Hình ảnh người lính cụ hồ trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một trong những đề văn hay của kì thi tuyển sinh 10 môn Ngữ văn. Cùng Triều Anh chinh phục kì thi tuyển sinh 10 bằng việc tham khảo đề bài sau:
Ảnh sưu tầm Xem thêm:
Cơ sở làm nên tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, trang 128,129)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu: nhà thơ chuyên viết về người lính và chiến tranh. thơ ông giàu cảm xúc với nhiều cung bậc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc.
- Giới thiệu về tác phẩm: Bài thơ được sang tác 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc. Đây là bài thơ tiêu biểu về đề tài đồng chí.
- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ.
- Trích dẫn thơ (chú ý cách trích dẫn).
II. Thân bài
1. Khái quát
- Mạch cảm xúc của bài thơ.
- Vị trí khổ thơ.
2. Cảm nhận
Vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ được biểu hiện qua:
a. Sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và tâm tư của nhau
- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu: nhà thơ chuyên viết về người lính và chiến tranh. thơ ông giàu cảm xúc với nhiều cung bậc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc.
- Giới thiệu về tác phẩm: Bài thơ được sang tác 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc. Đây là bài thơ tiêu biểu về đề tài đồng chí.
- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ.
- Trích dẫn thơ (chú ý cách trích dẫn).
II. Thân bài
1. Khái quát
- Mạch cảm xúc của bài thơ.
- Vị trí khổ thơ.
2. Cảm nhận
Vẻ đẹp tình đồng chí của người lính Cụ Hồ được biểu hiện qua:
a. Sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh và tâm tư của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Cùng là những người nông dân mặc áo lính, xa gia đình, xa quê hương, những người lính luôn cảm thông sâu xa với tâm tư, nỗi lòng của nhau. Giọng điệu chậm rãi, tình cảm thiết tha khiến câu thơ lắng sâu vào trong nỗi nhớ..
- Ruộng nương, Gian nhà, giếng nước, gốc đa là những gì gắn bó, gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ xuất thân từ nông dân, song họ sẵn sàng gửi bạn thân cày, mặc kệ gió lung lay, chấp nhận để lại phía sau, ra đi vì nghĩa lớn. Chí khí, nỗi niềm của người ra đi vì nghĩa lớn được thể hiện qua từ mặc kệ. Hai tiếng mặc kệ thốt lên đầy khảng khái, rất lính. Qua đó làm toát lên sự kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi mục đích đã rõ ràng, lí tưởng đã chọn lựa. Đó là tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của các anh.
- Nghệ thuật hoán dụ kết hợp nhân hóa Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính đã biểu đạt sâu sắc tâm hồn và tình yêu của người lính với quê nhà và thể hiện tình cảm hậu phương dành cho người ở tiền tuyến.
b. Chia sẻ, cảm thông với những gian lao, thiếu thốn nơi chiến trường khốc liệt
- Cuộc sống gian lao với những cơn sốt rét rừng:
- Ruộng nương, Gian nhà, giếng nước, gốc đa là những gì gắn bó, gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ xuất thân từ nông dân, song họ sẵn sàng gửi bạn thân cày, mặc kệ gió lung lay, chấp nhận để lại phía sau, ra đi vì nghĩa lớn. Chí khí, nỗi niềm của người ra đi vì nghĩa lớn được thể hiện qua từ mặc kệ. Hai tiếng mặc kệ thốt lên đầy khảng khái, rất lính. Qua đó làm toát lên sự kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi mục đích đã rõ ràng, lí tưởng đã chọn lựa. Đó là tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của các anh.
- Nghệ thuật hoán dụ kết hợp nhân hóa Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính đã biểu đạt sâu sắc tâm hồn và tình yêu của người lính với quê nhà và thể hiện tình cảm hậu phương dành cho người ở tiền tuyến.
b. Chia sẻ, cảm thông với những gian lao, thiếu thốn nơi chiến trường khốc liệt
- Cuộc sống gian lao với những cơn sốt rét rừng:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trân trớt mồ hôi
Sốt run người vừng trân trớt mồ hôi
+ Địa bàn chiến đấu của người lính là vùng “rừng thiêng nước độc’’ lạnh lẽo, âm u. Những người chiến sĩ xa nhà, xa quê hương hầu hết đều mất căn bệnh sốt rét ác tính. Là người trực tiếp tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) nên Chính Hữu miêu tả vô cùng cụ thể và chính xác những biểu hiện của căn bệnh quái ác này. Với một loạt các hình ảnh, chi tiết chọn lọc, tác giả đã tái hiện cuộc sống đầy những gian lao, thiếu thốn, gian khổ cuat người lính.
+ Chính Hữu nói về căn bệnh này để làm sáng lên tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Bởi lẽ, ngay cả những lúc bị bệnh tật hành hạ, các anh vẫn luôn bên nhau, Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh. Người chiến sĩ xót thương nhau, lo lắng theo dõi cơn sốt của bạn, cảm nhận được cơn bạo bệnh của đồng đội mình...
- Cùng nhau trải qua những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ để từ đó ngời sáng tinh thần lạc quan và tình đồng chí đồng đội cao đẹp:
+ Chính Hữu nói về căn bệnh này để làm sáng lên tình đồng chí, đồng đội của những người lính. Bởi lẽ, ngay cả những lúc bị bệnh tật hành hạ, các anh vẫn luôn bên nhau, Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh. Người chiến sĩ xót thương nhau, lo lắng theo dõi cơn sốt của bạn, cảm nhận được cơn bạo bệnh của đồng đội mình...
