Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Trong bài "Sự trong sáng của tiếng Việt" chúng ta được biết chuẩn mực, biểu hiện và một số quy tắc tiếng Việt. Cùng học bài "Sự trong sáng của tiếng Việt" (tiếp theo) để biết trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhé!

6323


Sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình cảm yêu mến và quý trọng tiếng Việt

- Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.”

2. Muốn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt cần hiểu được tiếng Việt

+ Hiểu về chuẩn mực, quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện âm thanh, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp
+ Tích lũy kinh nghiệm từ giao tiếp, từ sự trau dồi kiến thức qua sách vở, sách báo

3. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phụ thuộc vào hoạt động sử dụng tiếng Việt có ý thức

+ Cần tránh cách nói thô tục, kệch cỡm
+ Không cho phép lai tạp, lai căng

III LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 44 sgk ngữ văn 12 tập 1)

- Ở câu a không giữ được sự trong sáng của tiếng Việt bởi vì sử dụng thừa từ “đòi hỏi”, khiến câu không có chủ ngữ, vị ngữ
- Các câu b,c, d đều đảm bảo sự trong sáng tiếng Việt: đầy đủ thành phần câu, diễn đạt rõ ràng, trong sáng

Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/gin-giu-su-trong-sang-cua-tieng-viet.1123/
Thêm
Soạn bài "Sự trong sáng của tiếng Việt" (tiếp theo)
521
0
0
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của người Việt Nam. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Chính vì vậy, tiếng Việt cần được giữ gì sự trong sáng. Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Cùng đọc - hiểu văn bản " Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" của Phạm Văn Đồng để trả lời câu hỏi này nhé!

5894


Đọc - hiểu văn bản "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng)

I. Sự trong sáng của tiếng Việt.
1. Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt?
– “Trong”: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục.
– “Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.

VD1: Lục Lam lăm lay núa mất mùa.
+ Chỗ sai: Lục Lam lăm lay.
+ Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn, viết sai chính tả.
+ Sửa lại: Lục Nam năm nay lúa mất mùa.

VD2: Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người.
+ Chỗ sai: từ bàng quang.
+ Nguyên nhân: không hiểu nghĩa từ.
+ Sửa lại: Cô ấy tỏ ra bàng quan với mọi người.

VD3: Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù của dân tộc.
+ Chỗ sai: không có phần vị ngữ.
+ Nguyên nhân: nhầm phần phụ chú là phần vị ngữ.
+ Sửa lại: Thêm vị ngữ vào cuối câu; thêm từ “là” vào sau “Nguyễn Đình Chiểu”.

2. Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt:
Biểu hiện 1:
Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn…
  • Nguyên tắc:
+ Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
+ Chữ viết: Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.
+ Dùng từ: Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa.
+ Đặt câu: phải đầy đủ các thành phần câu.
+ Cấu tạo lời nói, bài văn…

– Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo, miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung.

Như vậy, sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Có thể nói qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt đã xác lập được một hệ thống chuẩn mực và quy tắc thuộc các phương diện khác nhau. Hệ thống đó làm nên phẩm chất trong sáng của tiếng Việt và là cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Mặt khác, chuẩn mực không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với quy tắc chung.

Biểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
– Sự trong sáng không dung nạp tạp chất. Nghĩa là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Nhưng nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Điều này là cần thiết đối với mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.
Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có.

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
1. Phải có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt.
2. Cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt:


– Về chuẩn mực.
– Về quy tắc.
– Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường.

3. Trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp.

– Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng.
– Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá.
⇒ giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

III. Luyện tập:
1. Bài tập 1.

Các từ ngữ nói về các nhân vật:

– Kim Trọng: rất mực chung tình (say mê Thuý Kiều…)
– Thuý Vân: cô em gái ngoan.
– Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
– Thúc Sinh: sợ vợ.
– Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
– Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.
– Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”.
– Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng.
– Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.

2. Bài tập 2:

“ Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình –những dòng nước khác .Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại .”
(Chế Lan Viên)

3. Bài Tập 3:

Microsoft là tên riêng (tên một công ti) nên cần dùng nguyên bản tiếng Anh.
file là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là tệp tin. Vì vậy, không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.
hacker là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là kẻ đột nhập trái phép. Vì vậy, cũng không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.
Từ “cocoruder” là danh từ tự xưng, đã được đặt trong ngoặc kép nên có thể chấp nhận được.

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/gin-giu-su-trong-sang-cua-tieng-viet.1123/
Thêm
Đọc - hiểu văn bản "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng)
898
0
0
Trên thế giới mỗi nước đều có một ngôn ngữ riêng để phân biệt và thể hiện được vẻ đẹp riêng của mình và Việt Nam cũng vậy. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu, đẹp và là linh hồn của dân tộc ta. Có được thứ tiếng giàu đẹp như vậy nước ta đặc biệt là thế hệ trẻ đang giữ gìn và phát huy nó như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay nhé!

