Từ xưa đến nay, tinh thần đoàn kết luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để ca ngợi tinh thần đó nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài Việt Bắc.
Dưới đây là bài viết về vẻ đẹp tinh thần đoàn kết toàn dân trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu, mời các bạn cùng tham khảo
Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân trong Việt Bắc - Tố Hữu
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi được nhân loại tiến bộ vinh danh là “cuộc chiến tranh thần thánh”. Tính thần thánh, huyền thoại ấy được biểu hiện ở đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng suốt , ở lòng yêu nước, lý tưởng độc lập – tự do, ở tinh thần kiên cường, dũng cảm của quân dân ta. Với một lực lượng nhỏ bé, vũ khí thô sơ, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân ta phải đối diện trước bọn thực dân Pháp binh hùng, tướng mạnh, vũ khí hiện đại,…Vậy mà cuối cùng dân tộc ta đã chiến thắng. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tình dân với Cách mạng, tình người mặn nồng, tha thiết, yêu thương, gắn bó với nhau.Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân, của tình người ấy đã được nhà văn Tố Hữu ngợi ca bằng những từ ngữ, những câu thơ, những hình tượng thẩm mĩ vô cùng ấn tượng trong đoạn trích phần một của trường ca Việt Bắc. Ngày nay, cuộc chiến đã đi qua, nhưng tình người thì còn lại mãi mãi…
Qua lời hỏi – đáp giao duyên giữa hai nhân vật trữ tình mình – ta, biểu tượng cho nhân dân Việt Bắc và cán bộ, bộ đội về xuôi nhận nhiệm vụ mới trong cuộc chia tay lịch sử tháng 10/1954, tình người, tình dân tộc tha thiết, mặn nồng, ngân nga, thấm đẫm từ dòng thơ đồng đến dòng thơ cuối khúc ca.
“ Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
Đồng bào Việt Bắc và các cán bộ kháng chiến chung tay thành lập chiến khu, nhóm lên ngọn lửa kháng chiến, chung nhau cuộc sống đạm bạc, chia sẻ thù nhà nợ nước. Hai hình ảnh “miếng cơm chấm muối” và “mối thù nặng vai” vừa đối lập vừa hài hòa. Đối lập là miếng ăn, sinh hoạt đơn sơ, nghèo thiếu nhưng mục đích chiến đấu thiêng liêng, cao cả. Hài hòa là khối đoàn kết mặn nồng bao nhiêu thì lòng căm thù giặc ngoại xâm trĩu nặng bấy nhiêu. Tình người, lòng yêu nước, lý tưởng độc lập, tự do cũng từ đó mà nâng cao, trở thành kỉ niệm, tiếng gọi tha thiết:
“Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Và thành lời nhắc nhở trang trọng “ Mình đi mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Những câu thơ thời hiện đại đọc lên mà nghe phảng phất đâu đây âm điệu của ca dao truyền thống về đạo lý uống nước nhớ nguồn mà người Việt chúng ta ai ai cũng nhớ “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lướt qua đoạn đầu của bản trường ca Việt Bắc, chúng ta nhận rõ vẻ đẹp của tình người, của khối đoàn kết dân tộc. Giá trị tinh thần ấy không chỉ giúp cho Đảng và Chính phủ xây dựng được A.T.K, khu an toàn đầu não của cuộc kháng chiến mà đã trở thành động lực, thành sức mạnh thúc đẩy cuộc chiến tiến lên hàng ngày, hào hùng, sôi nổi,…
Trong nỗi nhớ mênh mang, hào hùng của người ra đi, của chính nhà thơ Tố Hữu, tình người tình đoàn kết dân tộc hiện về, sống lại trong từng kỉ niệm, hình ảnh:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Hồi mới lập chiến khu, chúng ta chung nhau “bát cơm chấm muối”, giờ đây chia nhau “củ sắn lùi”. Hồi ở chiến khu, chung sống dưới mái lều lau xám hắt hiu, giờ đây bên nhau nấu cơm, chia nhau hơi ấm trong tấm chăn sui mỏng manh nhưng nồng đượm tình người, tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân đắng cay ngọt bùi…gắn bó, cảm thông…Tình người ấy vừa mang tính thời đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa rộng lớn thiêng liêng, vừa nhỏ nhẹ, cụ thể, giống như tình trai gái yêu nhau, tình thương của những người gian khổ chia sẻ khó khăn, động viên nhau, an ủi nhau. Những động từ biểu cảm ngân lên, rồi điệp lại, da diết làm sao: “Nhớ giừ như nhớ người yêu”, “Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”. Nhớ - thương – yêu – chia sẻ,… những cung bậc của tình người trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết nối mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp…từ miền xuôi lên miền núi, từ đất liền ra hải đảo…đã trở thành nghĩa tình, ân tình thủy chung bền chặt, gắn bó.