- Cùng nhau trải qua những thiếu thốn, khó khăn, gian khổ để từ đó ngời sáng tinh thần lạc quan và tình đồng chí đồng đội cao đẹp:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
+ Hình ảnh ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Áo rách, Quần vá, Chân không giày, tác giả đã sử dụng những hình ảnh liệt kê nối tiếp nhau để khắc họa hiện thực gian khổ của buổi đầu kháng chiến - những tư trang tối thiểu, cần thiết nhất mà vẫn rách, vẫn thiếu. Những người lính Cụ Hồ phải đối diện với biết bao gian khổ, thiếu thốn của cuộc sống chiến trường.
+ Chính trong sự thiếu thốn khó khăn ấy, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm của người lính càng thêm đẹp đẽ. Cấu trúc sóng đôi Áo anh/Quần tôi đã tô đậm thêm sự gắn bó keo sơn của các anh. Họ cùng sẻ chia những nhọc nhăn, gian khó.
+ Trong hoàn cảnh ấy, các anh vẫn luôn lạc quan, đầy tình thương và ý chí: Hình ảnh Miệng cười buốt giá là một hình ảnh thơ vừa giản dị vừa giàu sức gợi. Người chiến sĩ luôn tươi cười trước mọi khó khăn, nụ cười trong gian lao thử thách, sáng lên tinh thần lạc quan, kiêu hãnh. Nụ cười của các anh thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, nụ cười làm ấm lòng nhau, khích lệ nhau vượt gian khó.
+ Tình đồng chí, đồng đội kết tụ trong một hành động thật đẹp Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Tình thương đồng đội được biểu hiện bằng cử chỉ thân thiết. Bàn tay tìm đến nhau để truyền cho nhau hơi ấm, tay nắm tay thể hiện tình đồng đội keo sơn, truyền cho nhau niềm tin và sức mạnh. Ta cũng bắt gặp cái bắt tay nghĩa tình ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
+ Chính trong sự thiếu thốn khó khăn ấy, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm của người lính càng thêm đẹp đẽ. Cấu trúc sóng đôi Áo anh/Quần tôi đã tô đậm thêm sự gắn bó keo sơn của các anh. Họ cùng sẻ chia những nhọc nhăn, gian khó.
+ Trong hoàn cảnh ấy, các anh vẫn luôn lạc quan, đầy tình thương và ý chí: Hình ảnh Miệng cười buốt giá là một hình ảnh thơ vừa giản dị vừa giàu sức gợi. Người chiến sĩ luôn tươi cười trước mọi khó khăn, nụ cười trong gian lao thử thách, sáng lên tinh thần lạc quan, kiêu hãnh. Nụ cười của các anh thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, nụ cười làm ấm lòng nhau, khích lệ nhau vượt gian khó.
+ Tình đồng chí, đồng đội kết tụ trong một hành động thật đẹp Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Tình thương đồng đội được biểu hiện bằng cử chỉ thân thiết. Bàn tay tìm đến nhau để truyền cho nhau hơi ấm, tay nắm tay thể hiện tình đồng đội keo sơn, truyền cho nhau niềm tin và sức mạnh. Ta cũng bắt gặp cái bắt tay nghĩa tình ấy trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
+ Hai chữ Thương nhau được đặt lên đầu dòng thơ tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về sức mạnh của tình đồng chí thiêng liêng khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Đó là cái tình người thực tế nhất, đẹp đẽ nhất, đáng quý nhất của quân đội ta.
3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do, khổ thơ có những câu dài, ngắn đan xen linh hoạt: Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi. Giọng thơ tâm tình, thiết tha.
- Khổ thơ giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh kì diệu của tình đồng chí đồng đội giản dị mà thiêng liêng của người lính Cụ Hồ. Tình đông chí là một trong những sức mạnh để các anh làm nên chiến thắng. Điều đó để lại trong lòng người đọc niềm cảm phục, tự hào sâu sắc.
III. Kết bài
- Khổ thơ có một vị trí đặc biệt quan trọng, làm nên thành công của bài thơ, đưa Đồng chí trở thành một trong những tác phẩm hay viết về đề tài người lính.
- Bài thơ đã xây dựng một tượng đài bất tử về hình ảnh người lính Vệ quốc trong kháng chiến chống Pháp: giản dị, mộc mạc với tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng.
- Liên hệ bản thân.
..........................................................3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ tự do, khổ thơ có những câu dài, ngắn đan xen linh hoạt: Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi. Giọng thơ tâm tình, thiết tha.
- Khổ thơ giúp người đọc cảm nhận được sức mạnh kì diệu của tình đồng chí đồng đội giản dị mà thiêng liêng của người lính Cụ Hồ. Tình đông chí là một trong những sức mạnh để các anh làm nên chiến thắng. Điều đó để lại trong lòng người đọc niềm cảm phục, tự hào sâu sắc.
III. Kết bài
- Khổ thơ có một vị trí đặc biệt quan trọng, làm nên thành công của bài thơ, đưa Đồng chí trở thành một trong những tác phẩm hay viết về đề tài người lính.
- Bài thơ đã xây dựng một tượng đài bất tử về hình ảnh người lính Vệ quốc trong kháng chiến chống Pháp: giản dị, mộc mạc với tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng.
- Liên hệ bản thân.
Chúc các em ôn tập thành công!
Sửa lần cuối: