Khi dùng chữ “kiểm soát”, nghĩa là tôi đang nói đến những nỗ lực không đáng của nhiều người trong việc điều chỉnh hành vi của người khác, áp đặt “cái tôi” của mình lên môi trường làm việc, hoặc khăng khăng buộc mọi thứ phải theo một trật tự nhất định. Từ đó, họ tỏ ra cố chấp, phòng thủ và bực tức khi người khác không cư xử theo chỉ định của họ hoặc theo cách họ muốn. Những người thích kiểm soát luôn bận tâm về hành động của những người xung quanh. Họ luôn xét nét thái độ của người khác khi thái độ đó không phù hợp với mong muốn của họ. Sau khi có dịp quan sát một số người có thói quen kiểm soát người khác, tôi rút ra được hai điều sau.
Thứ nhất, có quá nhiều người như vậy.
Thứ hai, thái độ kiểm soát đó gây nên căng thẳng cao độ cho cả người kiểm soát và người bị kiểm soát.
Chính vì vậy, nếu muốn có được một cuộc sống nhẹ nhàng, bạn hãy điều chỉnh lại khuynh hướng này của mình. Một trong những ví dụ điển hình về thái độ kiểm soát người khác mà tôi được nghe kể liên quan đến những chiếc kẹp giấy! Một luật sư của công ty luật hàng đầu nọ có thói quen thực hiện mọi việc theo một cách nhất định. Ông ta chỉ thích sử dụng kẹp giấy đồng thay vì loại kẹp bạc mà công ty cấp cho (với ông thì đây là chuyện quan trọng). Vậy là ông ta yêu cầu thư ký phải mua kẹp đồng bên ngoài cho mình (nhưng lại không đưa tiền cho cô). Nếu ai đó mang tài liệu đến cho ông ta mà không dùng loại kẹp giấy đồng, thể nào ông ta cũng nổi giận với họ. Cả công ty đặt cho ông biệt danh là “ông vua kẹp giấy”. Chính vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vị luật sư này luôn chậm trễ về giấy tờ và gây phiền toái cho khách hàng. Hầu như toàn bộ thời gian ông đều dùng vào việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt. Câu chuyện về chiếc kẹp giấy chỉ là một trong những biểu hiện của thái độ muốn kiểm soát người khác của vị luật sư. Ông ta đặt ra nhiều quy định và nguyên tắc khác, từ cung cách phục vụ cà phê cho ông ta (phải dùng tách và đĩa lót kiểu dáng Trung Hoa) cho tới việc ông phải được giới thiệu như thế nào trong các cuộc họp. Thái độ kiểm soát đó đã khiến ông ta đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc. Nếu bạn chịu khó phân tích thái độ của bản thân, có thể bạn sẽ nhận ra một vài biểu hiện kiểm soát của mình; và thấy chúng không chỉ vô nghĩa mà thậm chí còn lố bịch nữa.
Bạn hãy thử suy xét mà xem. Người thích kiểm soát thường bị căng thẳng bởi họ không chỉ bận tâm đến quyết định và thái độ cư xử của bản thân mà còn đòi hỏi mọi người xung quanh cũng phải suy nghĩ và hành động theo một số cách nhất định. Điều tồi tệ là dường như mong muốn kiểm soát đã ngăn họ nhận ra thực tế rằng mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ khác nhau. Và càng tồi tệ hơn khi người thích kiểm soát muốn điều khiển người khác như những con rối. Mặc dù thỉnh thoảng họ có thể gây ảnh hưởng lên người khác nhưng chắc chắn rằng không ai có thể buộc mọi người phải hành động theo mình mãi được. Chính vì không làm được điều đó nên những người thích kiểm soát phải gánh lấy nhiều nỗi thất vọng nặng nề. Cách duy nhất để chế ngự nhu cầu kiểm soát là bạn phải thấy được lợi ích khi kiềm chế thói quen xấu này.
Bạn phải hiểu rằng bạn vẫn có thể làm theo cách của mình trong những tình huống cần thiết, nhưng không áp đặt quan điểm cá nhân quá nhiều. Nói cách khác, bạn cần phải hạn chế việc kiểm soát suy nghĩ, thái độ và hành động của người khác. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và thất vọng. Sự kiểm soát chỉ tạo ra sự giận dữ và những mối quan hệ đối nghịch. Khi bạn có thể dập tắt nhu cầu kiểm soát người khác, mọi người sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn. Khi cảm thấy bản thân mình được chấp nhận, mọi người sẽ ngưỡng mộ và quý trọng bạn hơn rất nhiều.
Tác giả: Richard Carlson
Thứ nhất, có quá nhiều người như vậy.
Thứ hai, thái độ kiểm soát đó gây nên căng thẳng cao độ cho cả người kiểm soát và người bị kiểm soát.
Chính vì vậy, nếu muốn có được một cuộc sống nhẹ nhàng, bạn hãy điều chỉnh lại khuynh hướng này của mình. Một trong những ví dụ điển hình về thái độ kiểm soát người khác mà tôi được nghe kể liên quan đến những chiếc kẹp giấy! Một luật sư của công ty luật hàng đầu nọ có thói quen thực hiện mọi việc theo một cách nhất định. Ông ta chỉ thích sử dụng kẹp giấy đồng thay vì loại kẹp bạc mà công ty cấp cho (với ông thì đây là chuyện quan trọng). Vậy là ông ta yêu cầu thư ký phải mua kẹp đồng bên ngoài cho mình (nhưng lại không đưa tiền cho cô). Nếu ai đó mang tài liệu đến cho ông ta mà không dùng loại kẹp giấy đồng, thể nào ông ta cũng nổi giận với họ. Cả công ty đặt cho ông biệt danh là “ông vua kẹp giấy”. Chính vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vị luật sư này luôn chậm trễ về giấy tờ và gây phiền toái cho khách hàng. Hầu như toàn bộ thời gian ông đều dùng vào việc giận dữ trước những điều nhỏ nhặt. Câu chuyện về chiếc kẹp giấy chỉ là một trong những biểu hiện của thái độ muốn kiểm soát người khác của vị luật sư. Ông ta đặt ra nhiều quy định và nguyên tắc khác, từ cung cách phục vụ cà phê cho ông ta (phải dùng tách và đĩa lót kiểu dáng Trung Hoa) cho tới việc ông phải được giới thiệu như thế nào trong các cuộc họp. Thái độ kiểm soát đó đã khiến ông ta đánh mất rất nhiều khách hàng và cuối cùng thì ông bị cho thôi việc. Nếu bạn chịu khó phân tích thái độ của bản thân, có thể bạn sẽ nhận ra một vài biểu hiện kiểm soát của mình; và thấy chúng không chỉ vô nghĩa mà thậm chí còn lố bịch nữa.
Bài viết: Đừng kiểm soát người khác
Bạn hãy thử suy xét mà xem. Người thích kiểm soát thường bị căng thẳng bởi họ không chỉ bận tâm đến quyết định và thái độ cư xử của bản thân mà còn đòi hỏi mọi người xung quanh cũng phải suy nghĩ và hành động theo một số cách nhất định. Điều tồi tệ là dường như mong muốn kiểm soát đã ngăn họ nhận ra thực tế rằng mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ khác nhau. Và càng tồi tệ hơn khi người thích kiểm soát muốn điều khiển người khác như những con rối. Mặc dù thỉnh thoảng họ có thể gây ảnh hưởng lên người khác nhưng chắc chắn rằng không ai có thể buộc mọi người phải hành động theo mình mãi được. Chính vì không làm được điều đó nên những người thích kiểm soát phải gánh lấy nhiều nỗi thất vọng nặng nề. Cách duy nhất để chế ngự nhu cầu kiểm soát là bạn phải thấy được lợi ích khi kiềm chế thói quen xấu này.
Bạn phải hiểu rằng bạn vẫn có thể làm theo cách của mình trong những tình huống cần thiết, nhưng không áp đặt quan điểm cá nhân quá nhiều. Nói cách khác, bạn cần phải hạn chế việc kiểm soát suy nghĩ, thái độ và hành động của người khác. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và thất vọng. Sự kiểm soát chỉ tạo ra sự giận dữ và những mối quan hệ đối nghịch. Khi bạn có thể dập tắt nhu cầu kiểm soát người khác, mọi người sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn. Khi cảm thấy bản thân mình được chấp nhận, mọi người sẽ ngưỡng mộ và quý trọng bạn hơn rất nhiều.
Tác giả: Richard Carlson