Tình người ấy đã thổi hồn vào rừng núi, đánh thức thiên nhiên Tổ quốc:
“Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Vậy là không chỉ con người đánh giặc mà “Đất nước cùng đứng lên” đoàn kết đánh giặc. Tình người hòa quyện với tình sông núi đã trở thành một sức mạnh tổng hợp giúp nhân dân ta chiến thắng quân Pháp xâm lược và mọi kẻ thù dù là hùng mạnh nhất.
Đọc khúc trường ca Tây Bắc, ta không bắt gặp một câu thơ nào mang tính chính luận, triết lý như thơ Nguyễn Đình Thi hay Chế Lan Viên, thơ Tố Hữu có phong cách rất riêng: giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, giàu cảm xúc và đậm đà màu sắc dân tộc tiêu biểu cho thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi. Vì vậy, đằng sau những dòng thơ ngọt ngào cảm xúc vẫn gợi dẫn bài học lịch sử, bài học nhân sinh sâu lắng. Do đó, đọc văn bản, nếu biết suy ngẫm, chúng ta sẽ thấm thía chiều sâu những lời hỏi – đáp của “mình – ta”. Đằng sau những kỉ niệm kháng chiến mà nhà thơ vừa biểu cảm, vừa biểu ý là tình người, là ý nghĩa nhân văn trong từng lời, từng câu, từng hình ảnh của mỗi đoạn, của cả bài thơ. Phải chăng đó là giá trị sống mà cuộc kháng chiến chống Pháp, là tư tưởng nhà thơ, của ông cha cách nay nửa thế kỉ gửi lại cho chúng ta. “Nỗi nhớ - tình thương – lòng yêu – sự cảm thông, chia sẻ”, những “nghĩa tình”, “ân tình” giữa người với người không chỉ là vũ khí để đánh giặc trong thời chiến mà còn là vật liệu thiết yếu để chúng ta xây dựng đất nước thời bình. Còn trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, những phẩm chất của lòng người, những giá trị sống ấy có vị trí như thế nào, hẳn mọi người, mỗi người, bạn và tôi… đều hiểu rõ! Đọc văn bản, chúng ta hãy cùng nhau thể nghiệm để cuộc sống tươi đẹp, nhân văn hơn.
Vậy đấy, cuộc kháng chiến đã đi qua, nhưng tình người còn mãi mãi.
Dưới đây là bài viết về vẻ đẹp tinh thần đoàn kết toàn dân trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu, mời các bạn cùng tham khảo
Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân trong Việt Bắc - Tố Hữu
Qua lời hỏi – đáp giao duyên giữa hai nhân vật trữ tình mình – ta, biểu tượng cho nhân dân Việt Bắc và cán bộ, bộ đội về xuôi nhận nhiệm vụ mới trong cuộc chia tay lịch sử tháng 10/1954, tình người, tình dân tộc tha thiết, mặn nồng, ngân nga, thấm đẫm từ dòng thơ đồng đến dòng thơ cuối khúc ca.
“ Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
Đồng bào Việt Bắc và các cán bộ kháng chiến chung tay thành lập chiến khu, nhóm lên ngọn lửa kháng chiến, chung nhau cuộc sống đạm bạc, chia sẻ thù nhà nợ nước. Hai hình ảnh “miếng cơm chấm muối” và “mối thù nặng vai” vừa đối lập vừa hài hòa. Đối lập là miếng ăn, sinh hoạt đơn sơ, nghèo thiếu nhưng mục đích chiến đấu thiêng liêng, cao cả. Hài hòa là khối đoàn kết mặn nồng bao nhiêu thì lòng căm thù giặc ngoại xâm trĩu nặng bấy nhiêu. Tình người, lòng yêu nước, lý tưởng độc lập, tự do cũng từ đó mà nâng cao, trở thành kỉ niệm, tiếng gọi tha thiết:
“Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Và thành lời nhắc nhở trang trọng “ Mình đi mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”. Những câu thơ thời hiện đại đọc lên mà nghe phảng phất đâu đây âm điệu của ca dao truyền thống về đạo lý uống nước nhớ nguồn mà người Việt chúng ta ai ai cũng nhớ “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lướt qua đoạn đầu của bản trường ca Việt Bắc, chúng ta nhận rõ vẻ đẹp của tình người, của khối đoàn kết dân tộc. Giá trị tinh thần ấy không chỉ giúp cho Đảng và Chính phủ xây dựng được A.T.K, khu an toàn đầu não của cuộc kháng chiến mà đã trở thành động lực, thành sức mạnh thúc đẩy cuộc chiến tiến lên hàng ngày, hào hùng, sôi nổi,…
Trong nỗi nhớ mênh mang, hào hùng của người ra đi, của chính nhà thơ Tố Hữu, tình người tình đoàn kết dân tộc hiện về, sống lại trong từng kỉ niệm, hình ảnh:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Hồi mới lập chiến khu, chúng ta chung nhau “bát cơm chấm muối”, giờ đây chia nhau “củ sắn lùi”. Hồi ở chiến khu, chung sống dưới mái lều lau xám hắt hiu, giờ đây bên nhau nấu cơm, chia nhau hơi ấm trong tấm chăn sui mỏng manh nhưng nồng đượm tình người, tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân đắng cay ngọt bùi…gắn bó, cảm thông…Tình người ấy vừa mang tính thời đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa rộng lớn thiêng liêng, vừa nhỏ nhẹ, cụ thể, giống như tình trai gái yêu nhau, tình thương của những người gian khổ chia sẻ khó khăn, động viên nhau, an ủi nhau. Những động từ biểu cảm ngân lên, rồi điệp lại, da diết làm sao: “Nhớ giừ như nhớ người yêu”, “Nhớ từng bản khói cùng sương/ Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”. Nhớ - thương – yêu – chia sẻ,… những cung bậc của tình người trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết nối mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp…từ miền xuôi lên miền núi, từ đất liền ra hải đảo…đã trở thành nghĩa tình, ân tình thủy chung bền chặt, gắn bó.
Tình người ấy đã thổi hồn vào rừng núi, đánh thức thiên nhiên Tổ quốc:
“Nhớ khi giặc đến giặc lung
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Vậy là không chỉ con người đánh giặc mà “Đất nước cùng đứng lên” đoàn kết đánh giặc. Tình người hòa quyện với tình sông núi đã trở thành một sức mạnh tổng hợp giúp nhân dân ta chiến thắng quân Pháp xâm lược và mọi kẻ thù dù là hùng mạnh nhất.
Đọc khúc trường ca Tây Bắc, ta không bắt gặp một câu thơ nào mang tính chính luận, triết lý như thơ Nguyễn Đình Thi hay Chế Lan Viên, thơ Tố Hữu có phong cách rất riêng: giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, giàu cảm xúc và đậm đà màu sắc dân tộc tiêu biểu cho thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi. Vì vậy, đằng sau những dòng thơ ngọt ngào cảm xúc vẫn gợi dẫn bài học lịch sử, bài học nhân sinh sâu lắng. Do đó, đọc văn bản, nếu biết suy ngẫm, chúng ta sẽ thấm thía chiều sâu những lời hỏi – đáp của “mình – ta”. Đằng sau những kỉ niệm kháng chiến mà nhà thơ vừa biểu cảm, vừa biểu ý là tình người, là ý nghĩa nhân văn trong từng lời, từng câu, từng hình ảnh của mỗi đoạn, của cả bài thơ. Phải chăng đó là giá trị sống mà cuộc kháng chiến chống Pháp, là tư tưởng nhà thơ, của ông cha cách nay nửa thế kỉ gửi lại cho chúng ta. “Nỗi nhớ - tình thương – lòng yêu – sự cảm thông, chia sẻ”, những “nghĩa tình”, “ân tình” giữa người với người không chỉ là vũ khí để đánh giặc trong thời chiến mà còn là vật liệu thiết yếu để chúng ta xây dựng đất nước thời bình. Còn trong cuộc sống cụ thể hằng ngày, những phẩm chất của lòng người, những giá trị sống ấy có vị trí như thế nào, hẳn mọi người, mỗi người, bạn và tôi… đều hiểu rõ! Đọc văn bản, chúng ta hãy cùng nhau thể nghiệm để cuộc sống tươi đẹp, nhân văn hơn.
Vậy đấy, cuộc kháng chiến đã đi qua, nhưng tình người còn mãi mãi.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: