Soạn văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1

Soạn văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1

Soạn văn Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) – Phần 1: Trong hành trình hướng đến tương lai, Hồ Chí Minh không chỉ gắn bó sâu sắc với dân tộc mình, Người còn dành tình thương yêu bao la cho nhân dân lao động và các dân tộc khác, vì vậy, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc của Người truyền cảm hứng bất tận về một sự giải phóng hoàn toàn - giải phóng con người thoát khỏi nền văn hoá nô dịch, bất công và xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc mình đến với các dân tộc khác như một lẽ tự nhiên, có sức cảm hóa diệu kỳ.

Soạn văn Tuyên ngôn độc lập phần 1 ngắn nhất: Hồ Chí Minh chỉ xem mình là người bạn thân của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng và tâm hồn chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Văn thơ Hồ Chí Minh đạt đến một trình độ sắc sảo và hùng biện hiếm có.

5518

Soạn văn Tuyên ngôn độc lập phần 1​


Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 29: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

Trả lời

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:


– Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

– Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

– Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.

+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thần, cốt cách trong dân tộc mình.

+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.

Quan điểm đó đã giúp em hiểu về văn thơ của Người:

+ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

+ Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.


Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác.

Trả lời

Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

a. Văn chính luận


- Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.

- Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

- Đặc điểm chính:

+ Lên án chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với thuộc địa.

+ Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân ta trong những thời khắc lịch sử trọng đại.

+ Văn chính luận Hồ Chí Minh thể hiện lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ.

b. Truyện và kí

- Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.

- Mục đích: Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

- Đặc điểm chính:

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân và phong kiến.

+ Đề cao những tấm gương yêu nước bằng bút pháp hiện đại.

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tình huống độc đáo, hình tượng sinh động.

c. Thơ ca

- Ngôn ngữ: viết bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ.

- Mục đích: đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

- Đặc điểm chính:

+ Thơ tuyên truyền cách mạng dễ thuộc, dễ nhớ đi vào lòng người.

+ Thơ nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại thể hiện bức chân dung tinh thần tự họa tuyệt đẹp của Người.



Bài 3 trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: vừa thống nhất vừa đa dạng.


- Thống nhất:

+ Thống nhất về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Thống nhất về cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật.

- Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
 
Từ khóa
ho chi minh soạn văn tuyên ngôn độc lập phần 1 soạn văn tuyên ngôn độc lập phần 1 ngắn nhất
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top