Tham gia cuộc thi viết văn tháng 12: “Người lính trong tim tôi”
ĐƯỜNG LÊN KA LONG
Chợ phiên đã gần tan, một số ở xa bắt đầu lục tục rời những nồi thắng cố đã cạn và những tiệm váy áo sặc sỡ sắc màu ra lấy xe máy, dắt ngựa để về. Chuyến xe khách cuối cùng từ dưới xuôi cũng vừa mới trờ tới, lèo tèo mấy người khách bịt khẩu trang kín mít uể oải bước xuống xe. Như thường lệ, ông Lử bỏ chiếc xe máy cũ chạy ra bắt khách. Ông len lên phía một cô gái đang xách chiếc túi xanh ngơ ngác ngó quanh. “Cô về đâu?”, “Chú có về Ka Long không?”, “Cô về Ka Long?”, “Vâng, cho cháu lên đồn Ka Long…”, “Đường lên Ka Long hơi xa đấy”.
Chỉ với mấy câu trao đổi nhanh gọn ông Lử đã nhanh chóng xách chiếc túi của khách cho lên phía trước xe rồi khởi động chiếc xe chở khách nhanh chóng bỏ qua đoạn đường rộng rãi thênh thang sau lưng để bươn lên những đoạn đường ghập ghềnh uốn lượn theo triền núi. Dọc theo con đường thi thoảng bắt gặp những người đi chợ phiên đang dắt díu nhau về nhà, đâu đó có những gã chồng say rượu mềm oặt nằm vắt ngang lưng ngựa cho những người vợ đi bên cần mẫn dắt ngựa thong dong thả bước trên con đường vắt ngang triền núi xanh ngăn ngắt dưới ánh mặt trời đang ngả về chiều…
“Cô hình như mới lên đây lần đầu?”, thấy cô gái ngồi phía sau thi thoảng ngạc nhiên trước những cảnh bắt gặp trên đường, sau khi trả lời những câu hỏi thắc mắc của cô, ông Lử bèn hỏi. “Dạ, vâng cháu lần đầu lên đây...”, “Cô lên đồn Ka Long chắc thăm người thân à?”, “Vâng ạ!”, “Như cô, tôi đoán chắc lên thăm chồng trên này rồi, là anh nào ở đồn đấy, tôi cũng quen mấy anh em trên ấy”, “Dạ không phải chồng ạ, cháu lên thăm người yêu, là anh Thuận bác ạ”, cô gái ngập ngừng có vẻ bẽn lẽn. “À, anh cu Thuận thì tôi biết, cũng cao ráo đẹp trai đấy, nhưng cô cũng cần giữ cho chắc vào kẻo lại tuột khỏi tay, nghe đâu trên này cũng lắm cô thích anh ta lắm đấy…”, ông Lử chợt buông lời bông đùa. “Cháu chả sợ, cô nào cưa được thì cứ cưa…”, cô gái vui vẻ đùa lại. “Tôi đùa thôi, nhưng tay ấy được đấy, yêu nhau lâu chưa, sao không cưới đi?”. “Chúng cháu yêu nhau cũng được gần ba năm rồi, đợt tết vừa rồi anh ấy có hẹn về rồi tính chuyện lâu dài xong rồi do nhiệm vụ đột xuất nên cũng chưa về được, cháu nghe nói đợt này các anh ấy đang phải căng ra chống dịch bệnh nên ở lại, cháu thì cũng được nghỉ nên lên thăm, động viên anh ấy bác ạ”. “Ừ, cũng phải, đợt này anh em trên đồn cũng vất đấy, đứa con gái nhà tôi tham gia dân quân của xã cũng thấy nó theo mấy anh chị em đi tuần suốt, thoắt về lại thoắt đi, lắm khi bố con mấy ngày chả giáp mặt nhau, tôi sợ cô lên lần này chưa chắc đã gặp được anh ta”. “Vâng, vừa rồi anh ấy cũng có điện về bảo phải đi cắm chốt, xong mấy bữa nay tự dưng không liên lạc được. Cháu cũng sốt ruột quá. Nên đã lên đến đây rồi bằng giá nào cháu cũng phải gặp anh ấy, nhìn thấy anh ấy mạnh khỏe dù một chút thôi cũng được, cháu cũng không muốn làm ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh ấy”.
Nhắc đến con gái ông Lử chợt lại thấy nhớ con, không biết con bé mấy ngày nay ra sao, ăn ở thế nào, mỗi lần về chỉ thấy nó nhoáng nhoàng ăn vội bát cơm, lấy thêm ít đồ đạc rồi lại đi, cũng không kịp hỏi tình hình của nó, có khi hỏi được mấy câu chỉ thấy nó nói với lại “Con bận lắm”. Thân gái đêm hôm vất vả không biết nó có chịu nổi không, mà cái con bé đến lạ, đến tuổi rồi bảo lấy chồng thì cứ hấm hứ kêu từ từ trong khi bạn bè con bồng con bế làm ông bà cũng sốt hết cả ruột ra. Nghe đâu nó cũng đang yêu anh nào trên đồn thì phải, mấy lần ông dò hỏi thì nó chỉ ngúng nguẩy quay đi bảo bố chỉ đoán mò. Ừ thì thôi chuyện riêng của nó ông cũng không muốn can thiệp làm gì nhưng ông cũng mong có tí cháu bế bồng, ở nhà hết mùa nương rẫy nhàn rỗi chả biết làm gì ông lại xuống phố chạy vài cuốc xe ôm kiếm thêm thu nhập và cho đỡ buồn.
Dọc đường đi ông Lử vừa bắt chuyện với cô gái ngồi phía sau thi thoảng lại nghe cô gái ấy trầm trồ về sự hùng vĩ của núi rừng, rồi sự ngạc nhiên với cảnh đẹp của thiên nhiên ở đây, nơi mà cô cũng chỉ mới nghe anh người yêu kể lại và đọc qua sách báo. Giờ được tận mắt chứng kiến cô thực sự thích thú, cô bảo với ông Lử: “Lần này lên đây dù gì cháu cũng phải dành chút thời gian để khám phá mảnh đất này để viết bài”. “Thế cô làm nghề gì?”, “Cháu làm phóng viên nhưng cũng chỉ được đi loanh quanh dưới xuôi và ở các thành phố thôi, chưa bao giờ được lên vùng cao như thế này…”.
Đến cổng đồn biên phòng, ông Lử bảo: “Đến nơi rồi đấy cô ạ, hôm nào cô xuôi có cần tôi đưa xuống không?”, “Vâng thế thì tốt quá, bác cho cháu xin số, lúc nào xuôi cháu sẽ điện trước cho bác nhờ bác đưa cháu xuống phố huyện với, mà nhà bác xa đây không?”, “Cũng không xa lắm, cách mấy ngọn núi thôi, mà cô tên gì nhỉ?”, “Cháu tên Xuân bác ạ, thôi chào bác nhé, có gì cháu liên lạc”. Nhìn cô gái vui vẻ khoác chiếc túi xách đi vào cổng đồn Ka Long ông Lử quay xe đi về chợt nghĩ con bé chắc cũng sấp xỉ tuổi con Xoan nhà mình.
