quan tâm đến thế ? Đọc phần Sự thách thức của Bản tuyên bố em hiểu như thế nào về tình trạng khổ cực của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay ?

Gợi ý

Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :

- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.

- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :

+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.

+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Đề bài: Qua phần Cơ hội em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiến thuận lợi gì? ở nước ta việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi cơ bản gì?

Gợi ý:


- Những điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ chăm sóc trẻ em tren thế giới hiện nay:

+ Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này

+ Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở tạo ra cơ hội mới

+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị đẩy mạnh, tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

- Những điều kiện thuận lợi trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam:

+ Có luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em

+ Sự tăng trưởng kinh tế khá, tỉ lệ hộ nghèo giảm, trẻ em có điều kiện sống tốt hơn

+ Sự trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em như: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc, quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam,....

Đề bài: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

Gợi ý:


- Vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em có tầm quan trọng to lớn, vì: đây là vấn đề liên quan trực tiếp tiếp đến tương lai của mỗi đất nước của toàn nhân loại

- Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thể hiện ở:

+ Những những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở từng quốc gia, từng xã hội.

+ Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.

II. Dạng đề nghị luận văn học

Đề bài: phân tích văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”

I. Mở bài


- Giới thiệu những nét khái quát về tầm quan trọng của trẻ em trong sự phát triển của nhân loại: Trẻ em là thế hệ kế thừa những thành tựu và phát triển thế giới tốt đẹp mà con người đã gây dựng trong suốt bao thiên niên kỉ

- Nhận thức tầm quan trọng của trẻ em, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (trích trong Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) của Liên hợp quốc đã đưa đến những vấn đề cấp thiết cho thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước

II. Thân bài

1. Sự khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này


- Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi, đây là một “lời kêu gọi khẩn thiết hướng tới toàn thể nhân loại” vì mục đích: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”

- Nêu đặc điểm của trẻ em: “trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”

- Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển...”

⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng

2. Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Phản ánh thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới:

+ Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài

+ Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế

+ Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp...

+ Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật

3. Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Bên cạnh những khó khăn, tuyên bố cũng đưa ra những cơ hội cho việc chăm sóc, hướng tới sự phát triển của trẻ em:

+ Sự liên kết giữa các nước và “công ước về quyền trẻ em”đã tạo ra những quyền và phúc lợi mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới

+ Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh...

⇒ Tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội

⇒ Có thể tạo ra nhiều hơn nữa những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ em

4. Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia về cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em

- Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em

+ Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn

+ Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ

+ Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em

+ Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai

+ Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em

+ Khôi phục sự phát triển kinh tế

⇒ Những nhiệm vụ mang tính cấp thiết này nếu được thực hiện sẽ, ở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em trên toàn thế giới

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của bản tuyên bố này đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới

- Trình bày suy nghĩ bản thân và liên hệ thực tế đất nước

III. Dạng đề nghị luận xã hội

Đề bài: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.

Gợi ý:


- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sổng còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như:

+ Các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa..

+ Những hoạt động vì trẻ em: tiêm chủng miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, mọi trẻ em đều được đi học,

- Suy nghĩ của em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em:

(Gợi ý: Em có vui và hoan nghênh những cố gắng của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không? Vì sao? ý kiến đề xuất của em, nếu có, để Chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em?)

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em

1. Mở đoạn


Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công bằng và văn minh, dân chủ và giàu mạnh. Ấy thế mà trong xã hội vẫn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của những người lương thiện. Đó là hiện tượng bạo hành trẻ em. Vậy thế nào là bạo hành, hậu quả của nó và thái độ, trách nhiệm của chúng ta ra sao trước vấn nạn này?

2. Thân đoạn

a. Thế nào là bạo hành? Đó là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn... bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.

b. Thực trạng bạo hành trẻ em trong xã hội

- Vừa qua, những phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở các địa phương trong cả nước, ở các môi trường sống khác nhau: Trong gia đình, trong các quán ăn và cả trong học đường.

(ví dụ: Cô bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả... những đứa trẻ còn rất non yếu do bà ta trông giữ, đến độ bà phải lãnh án tù; cô giáo bắt hs uống nước rẻ lau bảng…)

c. Bình luận: Bản chất của nạn bạo hành trẻ em hậu quả của nó và thái độ, trách nhiệm của mỗi chúng ta trước vấn nạn này.

- Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em ... là bầy con cưng", "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan" Thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu con, không yêu trẻ và có cách giáo dục thiếu tình thương."Phụ tử tình thâm" "Hổ báo cũng không ăn thịt con"; "Bầu ơi thương lấy bí cùng...", mà nỡ đối xử với con thơ, trẻ thơ như thế sao? Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp là do hậu quả của nạn bạo hành.

- Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người.

- Dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo... hay gì đi nữa, thì hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương nhân ái "Thương người như thể thương thân" vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta.

3. Kết đoạn

Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội, làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top