5886


Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay

Trên thế giới, ít có ngôn ngữ nào phong phú về từ ngữ và có sức biểu đạt mạnh mẽ như tiếng Việt ta. Cũng không có loại ngôn ngữ nào có khả năng dung nạp và tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai cởi mở và hào phóng như tiếng Việt. Có thể nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ mở. Điều ấy được chứng minh qua mấy nghìn năm phát triển của nó. Thế nhưng, bởi sự cởi mở và hào phóng ấy, trong thời đại ngày nay, tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng bởi cách sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ tùy tiện của người Việt ta. Giữ gìn sự trong áng của tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? "Trong" có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục. "Sáng" là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói.

Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn. Tiếng Việt được phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định. Khi nói, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. Chữ viết tiếng Việt tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó. Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa. Khi đặt câu phải đầy đủ các thành phần câu. Cấu tạo lời nói, bài văn phải rõ ràng, đầy đủ, ý nghĩa rõ ràng. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không cứng nhắc, máy móc mà có sự linh hoạt, sáng tạo. Miễn là sự linh hoạt, sáng tạo đó dựa trên cơ sở những quy tắc chung. Tiếng Việt ta tự bản thân nó đã đầy đủ sức mạnh biểu đạt nên không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Sự vay mượn từ ngữ chỉ xảy ra khi trong tiếng Việt chư có hoặc chưa đủ sức biểu đạt một nội dung, ý nghĩa, sự vật, sự việc mới mẻ nào đó mà trong các hệ thống ngôn ngữ khác đã chứa đựng. Việc sử dụng những từ ngữ cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Tránh dùng từ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt. Bởi dân tộc ta vốn trọng tình nghĩa, đề cao lễ nghi. Việc giao tiếp theo các nguyên tắc và chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.

Trước xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật và nhịp sống của thời đại, tiếng Việt (và các ngôn ngữ khác trên thế giới) đang phải đối diện với nguy cơ mất đi sự trong sáng và sức mạnh biểu đạt. Nguyên nhân khiến cho Tiếng Việt mất dần di sự trong sáng chính do sự giao thoa các nền văn hóa trên thế giới thông qua hợp tác kinh tế và công nghệ thông tin làm cho việc tiếp cận và sử dụng và tiếp ngôn ngữ của người Việt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tiếng Việt chưa có những từ ngữ mới thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, bởi thế, sự vay mượn là tất yếu.

Mặt khác, lối sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận giới trẻ khiến cho tiếng Việt bị lai tạp một cách phản cảm, phản khoa học. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các nhà văn hóa trong nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là nguyên nhân khiến Tiếng Việt ngày càng trở nên hỗn độn, tùy tiện và vô nguyên tắc.

Tiếng Việt trong đời sống hằng ngày không còn giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống, không là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn người Việt nam ta nữa. Tiếng Việt bây giờ bị lai tạp quá nhiều bởi cách gán ghép cẩu thả và tùy tiện của con người giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Nhiều từ ngữ bị thay thế bởi lói sính ngữ, sùng ngoại của một bộ phận người Việt. Trong cách nói, cách viết lại không đúng ngữ nghĩa, mực đích sử dụng hay chuẩn mực về cú pháp khiến cho tiếng Việt tiếng không còn là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.

Một hệ thống từ ngữ mang tính bạo lực, phản cảm vốn là điều hạn chế trước đây thì ngày nay lại được sử dụng khá phổ biến làm mất đi sự tế nhị. lịch sự của người Việt ta đã được khẳng định và gìn giữ trong mấy nghìn năm qua.

Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết phải thuộc về giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ phải có tình cảm yêu mến, có ý thức tôn trọng, yêu quý và gìn giữ Tiếng Việt như gìn giữ cuộc sống của chính mình.
Mỗi người Việt Nam phải có ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Phải rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực, quy tắc ngôn ngữ để đảm bảo sự trong sáng. Lời nói phải vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hoá. Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực và nguyên tắc sử dụng tiếng Việt ta. Muốn có hiểu biết cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách giáo khoa, hoặc qua việc học tập ở nhà trường. Tiếp nhận tiếng nước ngoài đúng cách và có bản lĩnh.

Khi nói năng, phải lịch sự, tinh tế, thể hiện văn hóa cao đẹp của người Việt ta trong giao tiếp. Không nói những lời thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá và mạnh mẽ loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc.

Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai, khi nói nhầm. Phải biết cám ơn người khác. Giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ. Biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. Không ngừng sáng tạo, bổ sung vào hệ thống từ ngữ tiếng Việt ta ngày càng phong phú và trong sáng hơn.

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. Trải qua thời gian, nó không ngừng được bồi đắp bởi “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa”. Đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… và các nhà văn nhà thơ ngày nay đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài…

Tiếng Việt ta là một thứ tiếng rất giàu và đẹp. Tiếng Việt ta là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, thế hệ tuổi trẻ ngày nay phải có ý thức và trách nhiệm giữa gìn sự trong sáng của tiêng Việt như gìn giữ chính linh hồn của mình. Một khi tiếng Việt mất đi sự trong sáng vốn có của nó thì văn hóa và tình cảm của dân tộc cũng thay đổi theo. Dĩ nhiên, điều đó là không ai mong muốn.
Thêm
Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của học sinh ngày nay
1K
0
0
Chúng ta đang đang sống trong thế kỉ 21 - thế kỉ của nền khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Cùng với đó ngôn ngữ cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhất định để hội nhập với thế giới. Nhưng chúng ta vẫn cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Dưới đây là dàn ý nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mời các bạn cùng tham khảo


5885


Nghị luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
  • Mở Bài:
– Theo đà phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngôn ngữ cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhất định để hội nhập với thế giới.
– Tuy nhiên “hòa nhập chứ không hòa tan”, chúng ta vẫn cần phải giữ gìn bản sắc, sự trong sáng của tiếng Việt, đừng biến thể hoặc xa rời văn hóa ngôn ngữ của dân tộc, làm mất đi nét đẹp của tiếng Việt ta.
  • Thân Bài:
Sự trong sáng của tiếng Việt:
– Thể hiện bằng tính chuẩn mực về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, về phong cách ngôn ngữ, phải tuân theo quy tắc chung của tiếng Việt.
– Không lai căng, pha tạp quá nhiều ngôn ngữ nước ngoài, nhưng vẫn dung hợp những yếu tố tích cực với Tiếng Việt.
– Sự sáng tạo cái mới phải tuân theo quy tắc chung, đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt còn góp phần phát triển, làm tiếng Việt ngày càng phong phú đa dạng hơn.
– Tính lịch sự, văn hóa trong lời ăn tiếng nói.

+ Cách xưng hô lịch sự phù hợp với tuổi tác, vai vế, thể hiện được tâm tư tình cảm, thái độ của người nói.
+ Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
+ Biết điều tiết cảm xúc, thanh âm, giọng điệu khi nói.
+ Nói năng từ tốn, khiêm nhường, lễ độ, tôn trọng người đối diện.
+ Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, đâu đó chúng ta vẫn thấy những lời nói thô thiển, chưa phù hợp với văn hóa ứng xử. Chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong văn hóa giao tiếp, để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
– Cần ý thức được sự quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và tôn trọng nó.
– Tập thói quen cân nhắc trước khi mở lời, phát biểu. Cổ nhân có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” chưa có sai bao giờ.
– Hai kỹ năng nói và viết cần phải được rèn luyện thường xuyên, tránh nói sai, viết sai làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, hiệu quả giao tiếp không cao.
– Nói năng lịch sự, không phát ra các từ ngữ thô thiển, bất lịch sự, không lai tạp tiếng Việt, không biến tấu sai thời điểm.
  • Kết Bài:
– Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính toàn dân, cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc.
– Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay có tinh thần tiếp thu, nhận thức cái mới nhanh, lại càng cần có những hành động thiết thực, thay đổi, điều chỉnh, tuyên truyền để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giữ gìn bản sắc vốn có của dân tộc.
Thêm
Nghị luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
564
0
0
Trong mỗi đề thi, chúng ta không còn xa lạ với những bài đọc hiểu đúng không? Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài với đề đọc - hiểu về chủ đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo

5884


Đọc – hiểu về chủ đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


“Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ hay trên thế giới. Tiếng Việt lại khá phong phú, đặc biệt giàu từ vựng mang ngữ nghĩa cụ thể… Ấy thế nhưng, giờ đây không ít người Việt lại sính tiếng Anh thái quá. Hình như trong mỗi lời nói, mỗi câu văn của họ phải điểm thêm vài tiếng nước ngoài thì mới là sành điệu, mới có vẻ sang trọng, uyên bác về tri thức, lịch lãm trong giao tiếp?…

… Phải chăng những người sính ngoại ngữ ấy tự ti, mặc cảm với tiếng Việt, hay thích khoe mẽ, hay còn có một lí do nào khác? Chỉ biết rằng nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nền văn hóa của dân tộc ta sẽ bị lai căng, bát nháo một cách đáng lo ngại.

… Sự lạm dụng tiếng nước ngoài không chỉ làm cho tiếng Việt bị vẩn đục, càng ngày càng kém trong sáng, mà xét về mặt ý thức thì đó lại là một thái độ coi rẻ tiếng mẹ đẻ. Nhớ lời Bác dạy, chúng ta chỉ nên vay mượn tiếng nước ngoài trong những trường hợp thật cần thiết, bởi chính cách nói và cách viết của Bác đã là một tấm gương cho chúng ta noi theo”.
(Lược dẫn theo Hoàng Bảo, Đại học Huế, Tạp chí Tri thức Trẻ, số 225, 20/10/2007)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Theo em hiện tượng “sính ngoại ngữ” ảnh hưởng như thế nào đến sự trong sáng của tiếng Việt?

Câu 3: Tại sao tác giả khẳng định: Nếu không kịp thời chấn chỉnh hiện tượng sính ngoại ngữ thì nền văn hóa của dân tộc ta sẽ bị lai căng, bát nháo một cách đáng lo ngại?

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Hiện tượng “sính ngoại ngữ” ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt:

– Làm cho tiếng Việt bị vẩn đục, kém trong sáng.
– Làm mất đi những cái hay, cái đẹp vốn có của tiếng Việt vì tiếng Việt là một ngôn ngữ phong phú, giàu từ vựng mang ngữ nghĩa cụ thể.
– Làm vốn từ tiếng Việt không được bồi đắp thêm những từ hay, từ thuần Việt mà làm ngôn ngữ trở nên hỗn tạp, tâm lý ngại sáng tạo từ ngữ thuần Việt (vì khi cần diễn đạt một vấn đề ngữ nghĩa mới, người ta dùng luôn ngoại ngữ để thay thế).
– Người Việt thiếu hụt những tri thức cơ bản, chuẩn mực về tiếng Việt vì hiện tượng sínhngoại ngữ quá phổ biến.

Câu 3:

Nếu không kịp thời chấn chỉnh hiện tượng sính ngoại ngữ thì nền văn hóa của dân tộc ta sẽ bị lai căng, bát nháo một cách đáng lo ngại, vì:

– Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc; bởi lẽ nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử, giao tiếp xã hội, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Nếu ngôn ngữ không chuẩn mực, lai căng, bát nháo thì cả nền văn hóa sẽ bị pha tạp, hỗn độn, không xác định được chuẩn mực.
– Làm mất đi vị thế của tiếng Việt ngay trên đất nước mình. Khi ngôn ngữ của một dân tộc không khẳng định được vị thế của mình thì không thể góp phần nàng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
– Hiện tượng sính ngoại ngữ phổ biến cả ở ngôn ngữ báo chí mang tính chính thống và định hướng, gây ra sự khó chịu cho người nghe, làm mất niềm tin ở một bộ phận lớn cộng đồng yêu ngôn ngữ thuần Việt, từ đó gây mất niềm tin về đất nước mình.

Câu 4:
Trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với bạn nhất?

– Có thể lựa chọn những thông điệp như: Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, Hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng việc đẩy lùi hiện tượng “sính ngoại ngữ”…
Thêm
Đọc – hiểu về chủ đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
475
0
0
Chúng ta đang đang sống trong thế kỉ 21 - thế kỉ của nền khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Cùng với đó ngôn ngữ cũng đòi hỏi có sự thay đổi nhất định để hội nhập với thế giới. Nhưng chúng ta vẫn cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để bản sắc văn hoá dân tộc không bị phai mờ Bộ Giáo dục đã đưa vào SGK rất nhiều bài học hay trong đó có bài "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".
Cùng mình soạn bài "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhé!


5882


Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

I. Sự trong sáng của tiếng Việt:

1. Đảm bảo hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu..trong tiếng Việt
2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa,lịch sự của lời nói.

II. Luyện tập
Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Từ ngữ của Hoài Thanh:
- Kim Trọng: rất mực chung tình.
- Thúy Vân: cô em gái ngoan.
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.
- Thúc Sinh; anh chàng sợ vợ.
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.
- Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng.
- Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Đặt lại dấu câu:
"Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì thời đại đem lại."

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

- Có sự lạm dụng từ nước ngoài: file, hacker.
- Thay thế bằng các từ tiếng Việt:
File → Tập tin
Hacker → Tin tặc.
- Các từ Microsoft và cocoruder là tên riêng nên có thể giữ nguyên.
Thêm
Soạn bài "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (ngắn nhất)
1K
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top