Xốc khẩu AK trên vai Thuận khép lại vạt áo rồi căng mắt nhìn vào bóng đêm bít bùng phía trước mặt, căng tai lên để nghe những tiếng động bất thường. Cách một đoạn 2 chiến sĩ đang tỏa đi hai hướng dọc theo con đường tuần tra biên giới, ánh đèn pin mù mờ nhập nhòa trong sương đêm nặng chịch. Ngó lại trong lán mấy anh em thay ca vừa thấy rì rầm trò chuyện đã nghe có tiếng ngáy pho pho đi vào giấc ngủ rồi. Thuận nghĩ, bọn chúng nó mới, lại đang tuổi ăn tuổi ngủ, căng ra suốt bấy lâu nay, thiếu ngủ trầm trọng, chỉ cần đặt lưng là có thể chìm vào giấc ngủ sâu được ngay.
Vậy là cũng đã gần tháng nay rồi lực lượng của đồn Ka Long được huy động toàn bộ cùng với dân quân của các xã căng ra dọc theo biên giới giữa hai nước để kiểm tra, chốt các đường mòn, lối mở ngăn ngừa người dân hai nước qua lại giao lưu buôn bán, đồng thời tích cực kiểm tra, sàng lọc những người qua lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể lây lan và cũng kịp thời phát hiện những đối tượng lợi dụng tình hình để buôn lậu, đưa người qua biên giới bất hợp pháp…Đội vận động quần chúng thì cùng với các cơ quan đoàn thể địa phương đi tuyền truyền vận động bà con chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch, tránh sang bên kia biên giới buôn bán giao thương như mọi khi. Toàn bộ khu doanh trại của đồn trở thành khu tiếp nhận và cách ly bước đầu đối với những người nghi ngờ nhiễm bệnh rồi sau đó mới chuyển về dưới huyện, tỉnh để thực hiện các bước tiếp theo.
Những ngày đầu lực lượng mỏng, khu vực đảm nhiệm dài lại nhiều đường ngang lối mở qua lại dọc biên nên mọi người đều phải căng ra thay nhau ngày đêm tuần tra xử lý công việc, có những hôm chỉ tranh thủ chợp mắt được chừng một, hai tiếng là cùng. Khi nhận nhiệm vụ Thuận biết việc này rất quan trọng, chỉ cần lơ là để người dân qua lại rồi mang theo vào mầm dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất khó lường. Thuận vẫn bảo những người lính của mình không được ngại khó khăn vất vả mà chỉ ngại dân bản quanh đây bị nhiễm bệnh thì là mang tội nặng chứ không phải là chơi. Rất may về sau có thêm lực lượng dân quân của địa phương, rồi lực lượng của tỉnh, các học viên năm cuối của trường Biên phòng lên tăng cường thay cho đợt thực tập cuối khóa anh em của đồn mới tạm thời giãn ra được chút ít thời gian.
Dọc toàn tuyến biên giới khu vực đồn Ka Long đảm nhiệm cứ cách vài cây số lại dựng một cái nhà bạt làm chỗ trú chân những lúc mưa gió và làm nơi ngả lưng tạm những lúc thay phiên. Anh em phạt tạm ít cây rừng làm thành cái sạp rồi trải mấy tấm bạt nằm lên trên, vậy là thành chỗ ngủ. Những bữa ăn nhanh chớp nhoáng theo kiểu dã ngoại, khi thì nồi mì tôm thái ít lát cây chuối rừng làm canh, có thịt hộp thì cho vào rồi chan với cơm, lắm hôm gặp trời mưa không kịp tích củi khô để nấu thì chỉ nhá tạm gói mì tôm sống hoặc ít lương khô mang theo cho qua bữa. Dăm ba hôm mới có lực lượng hậu cần tiếp tế thực phẩm mang lên. Những cơn mưa bất chợt lắm lúc làm cho anh em ướt nhẹp, mặc dù có áo mưa nhưng vẫn không tránh khỏi bị ướt người, nhiều khi về lán thay tạm ra mặc bộ đồ khô để ngủ rồi đi tuần lại mặc bộ đồ âm ẩm vào vì sợ dính mưa không biết khi nào mới khô.
Ban ngày thì dễ dàng hơn trong việc kiểm soát đường biên. Ban đêm thì thập phần vất vả. Có những đêm Thuận cùng anh em lặn lội giữa những tán cây rậm rạp ướt đẫm sương hay nước mưa khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi, những con đường mòn lổn nhổn đá, những đoạn suối chảy siết, những đám vắt rừng thấy hơi người là lại lâu nhâu búng tanh tách rượt theo bám vào quần áo rồi chui vào những chỗ kín âm thầm hút máu, rồi đám ruồi vàng cũng sẵn sàng le ve góp mặt tấn công đốt sưng mặt mũi, tay chân. Đã có những người dân nơi đây xuất cảnh trái phép sang nước bạn làm ăn, nay do tình hình dịch bệnh rủ nhau về nhưng sợ bị biên phòng bắt gặp nên thường rủ nhau đi ban đêm theo những con đường rừng lặn lội về nhà. Hầu hết bà con đều bị lực lượng biên phòng nơi đây chặn lại thu dung về đồn tiến hành các khâu kiểm tra, cách ly sau đó mới cho về nhà nếu không có biểu hiện gì về bệnh. Có một vài trường hợp khôn khéo lách qua các chốt kiểm soát nhưng chưa về đến nhà đã bị lực lượng của đội vận động quần chúng ở bên trong cùng bà con dân bản phát hiện và đưa về đồn Ka Long. Cho đến lúc này tình hình nơi đây tạm ổn chưa có gì bất thường, nhưng Thuận vẫn không thể lơ là thả lỏng. Theo tin cấp trên cho biết có thể sắp tới một băng nhóm buôn bán ma túy lợi dụng tình hình để tuồn hàng qua biên giới, lực lượng phòng chống ma túy của tỉnh đang lập chuyên án đối phó, cần có sự hỗ trợ của đồn Ka Long khi cần thiết.
Đang mải suy nghĩ bất chợt Thuận thấy có người đi đến phía sau rồi khoác lên mình chiếc áo bông còn nguyên hơi ấm, một hơi ấm thiếu nữ trinh nguyên. “Xoan, em không nghỉ đi, ra đây làm gì?”, quay lại thấy Xoan đang nhìn mình chăm chắm, ánh mắt thăm thẳm, Thuận hỏi. “Đến lượt tổ của em đi tuần, nhân tiện đi qua đây thấy anh, em mang cho anh cái áo hôm trước anh đưa cho em, anh mặc vào cho ấm…”.
Lán dân quân của Xoan nằm cách chỗ của Thuận một đoạn cùng nhau kiểm soát khoảng ba, bốn kilomet đường biên. Hai lực lượng cứ đan xen nhau tuần tra dọc khu vực được phân công. Bữa trước đi tuần trong đêm thấy Xoan co ro trong manh áo mỏng Thuận đã khoác cho Xoan chiếc áo bông của mình, chắc nay Xoan đem gửi lại. Thực ra những dân quân nữ như Xoan không nhất thiết phải tham gia lặn lội như cánh nam giới nhưng các cô nhất quyết xin tham gia để chia sẻ với những người lính biên phòng của Thuận nên các anh cũng đành chấp nhận và bố trí các cô ở gần khu vực của Thuận để hai bên dễ dàng phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thuận biết Xoan có tình cảm với mình, nhưng mới chỉ là một sự cảm nhận mơ hồ thông qua những cử chỉ chăm sóc và quan tâm của Xoan, từ ánh mắt Xoan nhìn mình. Ngay như lúc này đây, mặc dù trong bóng đêm nhưng Thuận vẫn thấy rõ ành mắt lấp lánh của Xoan đang nhìn mang theo bao tâm tư của người con gái vùng cao. Thuận không dám nhìn lâu, nhìn sâu vào đôi mắt ấy bèn ngoảnh mặt nhìn sang hướng bên kia biên giới âm u tĩnh lặng như muốn nhìn xuyên thủng không gian đang phủ đầy sương mù. Thuận không dám chấp nhận ánh mắt ấy bởi vì trong lòng Thuận đã có Xuân. Và Xoan cũng biết điều ấy cho nên Xoan không dám hay nói cho cùng Xoan chưa dám bộc lộ hết những tình cảm trong lòng mình như những người con gái vùng cao nơi đây.
Tự nhiên Thuận lại nhớ đến Xuân, dạo này điện thoại của ai cũng hết sạch pin, nhờ tay hậu cần mang về đồn sạc mà chưa thấy mang lên, mà sóng ở nơi đây cũng tậm tịt chỗ có, chỗ không nên Thuận không liên lạc được với Xuân. Thuận thấy nhớ Xuân da diết. Không biết mấy bữa nay cô ấy ra sao, hôm trước thấy Xuân bảo định lên trên này thăm mình nhưng Thuận liền khuyên Xuân không nên lên đây, không phải Thuận sợ điều gì mà chỉ sợ Xuân đi lại vất vả, chưa bao giờ Xuân phải đi xa lên những miền ngược, vả lại có lên Thuận cũng không có ở đồn, không biết Xuân có chịu nghe theo hay không. Yêu nhau bấy lâu nay Thuận biết trong Xuân có chút bướng bỉnh và mạnh mẽ giống bố cô ấy. Anh thấy thương Xuân khi tết vừa rồi không về được như đã hẹn, rồi loanh quanh dịch bệnh tràn đến lại phải căng ra làm nhiệm vụ, chỉ gặp nhau qua màn hình điện thoại khi có thời gian rảnh. Nhiều lúc Thuận thấy thương Xuân đến quặn lòng, nếu như thuận lợi vừa rồi họ có thể đã tính chuyện ăn hỏi rồi tiến tới hôn nhân trong năm nay. Vậy mà….
Những lúc không phải đi tuần tra, ngồi với mấy anh em lính trẻ tán chuyện yêu đương Thuận vẫn thấy mình có chút gì may mắn. Có những người lên đây biền biệt lâu không về người yêu ở nhà âm thầm chia tay đi với người khác, có người sắp cưới rồi lại thôi chỉ vì không biết bao giờ người yêu mới được về xuôi…Nhìn những nụ cười gượng gạo mang chút buồn buồn Thuận chợt thấy có chút gì đắng đót. Họ vẫn thường an ủi nhau, thôi thì có lẽ duyên số chưa tới nên ông trời già mới chia tách nhau ra như vậy, cuộc đời này đâu phải hết những người phụ nữ có thể cảm thông với những người lính đâu, chỉ là họ chưa gặp được mà thôi. Với Xuân, Thuận không biết tương lai rồi sẽ như thế nào nhưng anh tin tưởng tình yêu nơi Xuân, chính vì thế mà Thuận càng thấy yêu và nhớ Xuân da diết và luôn lảng tránh những ánh mắt mang đậm nét tình của Xoan.
Ánh trăng thượng tuần chênh chếch trên đỉnh núi phía xa. Thuận âm thầm rảo bước trên con đường mòn mờ mờ trong sương trắng đang ràn rạt bay, Xoan lặng lẽ bước theo sau không nói gì, có lẽ chỉ cần được đi bên Thuận là Xoan đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Gần đến lán của mấy cô dân quân nữ, Thuận xem đồng hồ rồi bảo: “Hết giờ rồi em thay ca đi nghỉ chút đi, anh cũng đi một vòng xem tình hình thế nào rồi cho anh em về thay ca …”. “Vâng, em đi thay ca đây, anh đi cẩn thận nhé…”, nhìn theo bóng Thuận khuất dần trong làn sương mù Xoan lưu luyến chui vào lán gọi ca tiếp theo dậy đi tuần.
Xe đang từ từ xuôi dốc ông Lử chợt thấy điện thoại rung, dừng xe lấy ra thì thấy số của Xuân đang gọi ông liền bắt máy: “Cô Xuân à, bữa nay mới xuôi sao, có cần tôi đón không?”, “Bác bận không đón cháu xuống huyện một chút”, nghe giọng Xuân có phần khang khác. “Được rồi, may quá tôi cũng chưa đi cách đồn quá xa, cô đợi tôi một chút để tôi quay lại”.
Gần đến đồn Ka Long ông Lử thấy Xuân đang lững thững đi tay không xuôi dốc, ông chợt giật mình khi mới có mấy ngày mà nom Xuân hốc hác hẳn đi. Không biết con bé có chuyện gì hay hai đứa chúng nó có gì hục hoặc với nhau mà con bé ra nông nỗi này. Lúc Xuân lên xe ông Lử mới bắt chuyện: “Tôi lại tưởng anh người yêu đưa cô xuôi rồi, mấy hôm chả thấy cô gọi, mà đồ đạc của cô đâu lại đi tay không thế?”, “Bác cho cháu xuống huyện mua ít đồ, cháu về bồi dưỡng cho anh Thuận bị thương…”. Ông Lử giật mình, cảm giác như tay lái hơi chệnh choạng: “Chết, sao lại thế, anh ấy bị lâu chưa, có nặng lắm không, sao không đưa về dưới huyện?”. “Anh ấy cũng mới bị hai ba hôm nay, cũng không nặng lắm nhưng mất máu nhiều, lại bị nhiễm trùng nữa, chắc điều trị vài bữa là ổn thôi bác ạ, mà cũng tại cháu nữa cơ, giá như…”.
Suốt quãng đường xuống huyện ông Lử nghe Xuân kể lại mới rõ đầu đuôi câu chuyện.
Bữa ấy lên đến đồn biết Thuận đang tham gia làm nhiệm vụ tận trên Ma Lù Thàng, Xuân muốn lên đấy nhưng mấy anh trong đồn khuyên nên ở lại, vì đường xá lên đấy rất khó đi, các anh sẽ cho gọi Thuận về. Nhưng vì không muốn ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Thuận, Xuân lấy cớ là nhà báo muốn lên trên ấy xem thực tế cuộc sống của các anh như thế nào để lấy tư liệu viết bài, một công đôi việc, thế nên mới nhận được cái gật đầu của đồn trưởng. Mà phải chờ hai hôm sau có chuyến tiếp phẩm lên đó Xuân mới bám càng theo được. Tưởng đường dễ đi như đoạn dưới này, ai ngờ càng lên đến nơi đường càng khó đi, có đoạn phải bỏ xe gùi đồ vượt những đoạn dốc đứng ghồ ghề, mấp mô, khúc khuỷu, lắm lúc cảm thấy như phải thở ra tận đằng tai, mồ hôi mướt mát, hai chân rã rời ra mới lên đến nơi. Xuân không ngờ nó lại gian nan đến như thế, quả là quá vất với một cô gái lần đầu vượt núi băng rừng như Xuân, nhưng đi mãi rồi cũng đến nơi. Nhìn thấy Xuân ở lán Thuận đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Có nằm mơ Thuận cũng không thể nghĩ rằng Xuân lại có thể có mặt nơi đây, mảnh đất biên cương này. Còn Xuân chỉ biết rớt nước mắt khi thấy cảnh người yêu mình sinh hoạt tạm bợ nơi đây, cô chỉ biết ôm chặt lấy anh mà thút thít khóc. Xuân được bố trí ở cùng với mấy cô dân quân, nhóm của Xoan, đến lúc này Xuân mới thấy khâm phục những cô dân quân như Xoan, đàn ông con trai một nhẽ, đằng này các cô cũng hăng hái tham gia công việc nơi biên cương này không khác gì bọn họ, thậm chí còn vất hơn vì là phụ nữ.
Thời gian ở cùng với mấy cô nữ dân quân, đặc biệt là quá trình tiếp xúc với Xoan, bằng trực giác nhạy cảm của phụ nữ Xuân cảm nhận được tình cảm của Xoan dành cho Thuận, nhưng rồi cô cũng hiểu đó chỉ là tình cảm một chiều từ phía Xoan. Thi thoảng bắt gặp ánh mắt u uẩn, buồn bã của Xoan nhìn mình sóng đôi đi bên Thuận, Xuân vừa cảm thấy mình hạnh phúc xong bất chợt nhói lên chút gì thương cảm. Cô không biết mình nên nói gì với Xoan cho phải. Có lẽ để Xoan tự hiểu mà thôi. Qua những câu chuyện với nhau Xuân biết Xoan là con gái của ông Lử, người đã từng đưa mình lên đồn Ka Long hôm nào.
Có được những giây phút rảnh rỗi thảnh thơi Thuận dẫn Xuân đi dạo dọc biên cương đất nước ngắm những cánh rừng xanh ngút ngát, những ngọn núi hùng vĩ sừng sững chắn ngang trời, chiêm ngưỡng những những sắc hoa miền sơn cước bung nở khắp núi đồi, thấy những cụm mây như sữa có thể thò tay vốc được, lần đầu tiên Xuân được ngắm nhìn và hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật của núi rừng, những mệt mỏi cũng dần tan.
Đêm ấy khó ngủ, Xuân dậy theo tổ của Thuận đi tuần. Gần sáng tổ tuần tra phát hiện ba người đàn ông từ bên kia biên giới theo một lối mòn đang hướng về bên này tìm đường vào nội địa. Dưới ánh đèn pin sáng lòa ba người đàn ông bịt kín mặt bằng những chiếc khẩu trang, trên lưng là những túi đồ lồng phồng, ánh mắt cụp xuống ra vẻ run sợ. Khi được hỏi tại sao không về ban ngày lại đi đêm hôm thế này thì được trả lời rằng vì qua bên kia biên giới trái phép và sợ biên phòng bắt cách ly nên mới trốn đi đêm. Chỉ đến khi Thuận yêu cầu tất cả về lán cho y sỹ kiểm tra thân nhiệt và anh em kiểm tra đồ đạc mang theo thì bất chợt một tên phía sau ngước lên với ánh mắt sắc lạnh, hai tay quờ ra sau lưng.
Những người lính trực ngắn người nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch CoVid19.
Phát hiện dấu hiệu bất thường, bằng trực giác cảm thấy có điều không ổn, Thuận gạt Xuân đang ở bên ra sau, bật khóa nòng khẩu AK trên tay quát lên “Các anh đứng im” thì cũng là lúc một tiếng súng chát chúa vang lên. Thuận ngã bật ra sau, bọn chúng bèn tháo chạy về hướng bên kia biên giới. Nhưng rồi chúng cũng không thoát nổi sự vây bắt của các tổ chốt dọc đường biên. Thì ra đây là nhóm buôn lậu ma túy, lợi dụng việc biên phòng chỉ kiểm tra sức khỏe người qua lại biên giới để trà trộn mang hàng trắng vượt biên, trước đó đã có một vài chuyến chúng mang thử ít hàng nhỏ lẻ đi qua và trót lọt, nay chúng định đưa lượng hàng lớn hơn về. Nhưng bọn chúng không ngờ được tất cả đều nằm trong những nước cờ nhử của Ban chuyên án chống ma túy của tỉnh, khi được yêu cầu kiểm tra đồ đạc mới hoảng hốt để lộ thân phận.
Thuận bị viên đạn găm vào vai trái, may chỉ vào phần mềm, mặc dù được sơ cứu tại chỗ nhưng trong quá trình đưa về đồn do đường khó đi, Thuận bị mất máu nhiều, rồi bị nhiễm trùng nên Thuận ngất đi mấy lần. Xuân thì thực sự hoảng sợ, suốt ngày đêm bên người yêu, cùng y sỹ băng bó cho Thuận, theo chân anh em chiến sĩ cáng Thuận về đồn. Xuân cứ áy náy mãi nếu như không vì Thuận đẩy Xuân về sau che chắn cho mình có lẽ anh chắc không bị thương như thế. Xuân ân hận và cứ tự dằn vặt mình suốt mấy hôm liền, cho đến khi Thuận tỉnh lại an ủi động viên cô mới nguôi ngoai.
Hôm nay cô tính xuống huyện mua cho anh ít đồ về bồi dưỡng cho lại sức. Xuân cũng cho ông Lử biết Xoan cũng định theo về nhưng các anh của đồn yêu cầu cô về nhà nghỉ ngơi thay cho lực lượng khác lên, mọi cái anh em trong đồn có thể lo được. Ông Lử cũng an tâm phần nào…
Xuân khoác chiếc túi đứng giữa sân đồn Biên phòng Ka Long, sương trắng ràn rạt bay, nhìn lá cờ Tổ quốc in sắc đỏ trên nền trời trắng mờ sương, Xuân mới thấy thấm thía nỗi vất vả của những người lính nơi đây đang canh giữ chủ quyền thiêng liêng, cương thổ của quốc gia. Càng thêm yêu hơn nữa người yêu của mình và tin tưởng những người lính biên phòng nơi đây ngày đêm vững bước tuần tra, chắc tay súng để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, gìn giữ bình yên cho nhân dân.
Xuân được ông Lử chở xuôi theo con dốc, trên đỉnh dốc Xoan đứng bên gốc cây dẻ tỏa hương thơm man mác ánh mắt nhìn về phía xa xăm, nửa muốn vào đồn thăm Thuận, nửa muốn quay lại ra về…
HẾT
Nguyễn Công Đức
ĐƯỜNG LÊN KA LONG
Chỉ với mấy câu trao đổi nhanh gọn ông Lử đã nhanh chóng xách chiếc túi của khách cho lên phía trước xe rồi khởi động chiếc xe chở khách nhanh chóng bỏ qua đoạn đường rộng rãi thênh thang sau lưng để bươn lên những đoạn đường ghập ghềnh uốn lượn theo triền núi. Dọc theo con đường thi thoảng bắt gặp những người đi chợ phiên đang dắt díu nhau về nhà, đâu đó có những gã chồng say rượu mềm oặt nằm vắt ngang lưng ngựa cho những người vợ đi bên cần mẫn dắt ngựa thong dong thả bước trên con đường vắt ngang triền núi xanh ngăn ngắt dưới ánh mặt trời đang ngả về chiều…
“Cô hình như mới lên đây lần đầu?”, thấy cô gái ngồi phía sau thi thoảng ngạc nhiên trước những cảnh bắt gặp trên đường, sau khi trả lời những câu hỏi thắc mắc của cô, ông Lử bèn hỏi. “Dạ, vâng cháu lần đầu lên đây...”, “Cô lên đồn Ka Long chắc thăm người thân à?”, “Vâng ạ!”, “Như cô, tôi đoán chắc lên thăm chồng trên này rồi, là anh nào ở đồn đấy, tôi cũng quen mấy anh em trên ấy”, “Dạ không phải chồng ạ, cháu lên thăm người yêu, là anh Thuận bác ạ”, cô gái ngập ngừng có vẻ bẽn lẽn. “À, anh cu Thuận thì tôi biết, cũng cao ráo đẹp trai đấy, nhưng cô cũng cần giữ cho chắc vào kẻo lại tuột khỏi tay, nghe đâu trên này cũng lắm cô thích anh ta lắm đấy…”, ông Lử chợt buông lời bông đùa. “Cháu chả sợ, cô nào cưa được thì cứ cưa…”, cô gái vui vẻ đùa lại. “Tôi đùa thôi, nhưng tay ấy được đấy, yêu nhau lâu chưa, sao không cưới đi?”. “Chúng cháu yêu nhau cũng được gần ba năm rồi, đợt tết vừa rồi anh ấy có hẹn về rồi tính chuyện lâu dài xong rồi do nhiệm vụ đột xuất nên cũng chưa về được, cháu nghe nói đợt này các anh ấy đang phải căng ra chống dịch bệnh nên ở lại, cháu thì cũng được nghỉ nên lên thăm, động viên anh ấy bác ạ”. “Ừ, cũng phải, đợt này anh em trên đồn cũng vất đấy, đứa con gái nhà tôi tham gia dân quân của xã cũng thấy nó theo mấy anh chị em đi tuần suốt, thoắt về lại thoắt đi, lắm khi bố con mấy ngày chả giáp mặt nhau, tôi sợ cô lên lần này chưa chắc đã gặp được anh ta”. “Vâng, vừa rồi anh ấy cũng có điện về bảo phải đi cắm chốt, xong mấy bữa nay tự dưng không liên lạc được. Cháu cũng sốt ruột quá. Nên đã lên đến đây rồi bằng giá nào cháu cũng phải gặp anh ấy, nhìn thấy anh ấy mạnh khỏe dù một chút thôi cũng được, cháu cũng không muốn làm ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh ấy”.
Nhắc đến con gái ông Lử chợt lại thấy nhớ con, không biết con bé mấy ngày nay ra sao, ăn ở thế nào, mỗi lần về chỉ thấy nó nhoáng nhoàng ăn vội bát cơm, lấy thêm ít đồ đạc rồi lại đi, cũng không kịp hỏi tình hình của nó, có khi hỏi được mấy câu chỉ thấy nó nói với lại “Con bận lắm”. Thân gái đêm hôm vất vả không biết nó có chịu nổi không, mà cái con bé đến lạ, đến tuổi rồi bảo lấy chồng thì cứ hấm hứ kêu từ từ trong khi bạn bè con bồng con bế làm ông bà cũng sốt hết cả ruột ra. Nghe đâu nó cũng đang yêu anh nào trên đồn thì phải, mấy lần ông dò hỏi thì nó chỉ ngúng nguẩy quay đi bảo bố chỉ đoán mò. Ừ thì thôi chuyện riêng của nó ông cũng không muốn can thiệp làm gì nhưng ông cũng mong có tí cháu bế bồng, ở nhà hết mùa nương rẫy nhàn rỗi chả biết làm gì ông lại xuống phố chạy vài cuốc xe ôm kiếm thêm thu nhập và cho đỡ buồn.
Dọc đường đi ông Lử vừa bắt chuyện với cô gái ngồi phía sau thi thoảng lại nghe cô gái ấy trầm trồ về sự hùng vĩ của núi rừng, rồi sự ngạc nhiên với cảnh đẹp của thiên nhiên ở đây, nơi mà cô cũng chỉ mới nghe anh người yêu kể lại và đọc qua sách báo. Giờ được tận mắt chứng kiến cô thực sự thích thú, cô bảo với ông Lử: “Lần này lên đây dù gì cháu cũng phải dành chút thời gian để khám phá mảnh đất này để viết bài”. “Thế cô làm nghề gì?”, “Cháu làm phóng viên nhưng cũng chỉ được đi loanh quanh dưới xuôi và ở các thành phố thôi, chưa bao giờ được lên vùng cao như thế này…”.
Đến cổng đồn biên phòng, ông Lử bảo: “Đến nơi rồi đấy cô ạ, hôm nào cô xuôi có cần tôi đưa xuống không?”, “Vâng thế thì tốt quá, bác cho cháu xin số, lúc nào xuôi cháu sẽ điện trước cho bác nhờ bác đưa cháu xuống phố huyện với, mà nhà bác xa đây không?”, “Cũng không xa lắm, cách mấy ngọn núi thôi, mà cô tên gì nhỉ?”, “Cháu tên Xuân bác ạ, thôi chào bác nhé, có gì cháu liên lạc”. Nhìn cô gái vui vẻ khoác chiếc túi xách đi vào cổng đồn Ka Long ông Lử quay xe đi về chợt nghĩ con bé chắc cũng sấp xỉ tuổi con Xoan nhà mình.
*******
Sương đêm nặng hạt. Gió núi ở đâu thổi về hun hút. Trăng thượng tuần lấp ló lẩn khuất sau làn sương mù. Cái lạnh luồn lách qua từng khe hở áo quần thấm sâu vào da thịt. Cái khí hậu biên cương đến lạ, ban ngày thì nóng bức chỉ muốn lột hết đồ ra rồi nhảy ùm xuống con suối mát lạnh cho thỏa, ban đêm lại heo hút lạnh đến tê người, thậm chí còn mưa gió thất thường, những cơn mưa rừng cứ bất chợt lũ lượt kéo đến rồi lại ào ạt rủ nhau đi, quần áo lúc nào cũng cứ bốc mùi âm ẩm đến khó chịu.
Xốc khẩu AK trên vai Thuận khép lại vạt áo rồi căng mắt nhìn vào bóng đêm bít bùng phía trước mặt, căng tai lên để nghe những tiếng động bất thường. Cách một đoạn 2 chiến sĩ đang tỏa đi hai hướng dọc theo con đường tuần tra biên giới, ánh đèn pin mù mờ nhập nhòa trong sương đêm nặng chịch. Ngó lại trong lán mấy anh em thay ca vừa thấy rì rầm trò chuyện đã nghe có tiếng ngáy pho pho đi vào giấc ngủ rồi. Thuận nghĩ, bọn chúng nó mới, lại đang tuổi ăn tuổi ngủ, căng ra suốt bấy lâu nay, thiếu ngủ trầm trọng, chỉ cần đặt lưng là có thể chìm vào giấc ngủ sâu được ngay.
Vậy là cũng đã gần tháng nay rồi lực lượng của đồn Ka Long được huy động toàn bộ cùng với dân quân của các xã căng ra dọc theo biên giới giữa hai nước để kiểm tra, chốt các đường mòn, lối mở ngăn ngừa người dân hai nước qua lại giao lưu buôn bán, đồng thời tích cực kiểm tra, sàng lọc những người qua lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể lây lan và cũng kịp thời phát hiện những đối tượng lợi dụng tình hình để buôn lậu, đưa người qua biên giới bất hợp pháp…Đội vận động quần chúng thì cùng với các cơ quan đoàn thể địa phương đi tuyền truyền vận động bà con chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch, tránh sang bên kia biên giới buôn bán giao thương như mọi khi. Toàn bộ khu doanh trại của đồn trở thành khu tiếp nhận và cách ly bước đầu đối với những người nghi ngờ nhiễm bệnh rồi sau đó mới chuyển về dưới huyện, tỉnh để thực hiện các bước tiếp theo.
Những ngày đầu lực lượng mỏng, khu vực đảm nhiệm dài lại nhiều đường ngang lối mở qua lại dọc biên nên mọi người đều phải căng ra thay nhau ngày đêm tuần tra xử lý công việc, có những hôm chỉ tranh thủ chợp mắt được chừng một, hai tiếng là cùng. Khi nhận nhiệm vụ Thuận biết việc này rất quan trọng, chỉ cần lơ là để người dân qua lại rồi mang theo vào mầm dịch bệnh thì hậu quả sẽ rất khó lường. Thuận vẫn bảo những người lính của mình không được ngại khó khăn vất vả mà chỉ ngại dân bản quanh đây bị nhiễm bệnh thì là mang tội nặng chứ không phải là chơi. Rất may về sau có thêm lực lượng dân quân của địa phương, rồi lực lượng của tỉnh, các học viên năm cuối của trường Biên phòng lên tăng cường thay cho đợt thực tập cuối khóa anh em của đồn mới tạm thời giãn ra được chút ít thời gian.
Dọc toàn tuyến biên giới khu vực đồn Ka Long đảm nhiệm cứ cách vài cây số lại dựng một cái nhà bạt làm chỗ trú chân những lúc mưa gió và làm nơi ngả lưng tạm những lúc thay phiên. Anh em phạt tạm ít cây rừng làm thành cái sạp rồi trải mấy tấm bạt nằm lên trên, vậy là thành chỗ ngủ. Những bữa ăn nhanh chớp nhoáng theo kiểu dã ngoại, khi thì nồi mì tôm thái ít lát cây chuối rừng làm canh, có thịt hộp thì cho vào rồi chan với cơm, lắm hôm gặp trời mưa không kịp tích củi khô để nấu thì chỉ nhá tạm gói mì tôm sống hoặc ít lương khô mang theo cho qua bữa. Dăm ba hôm mới có lực lượng hậu cần tiếp tế thực phẩm mang lên. Những cơn mưa bất chợt lắm lúc làm cho anh em ướt nhẹp, mặc dù có áo mưa nhưng vẫn không tránh khỏi bị ướt người, nhiều khi về lán thay tạm ra mặc bộ đồ khô để ngủ rồi đi tuần lại mặc bộ đồ âm ẩm vào vì sợ dính mưa không biết khi nào mới khô.
Ban ngày thì dễ dàng hơn trong việc kiểm soát đường biên. Ban đêm thì thập phần vất vả. Có những đêm Thuận cùng anh em lặn lội giữa những tán cây rậm rạp ướt đẫm sương hay nước mưa khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi, những con đường mòn lổn nhổn đá, những đoạn suối chảy siết, những đám vắt rừng thấy hơi người là lại lâu nhâu búng tanh tách rượt theo bám vào quần áo rồi chui vào những chỗ kín âm thầm hút máu, rồi đám ruồi vàng cũng sẵn sàng le ve góp mặt tấn công đốt sưng mặt mũi, tay chân. Đã có những người dân nơi đây xuất cảnh trái phép sang nước bạn làm ăn, nay do tình hình dịch bệnh rủ nhau về nhưng sợ bị biên phòng bắt gặp nên thường rủ nhau đi ban đêm theo những con đường rừng lặn lội về nhà. Hầu hết bà con đều bị lực lượng biên phòng nơi đây chặn lại thu dung về đồn tiến hành các khâu kiểm tra, cách ly sau đó mới cho về nhà nếu không có biểu hiện gì về bệnh. Có một vài trường hợp khôn khéo lách qua các chốt kiểm soát nhưng chưa về đến nhà đã bị lực lượng của đội vận động quần chúng ở bên trong cùng bà con dân bản phát hiện và đưa về đồn Ka Long. Cho đến lúc này tình hình nơi đây tạm ổn chưa có gì bất thường, nhưng Thuận vẫn không thể lơ là thả lỏng. Theo tin cấp trên cho biết có thể sắp tới một băng nhóm buôn bán ma túy lợi dụng tình hình để tuồn hàng qua biên giới, lực lượng phòng chống ma túy của tỉnh đang lập chuyên án đối phó, cần có sự hỗ trợ của đồn Ka Long khi cần thiết.
Đang mải suy nghĩ bất chợt Thuận thấy có người đi đến phía sau rồi khoác lên mình chiếc áo bông còn nguyên hơi ấm, một hơi ấm thiếu nữ trinh nguyên. “Xoan, em không nghỉ đi, ra đây làm gì?”, quay lại thấy Xoan đang nhìn mình chăm chắm, ánh mắt thăm thẳm, Thuận hỏi. “Đến lượt tổ của em đi tuần, nhân tiện đi qua đây thấy anh, em mang cho anh cái áo hôm trước anh đưa cho em, anh mặc vào cho ấm…”.
Lán dân quân của Xoan nằm cách chỗ của Thuận một đoạn cùng nhau kiểm soát khoảng ba, bốn kilomet đường biên. Hai lực lượng cứ đan xen nhau tuần tra dọc khu vực được phân công. Bữa trước đi tuần trong đêm thấy Xoan co ro trong manh áo mỏng Thuận đã khoác cho Xoan chiếc áo bông của mình, chắc nay Xoan đem gửi lại. Thực ra những dân quân nữ như Xoan không nhất thiết phải tham gia lặn lội như cánh nam giới nhưng các cô nhất quyết xin tham gia để chia sẻ với những người lính biên phòng của Thuận nên các anh cũng đành chấp nhận và bố trí các cô ở gần khu vực của Thuận để hai bên dễ dàng phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Thuận biết Xoan có tình cảm với mình, nhưng mới chỉ là một sự cảm nhận mơ hồ thông qua những cử chỉ chăm sóc và quan tâm của Xoan, từ ánh mắt Xoan nhìn mình. Ngay như lúc này đây, mặc dù trong bóng đêm nhưng Thuận vẫn thấy rõ ành mắt lấp lánh của Xoan đang nhìn mang theo bao tâm tư của người con gái vùng cao. Thuận không dám nhìn lâu, nhìn sâu vào đôi mắt ấy bèn ngoảnh mặt nhìn sang hướng bên kia biên giới âm u tĩnh lặng như muốn nhìn xuyên thủng không gian đang phủ đầy sương mù. Thuận không dám chấp nhận ánh mắt ấy bởi vì trong lòng Thuận đã có Xuân. Và Xoan cũng biết điều ấy cho nên Xoan không dám hay nói cho cùng Xoan chưa dám bộc lộ hết những tình cảm trong lòng mình như những người con gái vùng cao nơi đây.
Tự nhiên Thuận lại nhớ đến Xuân, dạo này điện thoại của ai cũng hết sạch pin, nhờ tay hậu cần mang về đồn sạc mà chưa thấy mang lên, mà sóng ở nơi đây cũng tậm tịt chỗ có, chỗ không nên Thuận không liên lạc được với Xuân. Thuận thấy nhớ Xuân da diết. Không biết mấy bữa nay cô ấy ra sao, hôm trước thấy Xuân bảo định lên trên này thăm mình nhưng Thuận liền khuyên Xuân không nên lên đây, không phải Thuận sợ điều gì mà chỉ sợ Xuân đi lại vất vả, chưa bao giờ Xuân phải đi xa lên những miền ngược, vả lại có lên Thuận cũng không có ở đồn, không biết Xuân có chịu nghe theo hay không. Yêu nhau bấy lâu nay Thuận biết trong Xuân có chút bướng bỉnh và mạnh mẽ giống bố cô ấy. Anh thấy thương Xuân khi tết vừa rồi không về được như đã hẹn, rồi loanh quanh dịch bệnh tràn đến lại phải căng ra làm nhiệm vụ, chỉ gặp nhau qua màn hình điện thoại khi có thời gian rảnh. Nhiều lúc Thuận thấy thương Xuân đến quặn lòng, nếu như thuận lợi vừa rồi họ có thể đã tính chuyện ăn hỏi rồi tiến tới hôn nhân trong năm nay. Vậy mà….
Những lúc không phải đi tuần tra, ngồi với mấy anh em lính trẻ tán chuyện yêu đương Thuận vẫn thấy mình có chút gì may mắn. Có những người lên đây biền biệt lâu không về người yêu ở nhà âm thầm chia tay đi với người khác, có người sắp cưới rồi lại thôi chỉ vì không biết bao giờ người yêu mới được về xuôi…Nhìn những nụ cười gượng gạo mang chút buồn buồn Thuận chợt thấy có chút gì đắng đót. Họ vẫn thường an ủi nhau, thôi thì có lẽ duyên số chưa tới nên ông trời già mới chia tách nhau ra như vậy, cuộc đời này đâu phải hết những người phụ nữ có thể cảm thông với những người lính đâu, chỉ là họ chưa gặp được mà thôi. Với Xuân, Thuận không biết tương lai rồi sẽ như thế nào nhưng anh tin tưởng tình yêu nơi Xuân, chính vì thế mà Thuận càng thấy yêu và nhớ Xuân da diết và luôn lảng tránh những ánh mắt mang đậm nét tình của Xoan.
Ánh trăng thượng tuần chênh chếch trên đỉnh núi phía xa. Thuận âm thầm rảo bước trên con đường mòn mờ mờ trong sương trắng đang ràn rạt bay, Xoan lặng lẽ bước theo sau không nói gì, có lẽ chỉ cần được đi bên Thuận là Xoan đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Gần đến lán của mấy cô dân quân nữ, Thuận xem đồng hồ rồi bảo: “Hết giờ rồi em thay ca đi nghỉ chút đi, anh cũng đi một vòng xem tình hình thế nào rồi cho anh em về thay ca …”. “Vâng, em đi thay ca đây, anh đi cẩn thận nhé…”, nhìn theo bóng Thuận khuất dần trong làn sương mù Xoan lưu luyến chui vào lán gọi ca tiếp theo dậy đi tuần.
*******
Đã mấy hôm rồi ông Lử không thấy Xuân gọi điện như đã hứa hôm trước nhờ ông chở xuống phố huyện về xuôi. Không biết cô ấy đã về hay chưa, hay vẫn còn ở trên ấy với người yêu. Có lẽ lâu ngày không gặp nhau họ còn quấn quýt như đôi chim cu không muốn rời nhau cũng nên, ông đoán vậy. Không hiểu sao từ hôm ấy ông cứ mong ngóng Xuân gọi điện để chở cô về huyện như đã hẹn. Thấy cô gái ấy ông lại như thấy con gái mình, chợt thấy thương thương khi thân gái một mình lặn lội lên tận nơi biên cương heo hút này để thăm người yêu. Mà cái con Xoan nhà ông mấy bữa nay cũng không thấy về nhà, không biết nó thế nào, ông cũng nóng hết cả ruột lên rồi. Nghe đâu nó lên hướng Ma Lù Thàng thì phải, có bữa ông định lên trên ấy xem thế nào mà bà vợ gàn đi bảo ông biết con nó ở chỗ nào mà tìm, đường xá thì khó đi, xe có lên được đâu, mà ông thì có tuổi rồi, vài bữa nó lại về ấy mà, thế là ông lại thôi. Thi thoảng có cuốc xe qua đồn Ka Long ông lại ngó vào, chỉ thấy đồn vắng vẻ, lác đác có vài người cả quân cả dân đi lại trong sân, ông cũng không dám vào hỏi thăm. Tự nhiên vào hỏi này nọ chả ra cái gì cả, là ông nghĩ thế.
Xe đang từ từ xuôi dốc ông Lử chợt thấy điện thoại rung, dừng xe lấy ra thì thấy số của Xuân đang gọi ông liền bắt máy: “Cô Xuân à, bữa nay mới xuôi sao, có cần tôi đón không?”, “Bác bận không đón cháu xuống huyện một chút”, nghe giọng Xuân có phần khang khác. “Được rồi, may quá tôi cũng chưa đi cách đồn quá xa, cô đợi tôi một chút để tôi quay lại”.
Gần đến đồn Ka Long ông Lử thấy Xuân đang lững thững đi tay không xuôi dốc, ông chợt giật mình khi mới có mấy ngày mà nom Xuân hốc hác hẳn đi. Không biết con bé có chuyện gì hay hai đứa chúng nó có gì hục hoặc với nhau mà con bé ra nông nỗi này. Lúc Xuân lên xe ông Lử mới bắt chuyện: “Tôi lại tưởng anh người yêu đưa cô xuôi rồi, mấy hôm chả thấy cô gọi, mà đồ đạc của cô đâu lại đi tay không thế?”, “Bác cho cháu xuống huyện mua ít đồ, cháu về bồi dưỡng cho anh Thuận bị thương…”. Ông Lử giật mình, cảm giác như tay lái hơi chệnh choạng: “Chết, sao lại thế, anh ấy bị lâu chưa, có nặng lắm không, sao không đưa về dưới huyện?”. “Anh ấy cũng mới bị hai ba hôm nay, cũng không nặng lắm nhưng mất máu nhiều, lại bị nhiễm trùng nữa, chắc điều trị vài bữa là ổn thôi bác ạ, mà cũng tại cháu nữa cơ, giá như…”.
Suốt quãng đường xuống huyện ông Lử nghe Xuân kể lại mới rõ đầu đuôi câu chuyện.
Bữa ấy lên đến đồn biết Thuận đang tham gia làm nhiệm vụ tận trên Ma Lù Thàng, Xuân muốn lên đấy nhưng mấy anh trong đồn khuyên nên ở lại, vì đường xá lên đấy rất khó đi, các anh sẽ cho gọi Thuận về. Nhưng vì không muốn ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Thuận, Xuân lấy cớ là nhà báo muốn lên trên ấy xem thực tế cuộc sống của các anh như thế nào để lấy tư liệu viết bài, một công đôi việc, thế nên mới nhận được cái gật đầu của đồn trưởng. Mà phải chờ hai hôm sau có chuyến tiếp phẩm lên đó Xuân mới bám càng theo được. Tưởng đường dễ đi như đoạn dưới này, ai ngờ càng lên đến nơi đường càng khó đi, có đoạn phải bỏ xe gùi đồ vượt những đoạn dốc đứng ghồ ghề, mấp mô, khúc khuỷu, lắm lúc cảm thấy như phải thở ra tận đằng tai, mồ hôi mướt mát, hai chân rã rời ra mới lên đến nơi. Xuân không ngờ nó lại gian nan đến như thế, quả là quá vất với một cô gái lần đầu vượt núi băng rừng như Xuân, nhưng đi mãi rồi cũng đến nơi. Nhìn thấy Xuân ở lán Thuận đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Có nằm mơ Thuận cũng không thể nghĩ rằng Xuân lại có thể có mặt nơi đây, mảnh đất biên cương này. Còn Xuân chỉ biết rớt nước mắt khi thấy cảnh người yêu mình sinh hoạt tạm bợ nơi đây, cô chỉ biết ôm chặt lấy anh mà thút thít khóc. Xuân được bố trí ở cùng với mấy cô dân quân, nhóm của Xoan, đến lúc này Xuân mới thấy khâm phục những cô dân quân như Xoan, đàn ông con trai một nhẽ, đằng này các cô cũng hăng hái tham gia công việc nơi biên cương này không khác gì bọn họ, thậm chí còn vất hơn vì là phụ nữ.
Thời gian ở cùng với mấy cô nữ dân quân, đặc biệt là quá trình tiếp xúc với Xoan, bằng trực giác nhạy cảm của phụ nữ Xuân cảm nhận được tình cảm của Xoan dành cho Thuận, nhưng rồi cô cũng hiểu đó chỉ là tình cảm một chiều từ phía Xoan. Thi thoảng bắt gặp ánh mắt u uẩn, buồn bã của Xoan nhìn mình sóng đôi đi bên Thuận, Xuân vừa cảm thấy mình hạnh phúc xong bất chợt nhói lên chút gì thương cảm. Cô không biết mình nên nói gì với Xoan cho phải. Có lẽ để Xoan tự hiểu mà thôi. Qua những câu chuyện với nhau Xuân biết Xoan là con gái của ông Lử, người đã từng đưa mình lên đồn Ka Long hôm nào.
Có được những giây phút rảnh rỗi thảnh thơi Thuận dẫn Xuân đi dạo dọc biên cương đất nước ngắm những cánh rừng xanh ngút ngát, những ngọn núi hùng vĩ sừng sững chắn ngang trời, chiêm ngưỡng những những sắc hoa miền sơn cước bung nở khắp núi đồi, thấy những cụm mây như sữa có thể thò tay vốc được, lần đầu tiên Xuân được ngắm nhìn và hòa mình vào thiên nhiên cảnh vật của núi rừng, những mệt mỏi cũng dần tan.
Đêm ấy khó ngủ, Xuân dậy theo tổ của Thuận đi tuần. Gần sáng tổ tuần tra phát hiện ba người đàn ông từ bên kia biên giới theo một lối mòn đang hướng về bên này tìm đường vào nội địa. Dưới ánh đèn pin sáng lòa ba người đàn ông bịt kín mặt bằng những chiếc khẩu trang, trên lưng là những túi đồ lồng phồng, ánh mắt cụp xuống ra vẻ run sợ. Khi được hỏi tại sao không về ban ngày lại đi đêm hôm thế này thì được trả lời rằng vì qua bên kia biên giới trái phép và sợ biên phòng bắt cách ly nên mới trốn đi đêm. Chỉ đến khi Thuận yêu cầu tất cả về lán cho y sỹ kiểm tra thân nhiệt và anh em kiểm tra đồ đạc mang theo thì bất chợt một tên phía sau ngước lên với ánh mắt sắc lạnh, hai tay quờ ra sau lưng.
Những người lính trực ngắn người nhập cảnh trái phép, phòng chống dịch CoVid19.
Phát hiện dấu hiệu bất thường, bằng trực giác cảm thấy có điều không ổn, Thuận gạt Xuân đang ở bên ra sau, bật khóa nòng khẩu AK trên tay quát lên “Các anh đứng im” thì cũng là lúc một tiếng súng chát chúa vang lên. Thuận ngã bật ra sau, bọn chúng bèn tháo chạy về hướng bên kia biên giới. Nhưng rồi chúng cũng không thoát nổi sự vây bắt của các tổ chốt dọc đường biên. Thì ra đây là nhóm buôn lậu ma túy, lợi dụng việc biên phòng chỉ kiểm tra sức khỏe người qua lại biên giới để trà trộn mang hàng trắng vượt biên, trước đó đã có một vài chuyến chúng mang thử ít hàng nhỏ lẻ đi qua và trót lọt, nay chúng định đưa lượng hàng lớn hơn về. Nhưng bọn chúng không ngờ được tất cả đều nằm trong những nước cờ nhử của Ban chuyên án chống ma túy của tỉnh, khi được yêu cầu kiểm tra đồ đạc mới hoảng hốt để lộ thân phận.
Thuận bị viên đạn găm vào vai trái, may chỉ vào phần mềm, mặc dù được sơ cứu tại chỗ nhưng trong quá trình đưa về đồn do đường khó đi, Thuận bị mất máu nhiều, rồi bị nhiễm trùng nên Thuận ngất đi mấy lần. Xuân thì thực sự hoảng sợ, suốt ngày đêm bên người yêu, cùng y sỹ băng bó cho Thuận, theo chân anh em chiến sĩ cáng Thuận về đồn. Xuân cứ áy náy mãi nếu như không vì Thuận đẩy Xuân về sau che chắn cho mình có lẽ anh chắc không bị thương như thế. Xuân ân hận và cứ tự dằn vặt mình suốt mấy hôm liền, cho đến khi Thuận tỉnh lại an ủi động viên cô mới nguôi ngoai.
Hôm nay cô tính xuống huyện mua cho anh ít đồ về bồi dưỡng cho lại sức. Xuân cũng cho ông Lử biết Xoan cũng định theo về nhưng các anh của đồn yêu cầu cô về nhà nghỉ ngơi thay cho lực lượng khác lên, mọi cái anh em trong đồn có thể lo được. Ông Lử cũng an tâm phần nào…
*******
Thuận đã đỡ hơn, có thể đứng dậy đi lại được. Anh giục Xuân về sợ ở nhà lo.
Xuân khoác chiếc túi đứng giữa sân đồn Biên phòng Ka Long, sương trắng ràn rạt bay, nhìn lá cờ Tổ quốc in sắc đỏ trên nền trời trắng mờ sương, Xuân mới thấy thấm thía nỗi vất vả của những người lính nơi đây đang canh giữ chủ quyền thiêng liêng, cương thổ của quốc gia. Càng thêm yêu hơn nữa người yêu của mình và tin tưởng những người lính biên phòng nơi đây ngày đêm vững bước tuần tra, chắc tay súng để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, gìn giữ bình yên cho nhân dân.
Xuân được ông Lử chở xuôi theo con dốc, trên đỉnh dốc Xoan đứng bên gốc cây dẻ tỏa hương thơm man mác ánh mắt nhìn về phía xa xăm, nửa muốn vào đồn thăm Thuận, nửa muốn quay lại ra về…
HẾT
Nguyễn Công Đức
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: